B
Binh
Guest
Xin hỏi các bác, trong san lấp cát thì chi phí thí nghiệm được tính như thế nào? và nếu có thì các hệ số ra sao? Mong các bác chỉ bảo. Thanks các bác nhiều.
Chi phí thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào nằm trong chi phí trực tiếp khác (1,5%). Nhà thầu thi công xây lắp thỏa thuận với Đơn vị thí nghiệm về giá hợp đồng thí nghiệm. Đây là công việc bắt buộc mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện.Xin hỏi các bác, trong san lấp cát thì chi phí thí nghiệm được tính như thế nào? và nếu có thì các hệ số ra sao? Mong các bác chỉ bảo. Thanks các bác nhiều.
Bạn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. việc thí nghiệm vật liệu xây dựng là công việc bắt buộc phải thực hiện của nhà thầu và tuân thủ theo các nội dung trong nghị định 209 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đó là công việc thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Chi phí cho việc thí nghiệm này nằm trong "trực tiếp phí khác" (Bác nào đã và đang thi công đều biết điều này).Theo hướng dẫn tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì chi phí thí nghiệm vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư nằm trong phần chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí thí nghiệm tính theo đơn giá 32 của Bộ Xây dựng.
Phần chi phí nghiệm trong phần chi phí trực tiếp khác theo thông tư 05/2007/TT-BXD là các chi phí đó không xác định được khối lượng từ thiết kế (không tính toán trước được).
Ở đây có thể hiểu theo 2 cách:
- Nếu chủ đầu tư yêu cầu thì chi phí thí nghiệm tính vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Nếu theo tiếu chuẩn phải thí nghiệm thì nên đưa vào dự toán bằng cách cộng vào giá thành của vật liệu.
Bạn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. việc thí nghiệm vật liệu xây dựng là công việc bắt buộc phải thực hiện của nhà thầu và tuân thủ theo các nội dung trong nghị định 209 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đó là công việc thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Chi phí cho việc thí nghiệm này nằm trong "trực tiếp phí khác" (Bác nào đã và đang thi công đều biết điều này).
Còn chi phí :" - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư" nằm trong chi phí quản lý dự án hoặc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Công việc này là không thường xuyên: khi chủ đầu tư tiến hành kiểm tra khảo sát các mỏ vật liệu hoặc thí nghiệm kiểm tra đối chứng vật liệu của nhà thầu thì mới phát sinh chi phí này.
Hiện nay chi phí thí nghiệm đầu vào của cát san lấp chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo tôi, phần chi phí thí nghiệm này nên tính riêng và bổ sung vào mục chi phí khác của Thông tư 05 là phù hợp nhất, bởi các lý do:
- Khối lượng lấy mẫu cát san lấp để thí nghiệm kiểm tra chất lượng đầu vào có căn cứ theo Tiêu chuẩn;
- Chi phí thí nghiệm tính toán được theo định mức, đơn giá Nhà nước ban hành;
Công việc này phải tiến hành thường xuyên không phải do Chủ đầu tư yêu cầu, cũng không phải trách nhiệm của Nhà thầu thi công mà là do nhà cung cấp vật liệu. Khi nhà cung cấp vật liệu chứng minh có mỏ cát hợp pháp và kèm theo thí nghiệm chất lượng cát tại mỏ thì làm sao QLCL đầu vào cho công trình vì thường thì chất lượng cát tại mỏ không đồng đều. Như vậy phải chấp nhận thí nghiệm đầu vào theo quy định của hồ sơ thiết kế. Hồ sơ thiết kế có quy định, chi phí tính toán được nên phải là chi phí hợp lý. Đã là chi phí hợp lý thì phải có đầu mục công việc cho công tác này.
Qua đó có thể kết luận như sau: Qua diễn đàn, chúng ta đóng góp ý kiến để kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành bổ sung phần chi phí thí nghiệm vật liệu cát san lấp vào mục chi phí khác của Thông tư 05.
Như vậy, theo mình trong quá trình lập dự toán, người lập cần xem xét cụ thể từng công việc để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp. Cách này đơn giản, chính xác và hiệu quả nhất.Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.
Cảm ơn bạn.
Trước hết, đồng ý với quan điểm của bạn và các đồng nghiệp về việc điều chỉnh chi phí trực tiếp khác trong một số trường hợp nhất định.
1. Theo quan điểm của mình thì chi phí thí nghiệm này không thể ủy quyền lại cho nhà cung ứng vật liệu
Theo TT27/2009/TT-BXD - Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu bao gồm: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình. Như vậy, trước hết chúng ta hiểu việc kiểm tra chất lượng đầu vào (thuộc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu) là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Hơn nữa theo QĐ số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của BXD về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì hồ sơ thí nghiệm phải có:
- Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;
- Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm; người giám sát của chủ đầu tư dự án/công trình/hạng mục công trình;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.
Việc giao lại trách nhiệm này cho nhà cung ứng là không phù hợp.
2. Về việc đưa chi phí thí nghiệm cát san lấp vào Chi phí khác trong Tổng mức đầu tư
Việc kiểm tra chất lượng đầu vào đã được "khoán" cho nhà thầu thì công xây dựng thông qua Trực tiếp phí khác (1,5%).
Nhìn một cách phiếm diện, trong vô vàn loại vật liệu - cấu kiện bán thành phẩm xây dựng, việc kiểm tra chất lượng đầu vào của "cát san lấp" không hẳn đã quan trọng bằng rất nhiều loại vật liệu khác. Thậm chí trong các loại cát, yêu cầu về chất lượng của "cát san lấp" chưa hẳn đã cao bằng cát cho công tác bê tông, cho công tác xây và trát. Rõ ràng, nếu chỉ tiếng riêng Chi phí thí nghiệm đầu vào cho "cát san lấp" thì e rằng sẽ có rất nhiều loại vật liệu khác cũng "lên tiếng"
Thông thường, trong quá trình khảo sát thiết kế, nhà thầu thiết kế đã lựa chọn và chỉ định mỏ vật liệu có chất lượng tương đối bảo đảm, đủ trữ lượng và hiệu quả kinh tế nhất.
Chúng ta hiểu, khối lượng vật liệu cát san lấp càng lớn thì giá trị càng lớn. Vấn đề chúng ta quan tâm là tỷ lệ chi phí trực tiếp khác (1,5%) đã phù hợp hay chưa?
Trích thông tư 05/2007/TT-BXD:Như vậy, theo mình trong quá trình lập dự toán, người lập cần xem xét cụ thể từng công việc để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp. Cách này đơn giản, chính xác và hiệu quả nhất.
Chi phí thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào nằm trong chi phí trực tiếp khác (1,5%). Nhà thầu thi công xây lắp thỏa thuận với Đơn vị thí nghiệm về giá hợp đồng thí nghiệm. Đây là công việc bắt buộc mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện.