Trong Định mức 24, 1776 một số công việc chưa được hiểu chính xác?

dinh_dhxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/2/09
Bài viết
12
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Mình đang bóc tách tiên lượng dự toán và gặp một số vấn đề thắc mắc trong Định mức 24 và Định mức 1776 mà chưa tìm được câu trả lời xác đáng. Cụ thể là:
- Trong định mức tính dàn giáo phục vụ TC trong nhà (AL.61200) nói: chỉ được sửa dụng khi thực hiện công tác có chiều cao >3.6m. Vậy đối với nhà có chiều cao tầng <3.6m thì ko được tính?
- Nếu ko tính đối với nhà có chiều cao tầng <3.6m, vậy khi trát trong nhà (trát trần) trong định mức trát đã kể đến chưa? Mình ko thấy định mức nói rõ về điều này?
Mong các bạn biết về vấn đề này giúp mình với! Thanhks!
 
Mình đang bóc tách tiên lượng dự toán và gặp một số vấn đề thắc mắc trong Định mức 24 và Định mức 1776 mà chưa tìm được câu trả lời xác đáng. Cụ thể là:
- Trong định mức tính dàn giáo phục vụ TC trong nhà (AL.61200) nói: chỉ được sửa dụng khi thực hiện công tác có chiều cao >3.6m. Vậy đối với nhà có chiều cao tầng <3.6m thì ko được tính?
- Nếu ko tính đối với nhà có chiều cao tầng <3.6m, vậy khi trát trong nhà (trát trần) trong định mức trát đã kể đến chưa? Mình ko thấy định mức nói rõ về điều này?
Mong các bạn biết về vấn đề này giúp mình với! Thanhks!
Để thực hiện được công tác trát thì có công tác xây đi trước. Đối với công tác xây vật liệu làm dàn giáo xây đã tính trong định mức. Người ta quan niệm là đối với công tác trát trong nhà (thường chiều cao <3.6m) thì tận dụng giáo xây để thực hiện công tác trát.
Vấn đề này liên quan đến kiến thức về tổ chức thi công, tiến độ thi công và biện pháp thi công. Cần tổ chức sao cho khi xây và trát (cũng như một số công tác hoàn thiện khác) thì số lần dỡ và lắp giáo là ít nhất, việc di chuyển giáo cũng ít nhất, đường di chuyển giáo là ngắn nhất, một lần bắc giáo phục vụ cho nhiều việc nhất.
Ngoài ra nếu bạn có chuyên môn sâu còn có thể phải tính đến yếu tố tường xây xong (hoặc sàn đổ bê tông xong) sau thời gian bao lâu thì trát là phù hợp, nếu độ ẩm vừa phải thì đỡ công tưới ẩm trước khi trát, nếu tường còn ướt thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt trát, nếu khô quá thì tốn nhiều công và nước để tưới ẩm -> các kiến thức về kỹ thuật xây dựng giúp bạn lập được bản dự toán chi phí với việc áp dụng định mức + xây dựng đơn giá hợp lý, tổ chức thi công khoa học, tiến độ sẽ ngắn hơn.
 
Thanhks Mr.TheAnh, nhưng mình chưa đồng ý với quan điểm của ban.

