Trách nhiệm của tư vấn giám sát???

  • Khởi xướng busyman
  • Ngày gửi
B

busyman

Guest
Chúng tôi đang đàm phán với tư vấn giám sát (engineering service) nước ngoài (theo hình thức hợp đồng FIDIC). Bên B đề nghị giao quyền quyết định trong các vấn đề phát sinh (về tiến độ, chi phí...) với lý do chủ đầu tư thường mất nhiều thời gian trong việc ra quyết định. Theo tư vấn, có một bất hợp lý đó là, bất kỳ thay đổi nào thì tư vấn giám sát đều phải xin ý kiến của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là quyết định thuộc về chủ đầu tư, tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng lại thuộc về tư vấn giám sát. Lý lẽ của tư vấn là: khi chủ đầu tư đã thuê tư vấn thì phải tin tư vấn và coi tư vấn như là người của mình.
Đây là mấu chốt khiến cho không có dự án nào của VN được hoàn thành đúng tiến độ. Theo thống kê, dự án của VN thường phải lâu hơn dự án tương tự ở quốc gia khác 1,5 lần). Nếu không giao cho tư vấn thì bên chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Các bác cho biết theo luật định thì chủ đầu tư có thể giao như vậy không? văn bản nào hướng dẫn? nếu giao cho họ thì mình phải ràng buộc như thế nào trong hợp đồng hay có cách nào để kiểm soát họ?
Thanks các bác!
 

quangthuqd

Thành viên mới
Tham gia
19/12/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Quyền hạn của TVGS

Theo quy định thì TVGS chính xác là người đại diện cho chủ đầu tư, giám sát công trình xây dựng, chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ của công trình. Không TVGS nào chịu trách nhiệm về mặt kinh tế. Theo lý lẽ như bạn nói tôi chưa từng thấy TVGS nào có quyền hạn như vậy.
Chủ đầu tư là người luôn mong muốn chất lượng công trình là cao nhất nhưng phải đảm bảo về mặt kinh tế.
TVGS không gắn liền về mặt kinh tế (chi phí và lợi nhuận từ công trình đem lại cho chủ đầu tư) vì thế giao quyền định đoạt vào tay của TVGS là bất hợp lý.
Trên đây chỉ là suy luận và kinh nghiệm của mình thôi. Và mình cũng chưa từng thấy văn bản pháp luật nào trao quyền hạn cho TVGS như bạn nói.
Chúc vui!
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Chúng tôi đang đàm phán với tư vấn giám sát (engineering service) nước ngoài (theo hình thức hợp đồng FIDIC). Bên B đề nghị giao quyền quyết định trong các vấn đề phát sinh (về tiến độ, chi phí...) với lý do chủ đầu tư thường mất nhiều thời gian trong việc ra quyết định. Theo tư vấn, có một bất hợp lý đó là, bất kỳ thay đổi nào thì tư vấn giám sát đều phải xin ý kiến của chủ đầu tư. Điều này có nghĩa là quyết định thuộc về chủ đầu tư, tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng lại thuộc về tư vấn giám sát. Lý lẽ của tư vấn là: khi chủ đầu tư đã thuê tư vấn thì phải tin tư vấn và coi tư vấn như là người của mình.
Đây là mấu chốt khiến cho không có dự án nào của VN được hoàn thành đúng tiến độ. Theo thống kê, dự án của VN thường phải lâu hơn dự án tương tự ở quốc gia khác 1,5 lần). Nếu không giao cho tư vấn thì bên chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Các bác cho biết theo luật định thì chủ đầu tư có thể giao như vậy không? văn bản nào hướng dẫn? nếu giao cho họ thì mình phải ràng buộc như thế nào trong hợp đồng hay có cách nào để kiểm soát họ?

