Tư vấn thiết kế có nhất thiết phải ký vào Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không?

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Tư vấn thiết kế có nhất thiết phải ký vào Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không?

Em làm trong công tác cấp phát vốn, công trình CĐT gửi đến cho em tại BBNT hoàn thành công trình đưa vào sử dụng chỉ có 3 chữ ký của:
- Chủ đầu tư;
- Tư vấn giám sát;
- Nhà thầu thi công.

Nhưng thiếu chữ ký của nhà thầu thiết kế, các bác cho em hỏi trong văn bản luật có trường hợp nào quy định TVTK bắt buộc phải ký vào BBNTHT không? Tức là có cơ sở nào bắt họ phải bổ sung, làm lại hồ sơ không?

(Em xin hỏi thêm sau khi Nghị định 15/2013/NĐ-CP ban hành thì TVTK có bắt buộc phải ký vào Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không ah?)

Xin trân trọng cảm ơn.
 

motsinhvien

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
5/8/08
Bài viết
129
Điểm thành tích
28
Theo mình nghĩ thì luật ko có tính chất hồi tố vì vậy ko cần TV thiết kế ký làm gì trong BB nghiệm thu bàn giao công trình. Nhưng nếu công trình có yêu cầu giám sát tác giả thì khác. Các bạn xin cho thêm ý kiến.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Em làm trong công tác cấp phát vốn, công trình CĐT gửi đến cho em tại BBNT hoàn thành công trình đưa vào sử dụng chỉ có 3 chữ ký của:
- Chủ đầu tư;
- Tư vấn giám sát;
- Nhà thầu thi công.

Nhưng thiếu chữ ký của nhà thầu thiết kế, các bác cho em hỏi trong văn bản luật có trường hợp nào quy định TVTK bắt buộc phải ký vào BBNTHT không? Tức là có cơ sở nào bắt họ phải bổ sung, làm lại hồ sơ không?


Xin trân trọng cảm ơn.

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm tin học, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của Ông Lê Tuấn Kiệt, địa chỉ Email (kietqtmt@yahoo.com) hỏi: về việc thành phần tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.



Về vấn đề này, sau khi nghiên cứu Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Để tăng cường trách nhiệm của Chủ đầu tư về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 209/2004/NĐ-CP không quy định Chủ đầu tư thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Tỉnh, cấp Huyện, cấp Xã, cấp Bộ, cấp Tổng công ty, cấp Tập đoàn hay cấp Công ty mà Chủ đầu tư phải trực tiếp nghiệm thu khi hoàn thành hạng mục công trình hay hoàn thành công trình. Các thành phần tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng không phân biệt nguồn vốn được quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định thực hiện nghiệm thu mà không thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình.

Ngoài các thành phần trực tiếp nghiệm thu này, Chủ đầu tư có thể mời thêm các thành phần khác chứng kiến việc nghiệm thu nhưng không ký vào Biên bản nghiệm thu.

2. Các thành phần tham gia nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng không phân biệt nguồn vốn nêu trên được quy định cụ thể như sau:

2.1. Phía chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công cổ phần thủy điện Phong Điền.

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Nguyễn Văn A- Giám đốc Công ty cổ phần thủy điện Phong Điền.

b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn B.- Giám đốc Ban quản lý dự án thủy điện Phong Điền hoặc Giám đốc tư vấn quản lý dự án thủy điện Phong Điền (nếu chủ đầu tư thuê)

c) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). Thí dụ: Ông Bùi C.- Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng thủy điện.

d) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Phạm D.- Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại công trình-KS của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng thủy điện.

2.2. Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1- Tổng công ty ABC.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Võ Văn T.- Giám đốc.

- Người phụ trách thi công trực tiếp: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Trần văn H.- Chỉ huy trưởng công trường.

2.3. Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Công ty cổ phần thiết kế công trình thủy điện.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ ). Thí dụ: Ông Hoàng Văn M.- Giám đốc.

- Chủ nhiệm thiết kế: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn N.- KTS.

2.4. Phía chủ quản lý sử dụng hoặc chủ sở hữu công trình tham dự nghiệm thu (ghi tên tổ chức, cá nhân). Thí dụ: Nhà máy thủy điện Phong Điền.

- Người đại diện theo pháp luật: (ghi rõ họ và tên, chức vụ). Thí dụ: Ông Lê Văn T.- Giám đốc.

2.5. Các khách mời chứng kiến việc nghiệm thu (ghi rõ họ và tên, chức vụ ) nhưng không ký vào Biên bản nghiệm thu.
(Em xin hỏi thêm sau khi Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì TVTK có bắt buộc phải ký vào Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không ah?)
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
5. Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
Như vậy em nghĩ Ngoài 3 thành phần nêu trên ta lên cho thêm TVTK và đơn vị sử dụng thì tốt nhất.
 

41kt7

Thành viên rất năng động
Tham gia
17/8/10
Bài viết
114
Điểm thành tích
28
Bạn tham khảo thêm TCVN371:2006

4.4 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
4.4.1 Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:
- Người đại diện theo pháp luật;
- Chủ nhiệm thiết kế.
d) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.
e) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu.
f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

Cái này bạn phải xem trong hợp đồng xem có quy định nào bắt buộc TVTK phải tham gia nghiệm thu không? Nếu không có trong HĐ, Chủ đầu tư không yêu cầu --> không cần cũng được.

(Tuy nhiên hầu hết công trình đều có TVTK ký nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, vì cái này còn là cơ sở để nghiệm thu ,thanh toán sản phẩm cho chính đơn vị TVTK đó).
 

41kt7

Thành viên rất năng động
Tham gia
17/8/10
Bài viết
114
Điểm thành tích
28
Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
5. Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản.
Như vậy em nghĩ Ngoài 3 thành phần nêu trên ta lên cho thêm TVTK và đơn vị sử dụng thì tốt nhất.

Em đọc nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình, nhưng em chưa thấy mẫu các biên bản nghiệm thu: công việc, giai đoạn, hoàn thành hạng mục/công trình đưa vào sử dụng đi kèm (em muốn tìm hiểu thành phần nghiệm thu: các bên nào bắt buộc phải tham gia nghiệm thu theo quy định của pháp luật, bên nào chỉ phải nghiệm thu nếu có yêu cầu của Chủ đầu tư).
Nhờ các bác chỉ dùm em ah.
 

41kt7

Thành viên rất năng động
Tham gia
17/8/10
Bài viết
114
Điểm thành tích
28
Chào các bạn, về vấn đề Tư vấn thiết kế có phải ký trong biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không thì đã có các bài trả lời rất rõ ràng ở dưới rồi. Mình xin nói thêm 1 chút nữa, trách nhiệm của Tư vấn thiết kế còn rất quan trọng ở mặt giám sát tác giả. Vì vậy, không có ông Chủ đầu tư nào mà lại không yêu cầu đơn vị Tư vấn thiết kế có mặt trong biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng cả. Và trong tất cả các Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng ở các công trình mình Quản lý dự án thì đều yêu cầu có mặt của đơn vị Tư vấn thiết kế.
Hiện nay chúng ta cứ thực hiện các Biểu mẫu theo Nghị định 209/CP và 49/CP cho đến khi Nghị định 15/CP có hiệu lực thi hành ngày 15/4/2013. Mình nghĩ sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định này./.

Cảm ơn bác rất nhiều, em hỏi là vì dự án chỗ em (Bên em làm Chủ đầu tư) trong hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế có điều khoản Tư vấn phải ký vào biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình đang thực hiện dự án, đơn vị tư vấn đó giải thể, mặt khác khi thi công bản vẽ cần điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế. Vậy trong trường hợp này thì bên em phải xử lý như thế nào ah?
 

khongaica000

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/8/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
8
Theo mình, trường hợp bạn 41kt7 đưa ra cũng như các t/h mà nhà thầu th kế ko có đủ khả năng tiếp tục công việc (hoặc từ chối) thì CĐT có thể thuê nhà thầu khác thực hiện nốt công việc đó.
 

ĐỨC TÂM

Thành viên mới
Tham gia
20/2/14
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Trong BBNT hoàn thành đưa vào sử dụng thi phải có chử ký của: CĐT, Đv thi công, TV giám Sát, ĐV thiết kế, ĐV thụ hưởng (nếu có), Thành phần khác (nếu có). ĐV thiết kế thí bắc buột phải có rồi-> để xem ctr đưa vào sử dụng có đúng như bản vẽ tk của mình k?
 

lynam_lx

Thành viên mới
Tham gia
19/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Trích Số: 15/2013/NĐ-CP:"Điều 35. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định của quy trình vận hành, bảo trì công trình;
b) Kiểm tra, phát hiện hư hỏng của công trình để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình sửa chữa, thay thế;
c) Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình xây dựng;
d) Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức khắc phục ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình và phải chịu mọi chi phí khắc phục;
b) Từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng."

Chỉ có Chủ đầu tư + Chủ sử dụng + nhà thầu xây lắp ( hoặc Lđ thiết bị ) thôi
 

muoilyyb

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/3/14
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
33
Cho e hỏi ké thớt tý nhé: có phải theo nghị định 15 có thể bỏ Biên Bản nghiệm thu nộ bộ nhà thầu k ạ
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Em làm trong công tác cấp phát vốn, công trình CĐT gửi đến cho em tại BBNT hoàn thành công trình đưa vào sử dụng chỉ có 3 chữ ký của:
- Chủ đầu tư;
- Tư vấn giám sát;
- Nhà thầu thi công.

Nhưng thiếu chữ ký của nhà thầu thiết kế, các bác cho em hỏi trong văn bản luật có trường hợp nào quy định TVTK bắt buộc phải ký vào BBNTHT không? Tức là có cơ sở nào bắt họ phải bổ sung, làm lại hồ sơ không?

(Em xin hỏi thêm sau khi Nghị định 15/2013/NĐ-CP thì TVTK có bắt buộc phải ký vào Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng không ah?)

Xin trân trọng cảm ơn.
Cái món này vừa rồi công trình Chu Va 6 rõ ràng đó thôi. ...

Đối với tư vấn thiết kế: chịu trách nhiệm về các sai sót trong hồ sơ thiết kế, không chỉ dẫn về mác thép đúc làm ắc neo tăng đơ, không thực hiện giám sát quyền tác giả đối với một số bộ phận công trình như ắc neo tăng đơ và trụ tháp cầu, chấp thuận nghiệm thu các hạng mục công trình không đúng yêu cầu thiết kế.
 

NGUYỄN CHÍ TÂM

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/10
Bài viết
140
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Nơi ở
Tiền Giang
Cơ sở pháp lý để Tư vấn Thiết kế ký tên BBNT đưa vào sử dụng

Căn cứ vào mục c, khoản 3, điều 22 của Thông tư 10/2013/TT-BXD về thành phần tham gia nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, thì đơn vị Tư vấn bắt buộc ký tên vào BBNT hoàn thành để xác nhận công trình thi công đúng và đạt yêu cầu theo BVTK.
Xin được trích dẫn "3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của chủ đầu tư, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có);
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có liên quan;
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế;
d) Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình tham gia chứng kiến nghiệm thu."
Vậy Bạn yêu cầu Nhà thầu cung cấp hồ sơ KCS để kiểm tra rồi hả ký tên xác nhận vào BBNT!
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Căn cứ vào mục c, khoản 3, điều 22 của Thông tư 10/2013/TT-BXD về thành phần tham gia nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, thì đơn vị Tư vấn bắt buộc ký tên vào BBNT hoàn thành để xác nhận công trình thi công đúng và đạt yêu cầu theo BVTK.
Xin được trích dẫn "3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của chủ đầu tư, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có);
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có liên quan;
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế;
d) Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình tham gia chứng kiến nghiệm thu."
Vậy Bạn yêu cầu Nhà thầu cung cấp hồ sơ KCS để kiểm tra rồi hả ký tên xác nhận vào BBNT!
Việc này phải căn cứ vào Thông tư đã rõ, bạn Nguyen Chí Tâm chú ý câu mà mình bôi đen và gạch chân, không phải là bắt buộc- có nghĩa là đơn vị thiết kế tham gia ký nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo yêu cầu của Chủ đầu tư, như vậy nếu Chủ đầu tư mà không yêu cầu thì thôi, không bắt buộc. Vấn đề ở đây ta phải chú ý ở Hợp đồng ký kết giữa tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư có yêu cầu hay không, việc thứ hai là trách nhiệm của Tư vấn thiết kế đã có trách nhiệm của giám sát tác giả trong đó; vì vậy không có ông Chủ đầu tư nào mà lại không yêu cầu anh tư vấn thiết kế ký vào để gắn trách nhiệm của anh Thiết kế này trong biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
 

minh phong 07

Thành viên mới
Tham gia
8/4/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
tất nhiên