Thanks Mr TheAnh rất nhiều, nhưng về quan điểm của bạn mình chưa đồng ý. Mình đã hỏi vấn đề này ở một số người nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Đúng là trong Định mức công tác xây tường có nói rất rõ là Vật liệu làm dàn giáo xây đã tính trong định mức. Tuy nhiên theo quan điểm của bạn, trong TH chiều cao tầng nhà <=3.6m thì có thể sử dụng luôn giáo xây để phục cho các công tác hòan thiện tiếp theo (nhất là công tác trát) và nó phụ thuộc và khả năng tổ chức thi công của mỗi người. Mình ko đồng ý với bạn về điều này.
Theo thực tế thi công các nhà cao tầng, khi đã thi công sàn bê tông được một số tầng nhất định (5-6 tầng) thì có thể bố trí 1 số tổ đội quay xuống các tầng dưới thực hiện công tác xây tường (tầng đã tháo giáo). Công tác trát tường chỉ có thể thực hiện được khi tường xây đạt yêu cầu về gián đoạn kỹ thuật (như là đảm bảo tường khô) và thi công một số công tác khác như đi điện, đường nước...Như vậy thời gian gián đoạn là dài, ko thể thực hiện công tác trát ngay sau khi xây tường được. Bạn cho rằng sử dụng giáo xây luôn cho công tác trát là không hợp lý. Nếu bạn để luôn giáo cho công tác trát, hay bạn tổ chức hợp lý thi bạn cũng phải hao phí vật liệu làm giáo và thời gian sử dụng. Mà định mức xây tường chỉ tính hao phí vật liệu làm giáo cho 1m3 xây mà thôi.
Mà thực tế thi công, nhiều công trình không có đủ công nhân mà thực hiện công việc theo dây chuyền do đó người ta thường thực hiện công tác xây thô xong, sau đó mới tiến hành công tác hoàn thiện (trong đó có trát).
Mà ở đây mình chỉ nói công tác trát làm ví dụ, còn rất nhiều công tác hoàn thiện khác như bả tường, sơn, làm trần giả...
Do đó mình không đồng ý với bạn về điều này!
 
Định mức 1776/BXD:
Mức hao phí vật liệu khác như: Vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
Khi xây dựng định mức là "lấy trung bình tiên tiến". Theo mình các công tác bạn kể đến <3,6m thì trong % chi phí vật liệu khác đã tính đến yếu tố giáo phục vụ thi công cho các công tác của bạn rồi. Đấy là ý kiến riêng của mình (mong các bạn có thể góp ý)
 
Định mức 1776/BXD:
Mức hao phí vật liệu khác như: Vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu chính.
Khi xây dựng định mức là "lấy trung bình tiên tiến". Theo mình các công tác bạn kể đến <3,6m thì trong % chi phí vật liệu khác đã tính đến yếu tố giáo phục vụ thi công cho các công tác của bạn rồi. Đấy là ý kiến riêng của mình (mong các bạn có thể góp ý)
Đúng là trong định mức có nói như thế, tuy nhiên nếu bạn xem chi tiết định mức của công tác trát và công tác xây bạn sẽ thấy có sự khác biệt rât rõ:
- Trong đinh mức của công tác xây đã ghi rõ là vật liệu làm giáo đã được kể đến. Do đó tỷ lệ phần trăm vật liệu khác của công tác xây là khá cao (khoảng 5%).
- Còn trong công tác trát, định mức ko nói rõ đến việc có hay ko kể đến vật liệu làm giáo. Hơn nữa bạn thử để ý, tỷ lệ phần trăm vật liệu khác trong công tác trát là rất nhỏ (nhỏ hơn nhiều so với công tác xây), thường chỉ khoảng 0,5%.
 
Rõ ràng là như thế rồi, bạn lại đem so sánh công tác trát và công tác xây. Nếu bạn so sánh như thế thì phải so sánh cả về khối lượng vận chuyển vật liệu của công tác trát, xây với nhau đồng thời bạn phải so sánh cả thời gian, hao phí của cả 2 công tác này nữa chứ. Còn nếu bạn cảm thấy chênh lệch quá nhiều, như thế thì giáo cho công tác trát là quá nhỏ (cho nên khi tính toán cũng có thể bỏ qua).
 
Đúng là trong định mức có nói như thế, tuy nhiên nếu bạn xem chi tiết định mức của công tác trát và công tác xây bạn sẽ thấy có sự khác biệt rât rõ:
- Trong đinh mức của công tác xây đã ghi rõ là vật liệu làm giáo đã được kể đến. Do đó tỷ lệ phần trăm vật liệu khác của công tác xây là khá cao (khoảng 5%).
- Còn trong công tác trát, định mức ko nói rõ đến việc có hay ko kể đến vật liệu làm giáo. Hơn nữa bạn thử để ý, tỷ lệ phần trăm vật liệu khác trong công tác trát là rất nhỏ (nhỏ hơn nhiều so với công tác xây), thường chỉ khoảng 0,5%.
Tôi đồng ý với quan điểm của bác dinh_dhxd, thực tế công tác trát và công tác xây có các vật tư phụ (vật tư khác) chẳng khác nhau là mấy, cụ thể:
- Giáo hoàn thiện (chiếm tỷ trọng chi phí cao nhất trong VL khác)
- Gỗ ván công tác
- Dây buộc
- Dây dọi
- Chổi
vv...
Tuy nhiên khi ban hành ĐM thì vật liệu khác của công tác xây là 5-6,5% VL, còn trát thường chỉ 0,5% VL.
Mặt khác, trong thực tế, gần như không có chuyện tận dụng giáo của công tác xây cho công tác trát! Bởi vì khi xây xong phải chờ thời gian đảm bảo tính kỹ thuật, đồng thời phải thi công đường nước, đường điện vv...
Như vậy:
Tôi đồng ý định mức công tác trát chưa thực sự hợp lý!
 
