Trao đổi về Nghị định 58CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Chúng ta trao đổi về Nghị định 58CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu ở đây nhé.
Trước tiên, mình thấy NĐ58 so với NĐ 111 có một số vấn đề nổi bật sau:

1. Đã đưa ra được vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.
2. Qui định về thời gian trong đấu thầu đầy đủ hơn.
3. Biện pháp chế tài được phát huy hơn, chẳng hạn nhà thầu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu thì bị loại ngay trong điều kiện tiên quyết. Vấn đề là làm thế nào để phổ biến rộng rãi các nhà thầu vi phạm.
4. Đã mở ra hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân. QUÁ HAY!!!=D>
5. Lựa chọn nhà thầu với gói thầu qui mô nhỏ.
6. Qui định về lựa chọn nhà thầu bảo hiểm, kiểm toán, lựa chọn đối tác.
7. Các trường hợp về chỉ định thầu rõ ràng hơn.
8. Qui trình chỉ định thầu đầy đủ hơn, chẳng hạn qui định chi tiết hơn về hồ sơ yêu cầu
9. Qui trình chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 150 triệu, đơn giản hơn.
10. Qui định đầy đủ hơn về hình thức tự thực hiện.
11.Qui định về hình thức hợp đồng, về thanh toán hợp đồng phù hợp hơn, chẳng hạn với hợp đồng trọn gói thì khối lượng thực hiện thực tế của nhà thầu không ảnh hướng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu.
12. Điều chỉnh giá hợp đồng
13. Các vấn đề về sử lý tình huống, phân công phân cấp, thẩm định, phê duyệt .....

Chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về các vấn đề nhé.
 

tanhduan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Chúng ta trao đổi về Nghị định 58CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu ở đây nhé.
Trước tiên, mình thấy NĐ58 so với NĐ 111 có một số vấn đề nổi bật sau:

1. Đã đưa ra được vấn đề đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu.
2. Qui định về thời gian trong đấu thầu đầy đủ hơn.
3. Biện pháp chế tài được phát huy hơn, chẳng hạn nhà thầu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu thì bị loại ngay trong điều kiện tiên quyết. Vấn đề là làm thế nào để phổ biến rộng rãi các nhà thầu vi phạm.
4. Đã mở ra hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân. QUÁ HAY!!!=D>
5. Lựa chọn nhà thầu với gói thầu qui mô nhỏ.
6. Qui định về lựa chọn nhà thầu bảo hiểm, kiểm toán, lựa chọn đối tác.
7. Các trường hợp về chỉ định thầu rõ ràng hơn.
8. Qui trình chỉ định thầu đầy đủ hơn, chẳng hạn qui định chi tiết hơn về hồ sơ yêu cầu
9. Qui trình chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 150 triệu, đơn giản hơn.
10. Qui định đầy đủ hơn về hình thức tự thực hiện.
11.Qui định về hình thức hợp đồng, về thanh toán hợp đồng phù hợp hơn, chẳng hạn với hợp đồng trọn gói thì khối lượng thực hiện thực tế của nhà thầu không ảnh hướng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu.
12. Điều chỉnh giá hợp đồng
13. Các vấn đề về sử lý tình huống, phân công phân cấp, thẩm định, phê duyệt .....

Chúng ta sẽ bàn chi tiết hơn về các vấn đề nhé.

Bóc tem phát, tớ cũng đồng ý với cậu NĐ58 so với NĐ111/CP thì nhiều cái cụ thể hơn, tớ đánh giá NĐ này hơn hẳn về chất so với 111/CP. Tuy nhiên nếu để ý ở hình thức mua sắm trực tiếp thì thủ tục vẫn còn chưa giảm được bao nhiêu so với NĐ 111/CP, đó là ý kiến cá nhân của tớ. Mong các bạn tiếp tục trao đổi, trước mắt hãy đi vào những cái khác biệt lớn so với 111CP nhé
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nghị định 58 có quy định:
Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản thi công, thiết kế công nghệ cho đến trước ngày 01/04/2009. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu với đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) và đảm bảo đủ thời gian để các nhà thầu có điều kiện như nhau trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu đảm bảo tính công bằng trong đấu thầu;

Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày nghị định 58 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp với gói thầu EPC.

Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.

-> Không ai hiểu dự án hơn tác giả lập đã lập ra và theo dự án từ đầu. Tận dụng kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có về dự án, tiết kiệm công sức, thời gian; đẩy nhanh tiến độ, giấy mực, thủ tục. Tránh tình trạng người mới tiếp cận dự án ở giai đoạn sau lại phải nghiên cứu từ đầu để tiếp cận công việc của giai đoạn trước.
-> Nếu có mặt tiêu cực thì tìm cách khác để quản lý, chứ không phải cứ cấm là xong.

Điểm a khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu quy định: Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
 
M

minhtuong

Guest
Bóc tem phát, tớ cũng đồng ý với cậu NĐ58 so với NĐ111/CP thì nhiều cái cụ thể hơn, tớ đánh giá NĐ này hơn hẳn về chất so với 111/CP. Tuy nhiên nếu để ý ở hình thức mua sắm trực tiếp thì thủ tục vẫn còn chưa giảm được bao nhiêu so với NĐ 111/CP, đó là ý kiến cá nhân của tớ. Mong các bạn tiếp tục trao đổi, trước mắt hãy đi vào những cái khác biệt lớn so với 111CP nhé

Tớ cũng đồng ý với bạn. Về mua sắm trực tiếp không đơn giản hơn NĐ111. Nhưng mình nghĩ đấy chính là tinh thần của vấn đề pháp lý về mua sắm, dần dần, phải nên tiến đến bỏ hẳn mua sắm trực tiếp. Để như vậy, mua sắm trực tiếp cần phải có qui trình thủ tục phải gần giống như mua sắm có yếu tố cạnh tranh (chào hàng, đấu thầu,...).
 
L

lestrong

Guest
-> Không ai hiểu dự án hơn tác giả lập đã lập ra và theo dự án từ đầu. Tận dụng kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có về dự án, tiết kiệm công sức, thời gian; đẩy nhanh tiến độ, giấy mực, thủ tục. Tránh tình trạng người mới tiếp cận dự án ở giai đoạn sau lại phải nghiên cứu từ đầu để tiếp cận công việc của giai đoạn trước.
-> Nếu có mặt tiêu cực thì tìm cách khác để quản lý, chứ không phải cứ cấm là xong.

Ngay từ khi Luật Đấu thầu ra đời điều khoản số 11 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu đã làm các đơn vị tư vấn bức xúc.
Em đồng ý với bác TA về lập luận trên, vì xét về bản chất, nếu bước lập DA có đấu thầu và đơn vị A trúng, đến khi qua bước TKKT ko cho phép A tham gia đấu nữa==> Vậy làm j còn sự công bằng nữa khi biết rằng đơn vị A này tham gia đấu thầu hoàn toàn trong sáng với đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tình hình tài chính của A là vững chắc? Chưa hết nữa, với tình hình giải ngân chậm như hiện nay, các cấp ở trên luôn thúc dục cấp dưới tìm mọi cách đẩy nhanh tiến độ, thời gian của các gói thầu luôn được rút ngắn, nếu ko cho đơn vị lập DA tiếp tục tham gia ở giai đoạn sau thì e rằng sẽ khó tìm dược 1 nhà thầu có thể đáp ứng về mặt tiến độ cho DA.

He, mới sáng sớm nhưng búc xúc quá, các bác thảo luận thêm nhé!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cơ hội mới

Điều 6. Chi phí trong đấu thầu
3. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng.

