Cho em hỏi: Trong phụ lục 03a thanh toán khối lượng hoàn thành: Lần 1 ghi nhầm và bị vượt khối lượng thì thanh toán lần 2 có được ghi giá trị âm để khớp với giá hợp đồng công việc đó hay không? Hay phải giải quyết như nào? Em cảm ơn!
Trả lời:
Về lý thuyết thì khi làm phụ lục 03a phải căn cứ vào các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Nên trong thanh toán vốn không có khái niệm ghi nhầm. Theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP và Thông tư số 54/2014/TT-BTC, món này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khai khống khối lượng.
Mẫu PL03a được nghiên cứu và thiết kế rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, việc đã xảy ra rồi thì phải xử lý chứ làm sao. Theo kinh nghiệm các anh/chị đã làm: Bạn ghi âm trừ vào thanh toán lần 2 được nhé, nhiều người chia sẻ là đã xử lý thành công và không bị xử phạt gì (khi thanh tra, kiểm toán). Bởi các công việc xây dựng rất phức tạp, nhất là ở hiện trường, khó có thể chính xác tuyệt đối được. Khi ghi âm thanh toán lần 2, bạn làm thêm báo cáo thuyết minh lý do về việc âm khối lượng là được.
Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/04/2014 có quy định:
Ý kiến cá nhân: Có vẻ các quy định xử phạt nói trên hơi chồng chéo, bởi những người làm xây dựng đã đủ mệt với Nghị định 139/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đầu tư xây dựng rồi. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, nhân lực làm xây dựng luôn thiếu, vì không ai muốn vào làm vừa vất vả - khó nhọc và nhiều rủi ro, thu nhập thấp... Xử phạt nhiều như này nay mai ngày xây dựng nước ta cũng thiếu nhân lực trầm trọng, hô hào mãi không ai vào ngành.
Dù không bị xử phạt, các bạn nhà thầu cũng nên rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực, sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để kiểm soát hồ sơ thanh toán cho tốt. Khi dùng phần mềm Quyết toán GXD, nhập khối lượng bạn sẽ biết ngay là tăng/giảm bao nhiêu % so với hợp đồng, kiểm soát chi phí tốt hơn...
Các sếp nên gửi các bạn mới làm hồ sơ thanh quyết toán đi học lớp Thanh quyết toán GXD hoặc lớp Kỹ sư QS GXD để nắm chắc hơn các cơ sở pháp lý, tránh việc sai sót, tránh thiệt hại do các lỗi xử phạt, còn tốn kém hơn đầu tư đi học nhiều lần.
Trả lời:
Về lý thuyết thì khi làm phụ lục 03a phải căn cứ vào các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Nên trong thanh toán vốn không có khái niệm ghi nhầm. Theo Nghị định số 192/2013/NĐ-CP và Thông tư số 54/2014/TT-BTC, món này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khai khống khối lượng.
Mẫu PL03a được nghiên cứu và thiết kế rất chặt chẽ.
Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24/04/2014 có quy định:
3. Các hành vi vi phạm trong chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP, bao gồm:
a) Chi thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán;
b) Chi thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợp đồng; chi cho những nội dung, công việc không có trong hợp đồng hoặc phụ lục điều chỉnh hợp đồng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 46 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.
Khoản 5, Điều 26 của Nghị định 192/2013/NĐ-CP Xử phạt VPHC trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây lãng phí trong cấp phát, thanh toán và quyết toán vốn cho dự án đầu tư.
Ý kiến cá nhân: Có vẻ các quy định xử phạt nói trên hơi chồng chéo, bởi những người làm xây dựng đã đủ mệt với Nghị định 139/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính đầu tư xây dựng rồi. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, nhân lực làm xây dựng luôn thiếu, vì không ai muốn vào làm vừa vất vả - khó nhọc và nhiều rủi ro, thu nhập thấp... Xử phạt nhiều như này nay mai ngày xây dựng nước ta cũng thiếu nhân lực trầm trọng, hô hào mãi không ai vào ngành.
Dù không bị xử phạt, các bạn nhà thầu cũng nên rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực, sử dụng phần mềm Quyết toán GXD để kiểm soát hồ sơ thanh toán cho tốt. Khi dùng phần mềm Quyết toán GXD, nhập khối lượng bạn sẽ biết ngay là tăng/giảm bao nhiêu % so với hợp đồng, kiểm soát chi phí tốt hơn...
Các sếp nên gửi các bạn mới làm hồ sơ thanh quyết toán đi học lớp Thanh quyết toán GXD hoặc lớp Kỹ sư QS GXD để nắm chắc hơn các cơ sở pháp lý, tránh việc sai sót, tránh thiệt hại do các lỗi xử phạt, còn tốn kém hơn đầu tư đi học nhiều lần.