các bạn cần xét thêm một yếu tố nữa:
ở đây mình xét luôn cho việc xây hàng gạch ở vị trí cao 2.5m (người thợ xây sử dụng hai lần giáo 1,2m và cho mỗi đoạn tối đa thường 4m). Nếu trát vơi 1 lần giáo là 1,2 m thì người thợ có thể trát được đến chiều cao là 3m.
Nếu dùng giáo 1,8 m thi với độ cao 3,6m (công tác trát chỉ cần 1 lần giáo) và công tác xây tối thiểu phải dùng 2 lần giáo.
Tất nhiên định mức BXD đưa ra không phải là không có lý (định mức được tính là trung bình tiên tiến) cho nên giữa công tác xây và trát có sự chênh lệnh về chi phí vật liệu khác.
Theo các bạn định mức công tác trát là chưa hợp lý (thế nếu các bạn áp dụng định mức công tác trát mà BXD đưa ra như trên vào thực tế "chỉ thuê và khoán cho một đơn vị nào đó thực hiện công tác trát cho toàn ngôi nhà với độ cao <= 3,6m" họ có làm được không).
Nếu việc đó tất cả các đơn vị không thể làm được (sẽ là không hợp lý)
Nếu có 50% làm được thì chắc là hợp lý rồi.
Rõ ràng khi lập ra định mức (người lập định mức đã phải quan sát, chụp ảnh, tính giờ...và rất nhiều khâu nữa để ra được kết quả trung bình). Mình nghĩ định mức công tác trát không phải là bỏ sót được chi phí giáo.
 
Bạn thấy chưa hợp lý (thì phải nói là chưa hợp lý chỗ nào). Sao lại nhận xét một câu rất cảm tính như vậy. Để biết chắc chắn là chưa hợp lý thì bạn phải tìm hiểu xem.
Khi xây dựng Định mức cho công tác trát và công tác xây thực hiện như thế nào? Trong quá trình xây dựng định mức có bỏ sót điều gì,...
Và một điều nữa mình cho bạn biết là với công tác trát 1m2 ở độ cao 3,6m chỉ cần 1 lần giáo. Nhưng cũng với công tác xây ở độ cao (2,4m đến 3,6m) thì phải dùng hai lần giáo 1,2m và hơn nữa chiều dài xây tối thiểu là 2,5m (tính cho tường 33cm) như thế là dùng tối thiểu là 4 bộ giáo xây 1,2m đấy. Thời gian sử dụng giáo xây 1m3 là lâu gấp 3 lần so với giáo trát 1m2 (so sánh về công xây với công trát). Chưa kể là khi xây cho 1m3 tường 11cm, tường 220cm thì số giáo sử dụng lại tăng lên theo chiều dài khối xây, và thời gian sử dụng giáo lại lâu hơn (công xây nhiều hơn). Như thế sự chênh lệch về giáo giữa công tác trát và xây là quá rõ ràng.
Trên đây là ý kiến của mình thôi, bạn tìm hiểu thêm.
 
Và một điều nữa mình cho bạn biết là với công tác trát 1m2 ở độ cao 3,6m chỉ cần 1 lần giáo. Nhưng cũng với công tác xây ở độ cao (2,4m đến 3,6m) thì phải dùng hai lần giáo 1,2m và hơn nữa chiều dài xây tối thiểu là 2,5m (tính cho tường 33cm) như thế là dùng tối thiểu là 4 bộ giáo xây 1,2m đấy. Thời gian sử dụng giáo xây 1m3 là lâu gấp 3 lần so với giáo trát 1m2 (so sánh về công xây với công trát). Chưa kể là khi xây cho 1m3 tường 11cm, tường 220cm thì số giáo sử dụng lại tăng lên theo chiều dài khối xây, và thời gian sử dụng giáo lại lâu hơn (công xây nhiều hơn). Như thế sự chênh lệch về giáo giữa công tác trát và xây là quá rõ ràng.
Trên đây là ý kiến của mình thôi, bạn tìm hiểu thêm.

Cám ơn bạn boytongdat với phân tích khá kỹ về định mức công tác xây và trát, tuy nhiên mình không đồng ý với ý kiến của bạn boytongdat ở các điểm sau:
- Nói công tác trát ở độ cao 3,6m chỉ cần 1 lần giáo là không hợp lý, cụ thể:
Nếu dùng giáo có chiều cao 1,2 -15m thì còn lại 2,1-2,4m, một công nhân bình thường có chiều cao 1,65m không thể đảm bảo việc trát ở độ cao 2,1-2,4m.
- Nói công tác xây sử dụng giáo lâu hơn công tác trát với mức độ rất nhiều cũng không chắc là đúng, mình đưa ra phân tích như sau:
So sánh công tác xây và trát ở độ cao <16m, so sánh cho công tác xây tường 220 (coi là tốn công nhất) và trát tường 1cm (hao phí ngày công ít nhất):
Lưu ý: So sánh cho tường thẳng, thao tác trên 1 đoạn tưởng cao 1m, dài 1m
sosanhxayvatra.jpg


Qua so sánh giữa công tác xây và công tác trát thấy hao phí ngày sử dụng giáo (coi bằng hao phí ngày công) chỉ chênh nhau tối đa 1,5 lần. Trong khi định mức vật liệu giáo công tác (coi bằng hao phí vật liệu khác) gấp đến 12 lần!
Như vậy công tác trát chưa được tính đến hao phí giáo công tác!
Mong mọi người tiếp tục có ý kiến!
 
Last edited by a moderator:
Định mức xây trát

Thứ nhất với chiều cao trát 3.6m ở đây (mình sử dụng giáo trát cao 1.8m- thực tế đã xẩy ra điều này). Và một người thợ trung bình 1.65m không có nghĩa là không thể trát được chiều cao đến 1.8m. Như vậy vẫn có thể sử dụng một lần giáo để phục vụ cho công tác trát ở độ cao 3.6m.
Thứ hai Việc tính về thời gian sử dụng giáo không thể gọi là quy đổi ra công như bạn đã viết.
- Đoạn tường cao 1m và dài 1m nếu là tường trong nhà thì (cả công tác xây và công tác trát) đều không cần giáo.
- Việc mình nói ở đây không phải là so sánh tương đối thời gian. (khi xây dựng định mức "thời gian là tuyệt đối"). Cho nên
+ Thời gian để lập nên định mức (bằng quan sát) cho một khối xây ví dụ: Tường 220 như bạn nói để hoàn thành 1m3 xây. có thể quan sát việc số công nhân thực hiện xây tường 220 trong đoạn tường cao 1m và dài 4.55m và thời gian này là 1.97 công.
+ Đối với công tác trát 1m2 thì thời gian này là 0.15 công.
+ Thời gian dùng giáo cho các công tác (theo quan sát) cũng là thời gian tuyệt đối tương ứng.
+ Khi thực hiện nguyên tắc so sánh như bạn hỏi rằng nguyên tắc (lập định mức có còn đúng nữa không). và khi nguyên tắc lập định mức không còn đúng thì giá trị định mức các công tác so sánh có hợp lý không.
Các bạn tiếp tục cho ý kiến
 