Các đơn vị tư vấn sẽ có nhiều việc làm đây. Đừng đọc lướt qua để rồi trôi đi mất cơ hội cho các bạn đấy.
Trả lời một câu hỏi tình huống đề cập nhiều ở trên Giaxaydung.vn được ít nhất 2triệu VNĐ cơ đấy.
Có rất nhiều Chủ đầu tư không đủ năng lực (bởi đơn giản họ làm ngành khác, có mối quan tâm khác) và phải đi thuê tư vấn. Đành rằng vẫn còn tình trạng muốn có việc thì phải có “quan hệ”. Nhưng qua bước “quan hệ” đến bước phải sử dụng năng lực, chuyên môn thì Chủ đầu tư sẽ nhận thấy mệt mỏi vì tư vấn “quan hệ” không có năng lực và Chủ đầu tư vừa mất tiền vừa phải xắn tay vào làm, thậm chí còn giỏi hơn cả tư vấn “quan hệ”. Tất nhiên, loại trừ tư vấn quan hệ có cả năng lực thì càng tốt.
Theo đà phát triển và hội nhập: “quan hệ” sẽ ra đi “năng lực chuyên môn” sẽ ở lại.


Điều 22. Lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân

Tuỳ theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu….


Quy định về nhà tư vấn cá nhân nay đã được làm rõ. Chủ đầu tư sẽ thuê ai nhỉ ? Bên cạnh quan hệ, họ cần người có năng lực ? Làm sao sao họ biết bạn là người có năng lực ?
Đặt địa vị tôi là Chủ đầu tư (hoặc nhà săn đầu người) vô tình search trên Google và thấy giaxaydung.vn. Tôi sẽ đọc, phát hiện và tìm cách liên hệ với minhtuong, hungvina, hugolina, tuvanctgt246, lestrong, archvanhuong, doimoi… bởi họ đã thể hiện là có năng lực, biết cách “show” món hàng trí tuệ, chất xám của mình từ đó tự tạo ra cơ hội lựa chọn thêm công việc và tăng thu nhập.


Tham gia Diễn đàn là ảo, nhưng đã và đang tạo ra cơ hội thật cho các cá nhân biết tận dụng cùng với đà phát triển và đổi mới của đất nước.
 
M

minhtuong

Guest
Nghị định 58 có quy định:
-> Nếu có mặt tiêu cực thì tìm cách khác để quản lý, chứ không phải cứ cấm là xong.

Rất nhất trí với TA, để hạn chế tai nạn giao thông thì phải quản lý giao thông tốt, phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao ý thức giao thông,... chứ không phải chỉ cấm hay hạn chế giao thông. Một khi sử dụng phương án hạn chế giao thông (phương tiện) như một phương pháp để giảm tai nạn GT, thì đấy đã là một phương án có ít nhiều tiêu cực.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giải pháp sẽ đem lại yếu tố tiêu cực nào? ở mức độ nào? Có thể chấp nhận được không ? có tiêu cực một ít nhưng có giải quyết được nhiều vấn đề tích cực hay không?....
 
D

dinhthong_08

Guest
Nghị định 58 có quy định:
Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) được tham gia đấu thầu lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản thi công, thiết kế công nghệ cho đến trước ngày 01/04/2009. Trong trường hợp này, bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu với đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan bao gồm cả báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư) và đảm bảo đủ thời gian để các nhà thầu có điều kiện như nhau trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu đảm bảo tính công bằng trong đấu thầu;

Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày nghị định 58 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp với gói thầu EPC.

Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.

-> Không ai hiểu dự án hơn tác giả lập đã lập ra và theo dự án từ đầu. Tận dụng kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có về dự án, tiết kiệm công sức, thời gian; đẩy nhanh tiến độ, giấy mực, thủ tục. Tránh tình trạng người mới tiếp cận dự án ở giai đoạn sau lại phải nghiên cứu từ đầu để tiếp cận công việc của giai đoạn trước.
-> Nếu có mặt tiêu cực thì tìm cách khác để quản lý, chứ không phải cứ cấm là xong.

