H
Hữu Diên
Guest
Mối quan hệ giữa người giám sát thi công và người thi công trong xây dựng Đường sắt đã có từ năm 1957 ( khi đó trong ngành Đường sắt, tổ chức xây dựng cơ bản ( XDCB ) đã có mối quan hệ tay ba: Bên A,Thiết kê và bên B ). Khi đó, tổ chức của bên A gọi là Tổ Kiến thiết cơ bản ( KTCB ), Tổ do cố Tổng Công trình sư Ngô Văn Dương đứng đầu. Sau này Tổ KTCB đã trở thành Cục KTCB quản lý vốn XDCB của toàn ngành và có hệ thổng quản lý trên các công trình. Tuy là A-B nội bộ nhưng quản lý rất chặt chẽ, nghiêm túc, minh bạch. Trên công trường việc đấu tranh đảm bảo chất lượng ngay trong nội bộ bên B ( Đội, Công trường ) cũng rất gắt gao, từ người chi huy đến người phụ trách đoàn thể rất lo mỗi khi nghiệm thu khối lượng, bởi khi nghiệm thu sẽ đánh giá chất lượng và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. Vì vậy tiếng nói của người giám sát viên, của bên A rất quan trọng, nhưng không vì vậy mà họ gây phiền nhiễu cho bên thi công. Nếu có lời ca thán của bên B ở hiện trường thì từ Ban đến Cục biết ngay. Còn ngày nay, mối quan hệ trong xây dựng có khác trước đây, cách quản lý và tổ chức quản lý có khác: Chủ đầu tư – Tư vấn Thiết kế - Tư vấn giám sát – Nhà thầu, nhưng mối quan hệ giữa tư vấn giám sát và nhà thầu nó vẫn thế, bởi nó cũng chỉ nhằm một mục đích để làm ra một công trình tốt, đẹp, nhanh, an toàn như yêu cầu muôn thủa của mục tiêu xây dựng. Cái khác chăng ngày nay lực lượng của Tư vấn giám sát có cả người nước ngoài, dù nước ngoài hay trong nước đều phải hướng dẫn, phổ biến và giúp cho nhà thầu làm đúng thiết kế, đúng quy định của điều kiện hợp động, quy định của luất pháp và thông lệ Quốc tế. Dù tư vấn giám sát là người nước ngoài hay trong nước thì nhà thầu phải luôn luôn tâm niệm một điều trong FIDIC đã xác định là phải: Nhà thầu phải làm hài lòng người kỹ sư! Để cho công trình làm tốt, làm nhanh, làm đẹp, an toàn cần cả từ 2 phía Tư vấn giám sát và nhà thầu đều phải có quan điểm đúng đắn về trách nhiệm của mình. Nếu công trình làm tốt thì không chỉ lợi cho nhà thầu mà còn có lợi cho hãng Tư vấn giám sát đó về thường hiệu. Ngược lại công trình tốt, nhanh thì nhà thàu cũng có lợi! Khi làm việc với hãng Tư vấn nước ngoài, Nhà thầu cảm ơn ông Tư vấn trưởng về sự giúp đỡ của ông để công trình hoàn thành tốt, đẹp thì ông đó nói rằng: Chính tôi phải cảm ơn những người của Nhà thầu đã làm nên công trình tốt, đẹp. Thêm công trình tốt, đẹp tức là đã tăng thêm uy tín thương hiệu của hãng Tư vấn của chúng tôi! Từ lời nói đến việc làm vai trò của Tư vấn đối với nhà thầu ở dự án đó thực sự họ là người hướng dẫn, chỉ bảo rât tận tình khi nhà thầu chưa nắm được công nghệ thi công hay kỹ năng làm việc. bởi vì họ hơn hẳn nhà thầu một cái đầu về năng lực kỹ thuật và công nghệ cũng như ký năng làm việc! Trên thự tế, hiện nay ở một vài dự án, vai trò Tư vấn cũng còn nhiều điều phải bàn nhất là các kỹ sư trẻ vùa chân ướt chân ráo bước ra từ giảng đường, chưa có kinh nghiệm thực tế nên hạn chế nhiều mặt điều đó không chỉ có hại cho dự án mà còn hại chính cho người tư vấn đó! Từ thực tiễn người ta đã rút ra một vấn đề: Chỉ những người không có trình độ thì mới dùng nguyên tắc để giải quyết công việc, còn những người thông minh, nắm vững kiến thức thì họ giải quyết công việc theo tình huống thực tế. Cách làm của 2 con người này một bên là cứng nhắc, một bên lá uyển chuyển nhẹ nhàng; một bên mất việc, ngược lại việc chạy !