Qua so sánh giữa công tác xây và công tác trát thấy hao phí ngày sử dụng giáo (coi bằng hao phí ngày công) chỉ chênh nhau tối đa 1,5 lần. Trong khi định mức vật liệu giáo công tác (coi bằng hao phí vật liệu khác) gấp đến 12 lần!
Như vậy công tác trát chưa được tính đến hao phí giáo công tác!
Mong mọi người tiếp tục có ý kiến![/quote]
.....................................................
Phần ý kiến của các bạn đều có lý
Mình muốn hướng các bạn đến một điều mà các bạn chưa nhắc đến, đó là sự liên kết giữa các công tác hoàn thiện
Chúng ta đều biết rằng, nguyên tắc trong xây dựng là làm phần thô từ dưới lên, phần hoàn thiện là làm từ trên xuống dưới (tôi không nói là phải bắt buộc làm từ trên nóc xuống dưới mặt sân đâu đấy nhé).
Và biện pháp thi công cũng là một điều kiện để nhà thầu trúng thầu (nhất là công tác chống thấm, chống nóng...)bởi vì nếu biết đưa ra biện pháp thi công hợp lý sẽ làm giảm giá dự thầu và đẩy nhanh tiến độ.
Trở lại công tác trát, kinh nghiệm đi làm cho tôi biết, không bao giờ nhà thầu trát tường mà chưa trát trần( trừ các trường hợp bất khả kháng).
Vậy nếu khi trát trần ở độ cao 3.6, tôi có thể tận dụng giàn giáo đó để trát tường hay không( ít nhất là cũng được 1.65m như anh Levinh đã nói), hay là CDT bắt buộc " này anh bạn, trong dự toán anh lập thì phần giàn giáo cho công tác nào thì phải sử dụng đúng ở công tác đó đấy nhé". Điều này hầu như không có.
Như vậy, các bạn đã hiểu vì sao boytongdat nói rằng, trát ở độ cao 3.6 chỉ cần 1 tầng giáo chưa, và thực tế rằng chỉ cần không thay đổi số giáo đó, tôi cũng có thể thực hiện các công tác bả matít, sơn nước... chỉ sử dụng duy nhất một hao phí của công tác trát.
Phần điện, nước kèm theo không ảnh hưởng gì đến công tác trát, chúng đã được thực hiện hoàn chỉnh trước khi trát (trừ phát sinh), trong đó nếu tính kỹ, nhà thầu còn lợi hơn nếu thu tiền giàn giáo của mấy anh điện nước nữa chứ (nhưng ai làm vậy,beer là đủ rồi:D)
Như vậy, quan trọng chính là do các nhà thầu đưa ra biện pháp tổ chức thi công như thế nào cho hợp lý, để giảm chi phí so với cái định mức trời ơi kia mà thôi
Có chút kinh nghiệm quèn, thảy ra cho anh em cùng luận bàn.
 
Last edited by a moderator:
Thứ nhất với chiều cao trát 3.6m ở đây (mình sử dụng giáo trát cao 1.8m- thực tế đã xẩy ra điều này)
Thứ hai Việc tính về thời gian sử dụng giáo không thể gọi là quy đổi ra công như bạn đã viết.
- Đoạn tường cao 1m và dài 1m nếu là tường trong nhà thì (cả công tác xây và công tác trát) đều không cần giáo.
- Việc mình nói ở đây không phải là so sánh tương đối thời gian. (khi xây dựng định mức "thời gian là tuyệt đối"). Cho nên
+ Thời gian để lập nên định mức (bằng quan sát) cho một khối xây ví dụ: Tường 220 như bạn nói để hoàn thành 1m3 xây. có thể quan sát việc số công nhân thực hiện xây tường 220 trong đoạn tường cao 1m và dài 4.55m và thời gian này là 1.97 công.
+ Đối với công tác trát 1m2 thì thời gian này là 0.15 công.
+ Thời gian dùng giáo cho các công tác (theo quan sát) cũng là thời gian tuyệt đối tương ứng.
+ Khi thực hiện nguyên tắc so sánh như bạn hỏi rằng nguyên tắc (lập định mức có còn đúng nữa không). và khi nguyên tắc lập định mức không còn đúng thì giá trị định mức các công tác so sánh có hợp lý không.
Các bạn tiếp tục cho ý kiến