Điểm a khoản 1 Điều 11 Luật đấu thầu quy định: Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
Em cũng đồng ý với ý kiến của bác ngoài các ý kiến đó ra em xin bổ sung thêm ý kiến khác như sau:
Theo các VB hướng dẫn của Bộ Xây dựng chi phí cho bước lập dự án (thiết kế cơ sở) rất thấp, thấp hơn nhiều so với bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Trong khi đó ở bước lập dự án (Thiết kế cơ sở) là bước khó đòi hỏi phải có trí tuệ nhiều để đưa ra ý tưởng, các bước tiếp theo chỉ triển khai bước trước (giống như ông thợ triển khai thiết kế mà thôi! ) vậy mà nhà thầu lập dự án không được tham gia tiếp tục triển khai ý tưởng của mình...bất hợp lý quá.
 
M

minhtuong

Guest
Em cũng đồng ý với ý kiến của bác ngoài các ý kiến đó ra em xin bổ sung thêm ý kiến khác như sau:
Theo các VB hướng dẫn của Bộ Xây dựng chi phí cho bước lập dự án (thiết kế cơ sở) rất thấp, thấp hơn nhiều so với bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Trong khi đó ở bước lập dự án (Thiết kế cơ sở) là bước khó đòi hỏi phải có trí tuệ nhiều để đưa ra ý tưởng, các bước tiếp theo chỉ triển khai bước trước (giống như ông thợ triển khai thiết kế mà thôi! ) vậy mà nhà thầu lập dự án không được tham gia tiếp tục triển khai ý tưởng của mình...bất hợp lý quá.

Rất nhất trí với ý kiến của bạn. Bạn là người mới tham gia diễn đàn và đã đưa ra được một nhận xét rất hay. Thực tế là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng người ta còn xem rẻ "ý tưởng " lắm, nên chi phí thiết kế cơ sở mới thấp như vậy. Dù rằng, ý tưởng, hay thiết kế cơ sở theo mình là vô cũng quan trọng, để thiết kế được thiết kế cơ sở, ngưoif thiết kế phải xác định ra được toàn bộ ý tưởng của dự án, bao gồm cả vấn đề về yếu tố hiệu quả kinh tế lẫn tính khả thi về mặt kỹ thuật....

Một ví dụ:
Bạn muốn xây một ngôi nhà ở cho bạn, bằng tiến túi của bạn. Bạn thuê một KTS, dĩ nhiên KTS phải đưa ra nhiều giai đoạn thiết kế để chủ đầu tư là bạn thống nhất trước khi thực hiện bước tiếp theo, chẳng hạn thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở) rồi đến thiết kế kỹ thuật (chi tiết),...
Có mấy ai sau khi thống nhất với thiết kế sơ bộ của KTS lại thuê người khác thực hiện bước tiếp theo không? Và làm gì có KTS nào đưa ra giá thiết kế sơ bộ lại quá thấp so với bước thiết kế tiếp theo?

Công báo số mới nhất mà mình có (ngày 5/5/08) chưa thấy đăng tải Nghị định 58. Nghị định này sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
 
H

huy15378

Guest
Về Hợp đồng trong XD

Một điểm mới, rất rõ ràng được đề cập trong 58/2008/NĐ-CP đó là hình thức Hợp đồng trọn gói.
Theo tinh thần của NĐ này, trước khi ký HĐ cả CĐT và nhà thầu đều phải rà soát lại cực kỹ nội dung.
Cụ thể đối với công việc xây lắp, nhà thầu mặc dù thi công ít hơn hay nhiều hơn khối lượng ghi trong HĐ thì giá trị thanh toán chính là giá trị được ghi trong HĐ.
Có thể nói hình thức này đúng là "bút sa gà chết".
Anh em hãy hết sức cẩn trọng.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Trong Nghị định 58/2008/NĐ-CP có mục II, chương IV, điều 22 quy định rõ về quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân:
Tuỳ theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu.