Theo mình bạn nên hiểu như sau:
- Quan hệ CĐT và TVGS là quan hệ Hợp đồng;
- TVGS phải thực hiện công việc của mình trong hợp đồng đã ký với CĐT;
- Quyến hạn và trách nhiệm của TVGS theo Quy định của nhà nước (cụ thể với các công trình giao thông là QĐ22/2008/QĐ-BGTVT ban hành quy chế TVGS);
- Quyền hạn và trách nhiệm của CĐT cũng theo quy định của Nhà nước nhưng mình với vai trò CĐT sẽ yêu cầu TVGS phải thực hiện theo đúng HĐ đã ký với CĐT.
Các điều QUy định của QĐ22/2008/QĐ-BGTVT:
Điều 5. Quyền hạn của tổ chức tư vấn giám sát
1. Nghiệm thu khối lượng công trình đã thi công đảm bảo chất lượng, theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các quy trình, quy phạm hiện hành.
2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng.
3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
4. Đề xuất với chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh (nếu có) đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu và các vấn đề khác theo quy định hiện hành.
5. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường.
6. Đình chỉ thi công khi: phát hiện nhà thầu bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc hồ sơ trúng thầu được duyệt; phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt; biện pháp thi công gây ảnh hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
7. Kỹ sư tư vấn giám sát được trang bị những thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng các phần việc thi công của nhà thầu theo đặc thù của từng dự án.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát
1. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc thực hiện của tổ chức mình theo hợp đồng đã ký kết.
2. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo quy định của pháp luật. Bố trí người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và đủ điều kiện năng lực để thực hiện giám sát. Không mượn danh nghĩa của tổ chức tư vấn giám sát khác để tham gia lựa chọn và ký hợp đồng thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
3. Từ chối nghiệm thu khi nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu bất hợp lý khác của các bên có liên quan.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
5. Không được thông đồng với nhà thầu, chủ đầu tư và có các hành vi khác làm sai lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện.
6. Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công về chất lượng và các quy định tại khoản 6, Điều 5 của Quy chế này, phải yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư hoặc khắc phục hậu quả. Sau khi đình chỉ thi công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét quyết định.
7. Bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.

Điều 12. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư
1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng. Tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng đã ký và pháp luật hiện hành, đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi và tư vấn để chủ đầu tư không đưa ra những yêu cầu bất hợp lý. Chủ đầu tư không được tự ý thay đổi phạm vi ủy quyền hoặc có những can thiệp làm ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan, không vụ lợi của tổ chức tư vấn giám sát.
2. Hợp đồng tư vấn giám sát giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát phải thể hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên. Phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phù hợp với nội dung ủy quyền trong hợp đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư và phù hợp với các quy định hiện hành.


Chúc bạn thành công!:-w
 
Last edited by a moderator:

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Mình gửi QĐ22/2008/QĐ-BGTVT để các bạn tham khảo nhé!
 

File đính kèm

  • Quyetdinh22-2008.doc
    167,5 KB · Đọc: 1.750

trungtvgs1972

Thành viên mới
Tham gia
5/7/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Xin các bác tài liệu

Chào các bác!
Tôi đang làm luận văn thạc sỹ với đề tài "Phân tích, bổ sung một số nội dung chính trong công tác TVGS nhằm nâng cao hơn chất lượng thi công đường bộ".
trong một phần của đề tài này tôi cung đang tập trung nghiên cứu và hệ thống lại các văn bản, nghị định, quyết định (của chính phủ, của Bộ GTVT, bộ XD...) có liên quan đến công tác quản lý CLCT XD từ năm 1999 đến 2010 đồng thời đưa ra một vài nhận xét so sánh với cách quản lý của TV ngoại và đưa ra một vài đề xuất về công tác TVGS của chúng ta (Từ công tác TVGS và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan), vì theo tôi nhận thấy rằng các hệ thống văn bản của chúng ta thay đổi liên tục và rất nhiều loại văn bản liên quan đến lĩnh vực này.
Bác nào có cho mình xin các loại văn bản trên nhé (giai đoạn 1999-2010) email: trungtvgs1972@yahoo.com
Chân thành cảm ơn các Bác.

 
Last edited by a moderator:

thuylinhtnn

Thành viên mới
Tham gia
29/9/14
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
các cao thủ ơi , cho em hỏi làm giám sát môi trường giai đoạn thi công thì có những nhiệm vụ gì? cụ thể là làm những gì? có mẫu báo cáo nào không ạ? các cao thủ gợi ý cho e với ạ, em cảm ơn nhiều nhiều.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Một tình huống mới gần đây về quyền và nghĩa vụ của tư vấn, chủ đầu tư.

Vinalines (chủ đầu tư) thuê tư vấn giám sát nhà thầu SK Engineering & Construction (SK E&C). Bài báo không nói rõ hợp đồng gì nhưng tôi đoán sử dụng FIDIC. Theo FIDIC thì khi TVGS ký chứng chỉ thanh toán thì sau 1 số ngày nhất đinh, CĐT phải thanh toán cho nhà thầu. Tình huống xảy ra là CĐT không đồng ý thanh toán do công việc chưa đạt chất lượng hoặc hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ. Nhà thầu không chấp nhận việc này và đưa ra trung tâm trọng tài quốc tế, phòng công nghiệp và thương mại Việt nam VIAC,

Phán quyết trọng tài như sau: ngay cả khi nhà thầu chưa hoàn thiện bộ hồ sơ thanh toán, nhưng nếu tư vấn đã phát hành Chứng chỉ thanh toán tạm, thì chủ đầu tư buộc phải thanh toán. “Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tư vấn không kiểm tra sự chính xác và tính phù hợp của Hồ sơ thanh toán mà vẫn thông qua và trình lên Vinalines, thì chủ đầu tư vẫn phải phê duyệt và thanh toán, rồi sẽ đi kiện tư vấn để đòi lại”, phía VIAC đưa ra quan điểm.