Trước hết lại một lần nữa xin cảm ơn ý kiến của bạn boytongdat về bảng so sánh của mình, mình lại xin có ý kiến như sau:
-Nếu nói thực tế đã dùng giáo xây cao đến 1,8m thì nó thuộc về trường hợp không phổ biến, hơn nữa nếu dùng giáo xây 1,8m thì chi phí về giáo tất yếu sẽ tăng hơn so với giáo 1,2m đúng không ạ?
- Mình chỉ so sánh hao phí định mức (hao phí ngày công) thôi, so sánh thì bao giờ cũng có nhiều cách, và đây là một PP so sánh tương đối. Bạn không thể coi bảng so sánh của mình là "PP lập định mức phần trát dựa trên định mức phần xây hoặc ngược lại"

Mình cũng đồng tình với ý kiến của bạn nguyenlongxyz, định mức thì sẽ có những phần mà khi nhà thầu áp vào thực tế sẽ được lợi hoặc thiệt hơn! Nhưng xét trên tổng thể công trình thì nó sẽ bù trừ cho nhau!
 
Bài so sánh của bạn còn một chỗ không chính xác nữa là:
Nếu so sánh theo ngày công thì ngày công phải ứng với cấp bậc thợ "cấp bậc thợ trát thường là bậc 4.0/7 và cấp bậc thợ xây thường là 3.5/7".
Bây giờ mình đang làm theo định mức, đơn giá, văn bản...theo pháp luật thì cứ theo quy định mà thực hiện thôi. Nếu bàn đến nguyên nhân sâu xa thì còn nhiều điều để nói đúng không ạ.
Chỉ đơn giản mình đưa ra ý kiến này bạn cũng có thể hiểu được: Khi lập nên định mức (tại thời điểm lập định mức) tỷ lệ các thành phần cơ cấu sẽ khác so với hiện tại thời điểm này, nên có thể các tỷ lệ đấy bây giờ nó là quy định gốc cho mình vận dụng "độ chính xác để kiểm chứng được thì rất khó" Ví dụ như: Cơ cấu vật liệu khác cho công tác xây tại thời điểm lập định mức được tính toán là 6% nhưng thời điểm này nếu lập lại định mức có thể sẽ khác 6%.
- Vấn đề này như vậy là có thể kết thúc ở đây.
Định mức có thể rất nhiều cái bất hợp lý nhưng là quy định cứ phải tuân theo trừ khi có sự thay đổi theo quy định mới nào khác.
Rất vui vì nhận được sự góp ý của các bạn.
 
định mức

cái này thì em chưa có chút kinh nghiệm thực tế nào.nhưng theo em mọi người đang thắc mắc là định mức không phù hợp cho lắm đúng không ạ? nhưng hình như là từ 09 nhà nước có quy định là định mức nhà nước chỉ đưa ra để tham khảo. Chúng ta có quyền lập một định mức riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của công trình cơ mà.Thế nên mới phát sinh cái lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ sư định giá đấy thui.em có tí ý kiến như vậy:D
 
Cảm ơn bạn đã đưa ra một chủ đề hay, mình cũng băn khoăn khi sử dụng các mã định mức trên. Tuy nhiên, sau khi đọc các ý kiến thảo luận, mình thấy Thế Anh có lý.
 
định mức dàn giáo

- Em cũng đang mắc vấn đề này, tự xây dựng thì sợ anh kiểm toán, thanh tra lắm.
- Bác nào thạo về "đơn từ" thì giúp anh em hỏi ông BXD xem
 
định mức dàn giáo theo 1776

Khi thi công độ cao <3.6m , định mức dàn giáo không tính, vì trường hợp này sử dụng giáo công cụ mà giáo công cụ đã tính trong chi phí chung rồi đó chứ.
Còn định mức tô tường bao gồm vật liêu phụ của tô tường + chi phí dàn giáo ngoài trong nhiều tháng thi công ( lấy ví dụ tô tường ngoài) vẫn thấp hơn nhiều so với vật liệu phụ của 1m3 tường xây ( tức là chi phí dàn giáo xây - chênh lệch cả vài chục lần) => đồng ý là định mức tô trát và xây vẫn chưa hợp lý với nhau.
 
Back
Top