Quy trình lựa chọn:
1. Bên mời thầu xác định điều khoản tham chiếu + dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn -> trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Bao gồm:
a) Mô tả tóm tắt về dự án và công việc
b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc
c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn
d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện công việc, các nội dung cần thiết khác (nếu có)

2. Lựa chọn ít nhất 3 hồ sơ của 2 chuyên gia -> trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt, nếu ít hơn thì báo CĐT xem xét, quyết định.

3. Bên mời thầu so sánh điều khoản tham chiếu với hồ sơ để lựa chọn -> trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.

4. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng + điều khoản tham chiếu + thông tin liên quan khác -> đàm phán với chuyên gia tư vấn được đề nghị lựa chọn.

5. Căn cứ vào báo cáo của bên mời thầu -> Chủ đầu tư phê duyệt kết quả -> Ký hợp đồng với chuyên gia được lựa chọn.

Năng lực (tất nhiên cả năng lực quan hệ, ngoại giao), thương hiệu và uy tín cá nhân ngày càng được lên ngôi. Bạn giỏi và có năng lực nghề nghiệp sợ làm không hết việc.
Tuy nhiên, giỏi nhưng làm sao để CĐT biết rằng bạn giỏi và thuê bạn :confused:? Trăn trở :-? tìm cách "show" món hàng chất xám.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Điểm mới trong quy định về tên gói thầu, giá gói thầu và trách nhiệm trình duyệt

Tên gói thầu:

Trường hợp đủ điều kiện và căn cứ đặc thù của dự án, gói thầu có thể bao gồm các nội dung công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên của từng phần.

Giá gói thầu:

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất vốn đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.

-> Giá gói thầu dạng này trước đây việc xác định rất mông lung, nay đã có vẻ rõ hơn.

Trách nhiệm trình duyệt:

Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.

Trước đây thực hiện công việc gói thầu dịch vụ tư vấn kiểu này rất khó xác định tính pháp lý và chi phí liên quan, thường mắc ở tình trạng "con gà có trước hay quả trứng có trước". Quy định mới này tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ từ khi có ý tưởng đầu tư (trước khi có QĐ đầu tư). Việc chỉ định một đơn vị tổ chức thẩm định nếu thực hiện đúng thì là khách quan ? Nhưng tránh sao quan hệ giữa đơn vị chuẩn bị dự án + nhà cung cấp dịch vụ tư vấn + người đứng đầu + đơn vị tổ chức thẩm định (!?). Chỉ còn cách nâng cao ý thức của CĐT là: nếu thuê phải người không có năng lực, thì mình mất tiền mà vẫn khổ :((.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
một số thời hạn được quy định rõ hơn và bớt căng hơn trước

- Về thời hạn sơ tuyển nhà thầu:
Điều 14 Trình tự thực hiện sơ tuyển, mục 3 Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự tuyển tối thiểu là 7 ngày đối với đầu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển (quy định rõ ràng hơn).

- Thời gian để chuẩn bị hồ sơ:

+ Đối với đấu thầu rộng rãi

Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 15 ngày (trước là 5 ngày) đối với đầu thầu trong nước và 20 ngày (trước là 10 ngày) đối với đầu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm.
Việc phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu cũng quy định rõ: đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm (thì mới dừng).

+ Đối với đấu thầu hạn chế:

Bên mời thầu lựa chọn tối thiểu 5 nhà thầu được coi là đủ năng lực, kinh nghiệm.
Nếu không đủ tối thiểu 5 nhà thầu thì có 2 định hướng là
--> Mời ngay danh sách các nhà thầu thực tế hiện có, hoặc là:
--> Gia hạn thời gian để tìm kiếm thêm nhà thầu (nếu đã gia hạn vẫn không ai buồn tham gia thì mời các nhà thầu thực tế hiện có).

- Phát hành hồ sơ mời thầu:
Quy định rõ bên mời thầu bán hồ sơ mời thầu tới trước thời điểm đóng thầu cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi... (không có lý do là máy photo hỏng không chuẩn bị kịp hồ sơ...).

Chi tiết về vấn đề này xem thêm - Điều 15, Điều 17... của Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ.

 
M

minhtuong

Guest
Theo Nghị định 58 thì:
2. Giá gói thầu
Giá gói thầu (bao gồm cả dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan. Đối với các gói thầu dịch vụ tự vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư.
Vấn đề dự phòng trong giá gói thầu cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lắm. Không rõ là sẽ có văn bản hướng dẫn về vấn đề này hay không?
 
L

lestrong

Guest
Những điểm nhấn của Nghị định 58/CP

Nghị định 58/CP ra đời được mấy ngày rồi, qua nghiên cứu em cũng đúc kết 1 số điểm mới xin chia sẽ như sau:
1. Tại Điều 2: Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên được xác định theo từng dự án cụ thể, ko xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp;--> trước đây việc xác định chỉ căn cứ vào phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp, điều này là ko hợp lý trong bối cảnh hiện nay, nhất là quá trình cổ phần hóa các danh nghiệp đang được tiến hành rộng khắp trên cả nước và các thủ tục hành chính rườm rà hướng dẫn được coi là 1 nguyên nhân dẫn đến chậm trễ của các dự án.

2. Tại Điều 3: Quy định rõ ràng và rành mạch về bão đãm cạnh tranh trong đấu thầu;--> Đã tạo được sự thông thoáng và cởi mở hơn.

3. Tại Điều 7: Về thời hạn cung cấp thông tin: Đối với các thông tin về thông báo mời thầu, mời sơ tuyển,...thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất 5 ngày trước ngày dự kiến đăng tải các thông tin này.-->đây là 1 chi tiết nhỏ tuy nhiên rất thiết thực nhất là đối với cơ quan đăng tải thông tin đấu thầu;

4. Tại điểu 8: Quy định về thời gian trong đầu thầu:
các công việc có thể thực hiện đồng thời như sau:
- Sơ tuyển+lập HSMT;
- Phê duyệt HSMT+thông báo mời thầu;
- thông báo KQĐT+Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

5. Tại Điều 10: Đã chi tếi hóa nội dung của từng gói thầu trong KHĐT và điểm mới về quy định nhà thầu là cá nhân;

6. Tại Điều 11: Đối với các công việc cấn phải thực hiện trước khi có Quyết định phê duyệt DA, CĐT phải lập KHĐT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

7. Tại Điều 12: Về phê duyệt KHĐT:
Cấp phê duyệt được mở ra ko chỉ người quyết định đầu tư mà cón có người được ủy quyền quyết định đầu tư hoặc người đứng đầu cơ quan chuẩn bị DA;

(...còn tiếp) Rất mong các bạn ủng hộ và nêu các điểm mới về Nghị định 58/CP cùng với những thảo luận của mình để việc thực thi Nghị đinh 58 nói chung và các Văn bản Pháp luật liên quan được thực thi đúng quy định.
 

haanh167

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/1/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
8
Tuổi
45
Tại khoản 2 điều 70 của nghị định 58 có nói:

Nếu dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hoặc cao hơn giá của gói thầu đã duyệt ( cái này tôi hiểu là giá trong kế hoạch đấu thầu); thì giá dự toán sẽ thay thế giá gói thầu đã duyệt để làm cơ sở xét thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. nếu giá dự toán của gói thầu vượt tổng mức đầu tư thì phải điều chỉnh lại tổng mức.

Điều này không thấy có trong nghị định 111

Như vậy, khi giá dự toán của gói thầu được duyệt cao hơn giá gói thầu trong KHĐT và vuợt TMĐT thì ta có phải điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu không? vì tại Điều 70 này không thấy nói đến việc phải điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu.
 