Xin trích nguyên văn mục 3 điều 22 của thông tư Số: 10/2013/TT-BXD. Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Phía chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của chủ đầu tư, người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư; người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có);
b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình: người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công của tổng thầu, các nhà thầu thi công xây dựng chính có liên quan;
c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư: người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế;
d) Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì khi nghiệm thu chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình tham gia chứng kiến nghiệm thu.

Với điều này chắc bạn sẽ biết có cần TVTK hay không. thân
 

haithe

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Vì không đăng được bài viết, nên nhờ mọi người giải thích hộ trong chủ đề này cái nhé.
Cho em hỏi ac việc áp dụng mã AL.17211 (vận chuyển vầng cỏ tiếp cự ly 10m) như thế nào thì hợp lý. Em đang xem hồ sơ đường GTNT dài 3,1km (đường dễ làm, vận chuyển vật liệu đến chân công trình vô tư); trong đó tư vấn lấy cự ly vận chuyển vầng cỏ 2000 m, họ nhân định mức với 200; theo em hiểu thì AL.17211 chỉ là vận chuyển nội bộ bằng thủ công phạm vi công trường; nếu như giảm định mức AL.17211 xuống, thì việc vận chuyển vầng cỏ từ nơi khác về chân công trình bằng ô tô thì áp dụng định mức nào?
 

sututam

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/7/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Theo ý kiến của tôi, cái này phụ thuộc vào công trình được thiết kế theo 2 bước hay 3 bước.
Trong trường hợp 2 bước thì bản vẽ TKKT và TKTC là một thì Tvtk có thể phải tham gia.
Còn trong trường hợp 3 bước thì bản vẽ TKKT và TKTC là 2 bước tách biệt nhau, tức là bản vẽ TKTC có thể khác với bản vẽ TKKT mà ko ảnh hưởng j đến quá trình thi công. thì Tvtk ko cần phải tham gia.
Thực tế thì, trong quá trình nghiệm thu các hạng mục đều thi công đúng với thiết kế và được tư vấn giám sát xác nhận.
Vậy thì cũng ko cần Tvtk tham gia nghiệm thu hoàn thành. (Nói đơn giản, tội vạ đâu anh tvgs phải chịu, vì a nghiệm thu xác nhận là đúng với thiết kế).
Nếu trong trường hợp BBNT Tư vấn giám sát xác nhận là đúng với thiết kế, mà tư vấn thiết kế bảo là sai, thì lúc đó cũng khó xử đấy.
 

themuoiksxd

Thành viên mới
Tham gia
16/9/16
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
Nơi ở
Thành phỗ Thái Nguyên
Mục c, khoản 3, điều 22 của Thông tư 10/2013/TT-BXD về thành phần tham gia nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, thì đơn vị Tư vấn bắt buộc ký tên vào BBNT hoàn thành để xác nhận công trình thi công đúng và đạt yêu cầu theo BVTK - Vậy mà một số bạn cứ cho là k cần TVTK. Thứ nhất là luật đã quy định bắt buộc, 2 là K có CĐT nào lại k y/c TVTk ký vào BBNT cả chỉ có CĐT k nắm rõ luật làm bừa thì mới k có thành phần TVTK thôi.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
@themuoiksxd tại thời điểm hiện tại (đầu năm 2019) thực hiện theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 26/2016/TT-BXD bạn nhé. Theo đó Thành phần ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình gồm:

a) Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
b) Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
b) Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng;
c) Người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật của từng thành viên trong liên danh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
d) Người đại diện của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
đ) Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
 

Top