Vinaline không chấp nhận phán quyết, gửi văn bản lên bộ Giao Thông và chính phủ. Đưa ra tòa để hủy quyết định trọng tài thì tòa bác do không có chứng cứ VIAC về vi phạm thủ tục tố tụng. Về phía SK E&C đem phán quyết của VIAC sang tòa án Hàn Quốc, tòa án HQ đã giữ lại tàu biển Vinaline cho đến khi Vinaline thi hành phán quyết.

Chi tiết ở đây

http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-l...u-vinalines-thua-kien-3-trieu-usd-104710.html

Thứ Ba, 14/10/2014 09:09

Không đưa ra được chứng cứ, Vinalines thua kiện 3 triệu USD

Vinalines vừa bị Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội chính thức bác yêu cầu hủy phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế về viêc bồi thường cho nhà thầu SK E&C số tiền lên tới 65,4 tỷ đồng.

Sau 7 tháng thụ lý đơn xin hủy phán quyết từ phía Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa đưa ra quyết định không hủy phán quyết nói trên, đồng thời không cho phép các bên tiếp tục khiếu nại, kháng cáo.

Không còn nơi bấu víu, Vinalines nguy cơ thua kiện 65 tỷ đồng

Mất 65 tỷ đồng là đòn giáng mạnh vào Vinalines vốn đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Với quyết này, Vinalines buộc phải thi hành phán quyết trước đó của Hội đồng trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) trong vụ tranh chấp với nhà thầu Hàn Quốc.

Trước đó, vào đầu năm 2014, VIAC ra phán quyết buộc Vinalines phải trả hơn 65 tỷ đồng (tương đương 3 triệu USD) cho công ty SK Engineering & Construction (SKE&C) của Hàn Quốc - nhà thầu thi công gói thầu b1 - xây dựng bến cảng thuộc dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn khởi động).

Cụ thể, đây là khoản tiền mà cơ quan trọng tài buộc Vinalines phải thanh toán cho lô cọc thép 544 đoạn SPP mà SK E&C mang đến công trường trước khi Dự án bị dừng đột ngột để điều chỉnh chủ trương đầu tư vào năm 2012.

VIAC cho rằng, với cơ sở hồ sơ do SK E&C đệ trình, việc Vinalines đã không thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng khi từ chối thanh toán khối lượng cọc thép được nhập về Việt Nam và khi hạng mục đó đã có xác nhận của tư vấn giám sát.

Trước đó, để triển khai Dự án Cảng Vân Phong, vào tháng 10/2009, Vinalines và liên danh nhà thầu là SK E&C - Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco) đã ký hợp đồng số 03/VP/2009/HĐ - HHVN thi công gói thầu số 6b1. Hợp đồng xây dựng cầu tàu này có giá trị gần 1.000 tỷ đồng và được khởi công vào tháng 10/2009, dự kiến hoàn thành sau 20 tháng thi công.

Theo phán quyết của VIAC, ngay cả khi nhà thầu chưa hoàn thiện bộ hồ sơ thanh toán, nhưng nếu tư vấn đã phát hành Chứng chỉ thanh toán tạm, thì chủ đầu tư buộc phải thanh toán. “Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tư vấn không kiểm tra sự chính xác và tính phù hợp của Hồ sơ thanh toán mà vẫn thông qua và trình lên Vinalines, thì chủ đầu tư vẫn phải phê duyệt và thanh toán, rồi sẽ đi kiện tư vấn để đòi lại”, phía VIAC đưa ra quan điểm.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng Ban Cảng biển (Vinalines), nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Hàng hải phụ trách cảng Vân Phong khẳng định: “Chúng tôi không thể nhắm mắt ký hồ sơ thanh toán chưa hoàn thành, có thể dẫn tới sai phạm trong quản lý vốn, gây thất thoát tài sản của Nhà nước”.

Ông Sơn cho biết, trong quá trình VIAC thụ lý vụ việc, Vinalines đã nộp đầy đủ tài liệu chứng minh, cũng như trình bày cụ thể tại các phiên xét xử, nhưng VIAC vẫn ra phán quyết buộc Tổng công ty phải thanh toán ngay giá trị lô cọc 544 đoạn SPP mà SK E&C tự mang đến công trường và tự tính giá, cũng như các khoản lãi phát sinh với số tiền tổng cộng hơn 65 tỷ đồng, sau khi đã khấu trừ trực tiếp khoản hơn 87 tỷ đồng tạm ứng trước đó cho nhà thầu này.

Vinalines cho rằng, VIAC ra phán quyết mà không căn cứ vào các quy định Hợp đồng về nghiệm thu và thanh toán. Cụ thể, SK E&C không hề có giá trị hoàn thành và kê khai thuế hàng tháng theo Điều 14.3 của Hợp đồng; không có hồ sơ thanh toán theo Điều 14.17; không có hồ sơ sản xuất lô cọc ống thép; không có biểu xác định giá lô cọc theo Điều 13.8.2/ĐKR Hợp đồng có xác nhận của chủ đầu tư.

Đáng lưu ý là, SK E&C sử dụng một chứng cứ giả mạo là bản photocopy một thư trao đổi công việc giữa tư vấn giám sát và Giám đốc Ban Quản lý dự án để làm “Chứng chỉ thanh toán tạm” cung cấp cho VIAC xét xử. VIAC không hề xác minh tài liệu quan trọng này với tư vấn giám sát và Giám đốc Ban Quản lý dự án khi xét xử và ra phán quyết.

Bên cạnh đó, Vinalines cũng cho rằng, chính SK E&C mới là bên vi phạm hợp đồng, khi nhà thầu này đã không thực hiện trách nhiệm thầu chính theo các quy định trong hợp đồng đã ký cũng như theo pháp luật Việt Nam về thực hiện dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Lô cọc ống thép nhà thầu này đưa đến công trường là sai quy cách, không có hồ sơ sản xuất, không tuân thủ hợp đồng về số lượng và giá cả. Bên cạnh đó, SK E&C không thực hiện quy định nghiệm thu khối lượng, khai thuế hàng tháng và ký đề nghị thanh toán.

Tuy nhiên, Hội đồng xét đơn của Tòa đã phản bác lập luận này với lý lo "Vinalines không đưa ra được chứng cứ để chứng minh".

Về nội dung Vinalines cho rằng phán quyết của VIAC dựa trên hồ sơ có một chứng chỉ thanh toán tạm mà chủ đầu tư khẳng định là giải mạo vì họ chưa hề phê duyệt, Tòa án nhận định: Việc Vinalines chưa phê duyệt không có nghĩa đây là chứng cứ bị giả mạo. Ngoài ra, cơ quan này cũng dẫn chứng văn bản nói trên đã được nhắc tới trong một biên bản họp giữa các bên, trong đó có chủ đầu tư.

Một số nội dung kiến nghị khác của Vinalines như Hội đồng trọng tài không triệu tập người có quyền và nghĩa vụ liên quan (là một doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia trong liên danh nhà thầu với SK E&C) hay trọng tài tuyên án hai lần cũng bị Tòa bác bỏ.

Theo cơ quan xét đơn, việc triệu tập là “quyền” chứ không phải “nghĩa vụ” của Hội đồng trọng tài, chiếu theo Luật Trọng tài thương mại. Hơn nữa, trong quá trình Tòa Hà Nội giải quyết vụ việc, Vinalines đã không xuất trình được bất kỳ tài liệu nào chứng minh họ có yêu cầu triệu tập người làm chứng. Trong khi đó, việc VIAC tuyên lần hai chỉ là để sửa chữa số liệu do nhầm lẫn, và điều này, cũng được luật cho phép.

Từ những phân tích trên, Tòa án nhân dân TP Hà Nội khẳng định không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu hủy phán quyết của VIAC mà Tổng công ty Hàng hải đề nghị.

Theo công ước New York 1958 về thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài mà Hàn Quốc và Việt Nam đều là thành viên thì việc thi hành có thể bị từ chối, đình chỉ trong trường hợp bên yêu cầu (ở đây là Vinalines) có bằng chứng cho thấy phán quyết bị đình lại, tạm hoãn bởi tòa án của nước ra phán quyết.

Điều này được hiểu là, trong thời gian Tòa án thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết của Vinalines thì doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngưng thi hành. Tuy nhiên, với việc Tòa chính thức ra quyết đinh bác bỏ yêu cầu nêu trên thì đương nhiên yêu cầu ngừng thi hành phán quyết cũng hết hiệu lực, khi đó, Vinalines có trách nhiệm thực hiện phán quyết của VIAC.

Trước đó, ngay sau khi có phán quyết của VIAC đầu năm 2014, phía SK E&C đã yêu cầu các cơ quan Hàn Quốc bắt giữ hai tàu của Vinalines để gâp sức ép buộc doanh nghiệp Việt Nam thi hành phán quyết. Đại diện Vinalines lúc ấy cho rằng việc bắt giữ tàu là “vượt quá giới hạn”, thế nhưng ngay sau đó doanh nghiệp này cũng phải bỏ ra số tiền trên 3 triệu USD mở tài khoản phong tỏa nhằm giải phóng tàu.

Theo Anh Minh
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top