Last edited by a moderator:
H

happy

Guest
Như vậy, khi giá dự toán của gói thầu được duyệt cao hơn giá gói thầu trong KHĐT và vuợt TMĐT thì ta có phải điều chỉnh lại kế hoạch đấu thầu không? vì tại Điều 70 này không thấy nói đến việc phải điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu.

Tại khoản 1 điều 70 này đã nói rõ về việc điều chỉnh giá gói thầu rồi còn gì nữa.

Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh kế hoạch đấu thầu theo các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.


Tiện đây hỏi các bác xem Nghị định 58 này đã được đăng công báo chưa? và có trang web nào giới thiệu về các công báo của Chính phủ không nhỉ?
 
L

lestrong

Guest
Ban hành Nghị định thay thế Nghị định 111/CP: Giảm thủ tục hành chính rườm rà

Ngày 05/5/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Nghị định này ra đời sẽ thay thế Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 111/CP).
Như vậy, sau 9 tháng kể từ ngày Bộ KH&ĐT trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/CP (ngày 31/7/2007), đến nay Nghị định đã được thông qua, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, đáp ứng mong mỏi của những người làm công tác đấu thầu trên cả nước. Nghị định mới ban hành bao gồm 13 chương với 77 điều và 2 phụ lục. So với Nghị định số 111/CP thì Nghị định này nhiều hơn 13 điều song lại ít hơn 3 phụ lục. Số điều tăng lên là các nội dung được bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 111/CP nhằm hướng dẫn chi tiết Luật Đấu thầu (như Quy định về hợp đồng tại Chương VIII của Nghị định), cắt giảm các nội dung mang tính thủ tục hành chính rườm rà (như bỏ quy định phải đăng ký tham dự thầu), bổ sung quy trình tuyển chọn tư vấn cá nhân, quy trình đấu thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ (dưới 3 tỷ đối với hàng hoá, xây lắp), bổ sung các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu, quy định về các mốc thời gian trong đấu thầu. Đặc biệt, Nghị định lần này đã hướng dẫn cụ thể lộ trình bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 11 của Luật Đấu thầu. Việc cắt giảm số phụ lục so với Nghị định 111/CP là do nhiều nội dung đã được Bộ KH&ĐT hướng dẫn chi tiết tại các Mẫu tài liệu đấu thầu (như Mẫu HSMT mua sắm hàng hoá, dịch vụ tư vấn, mẫu Hồ sơ mời sơ tuyển, Mẫu Báo cáo đánh giá HSDT gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, Mẫu thẩm định kết quả đấu thầu).Việc Chính phủ đồng ý ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 111/CP là một cách làm mới để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tra cứu, sử dụng Nghị định trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu. Tuy nhiên, hầu hết các nội dung vẫn dựa trên nội dung cơ bản của Nghị định 111/CP.
Trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT sẽ khẩn trương hoàn thiện Mẫu HSMT gói thầu xây lắp và Mẫu HSMT gói thầu quy mô nhỏ để ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất, đầy đủ cho hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng sẽ tiến hành soạn thảo Thông tư hướng dẫn đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư để ban hành trong thời gian sớm nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác đầu tư các dự án.
Với việc ban hành Nghị định này, hy vọng công tác đấu thầu sử dụng vốn nhà nước sẽ được triển khai thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn trong việc thực hiện các dự án của đất nước, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo kế hoạch 5 năm 2006-2010 mà Quốc hội (tại Nghị quyết 56/2006/QH11) và Chính phủ (tại Nghị quyết 25/2006/NQ-CP) đã đề ra.
(Đăng Trương-Trang thông tin đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
50
Rất mới...!!!

Điều 70, khoản 2:
Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt;trong trường hợp dự toán của các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật
=D>
 

tanhduan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Từ ngày 30/5/2008 Nghị định 58/CP có hiệu lực thi hành

Trân trọng thông báo với toàn thể anh em, Nghị định 58/CP có hiệu lực thi hành bắt đầu từ 30/5/2008. Thông tin tớ lấy từ Báo đấu thầu ngày hôm nay.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top