Vốn tư nhân thành lập Ban QLDA kiểu gì? (gấp)

liemhx

Thành viên mới
Tham gia
6/12/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Chào các bro,
Công ty em hoàn toàn vốn tư nhân, dự án nhóm A và đang chuẩn bị thành lập Ban QLDA giống như kiểu một phòng ban, trực thuộc và sử dụng tư cách pháp nhân công ty nhưng đặt tên là "Ban QLDA". Em đã đọc NĐ 12 và Thông tư 03 tuy nhiên còn vấn đề mông lung:

1/ Điều 2 NĐ 12 nói vốn tư nhân thì chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Thông tư 03 hướng dẫn Nghị định 12 thì có kết luận: "Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"
Như vậy tóm lại là vốn tư nhân thành lập BQLDA thì có bị Nghị định 12 và TT03 điều chỉnh không hay chỉ khuyến khích áp dụng, tự sướng kiểu gì cũng được?

Bây giờ đặt trường hợp công ty em vẫn phải thành lập BQLDA theo luật thì:
2/ Về điều kiện năng lực của người lãnh đạo Ban QLDA: điều 43 Nđ12 ghi "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm"
Chú ý là đúng thuật ngữ nó dùng là Giám đốc quản lý dự án nhé, không có chữ "Ban", như vậy công ty em muốn để một ông học quản trị kinh doanh làm chức vụ "Giám đốc Ban quản lý dự án" hoặc "Trưởng Ban quản lý dự án" thì có phải tuân thủ yêu cầu trên không? ở đây em đề cập vấn đề lách luật bằng cách xử lý các thuật từ

3/ Về điều kiện năng lực của nhân viên BQLDA
Bên công ty em cũng 100% đi thuê từ khâu chuẩn bị, kiến trúc, quy hoạch, thi công, v.v.. Cán bộ BQLDA nếu em có nhét vào thì cũng chỉ để ra đề bài, thẩm định, giám sát, hò hét, đốc thúc, đôi khi có thể tổ chức đấu thầu (hạn chế), nghiệm thu v.v.. nhưng không phải đơn vị trực tiếp hành sự.

Như vậy nhân viên BQLDA của em có cần các yêu cầu năng lực (bằng cấp chứng chỉ) như trong luật không? Nhân viên của BQLDA có cần phải 100% có chứng chỉ Quản lý dự án không?

Tóm lại là em đang rất băn khoăn là với dự án có nguồn vốn tư nhân thì chủ đầu tư muốn thành lập hay không thành lập Ban QLDA cũng được. Trong trường hợp có thành lập thì có cần cần tuân thủ về năng lực, qui mô theo cấp công trình?

Mong các bác chỉ giáo gấp giúp em. Many Thanks!

 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
674
Điểm thành tích
63
Bạn xem nếu mà phức tạp hoặc phải tuyển thêm người vào chức danh trong ban quản lý dự án đấy thì bạn thuê luôn một đơn vị tư vấn quản lý dự án hộ bạn luôn, và những người đấy có các chứng chỉ hành nghề như TVGS thì cũng không cần thuê đơn vị tư vấn giám sát nữa ( có đủ năng lực ) giảm được một chi phí ...
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Chào các bro,
Công ty em hoàn toàn vốn tư nhân, dự án nhóm A và đang chuẩn bị thành lập Ban QLDA giống như kiểu một phòng ban, trực thuộc và sử dụng tư cách pháp nhân công ty nhưng đặt tên là "Ban QLDA". Em đã đọc NĐ 12 và Thông tư 03 tuy nhiên còn vấn đề mông lung:

1/ Điều 2 NĐ 12 nói vốn tư nhân thì chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Thông tư 03 hướng dẫn Nghị định 12 thì có kết luận: "Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"
Như vậy tóm lại là vốn tư nhân thành lập BQLDA thì có bị Nghị định 12 và TT03 điều chỉnh không hay chỉ khuyến khích áp dụng, tự sướng kiểu gì cũng được?

Bây giờ đặt trường hợp công ty em vẫn phải thành lập BQLDA theo luật thì:
2/ Về điều kiện năng lực của người lãnh đạo Ban QLDA: điều 43 Nđ12 ghi "Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm"
Chú ý là đúng thuật ngữ nó dùng là Giám đốc quản lý dự án nhé, không có chữ "Ban", như vậy công ty em muốn để một ông học quản trị kinh doanh làm chức vụ "Giám đốc Ban quản lý dự án" hoặc "Trưởng Ban quản lý dự án" thì có phải tuân thủ yêu cầu trên không? ở đây em đề cập vấn đề lách luật bằng cách xử lý các thuật từ

3/ Về điều kiện năng lực của nhân viên BQLDA
Bên công ty em cũng 100% đi thuê từ khâu chuẩn bị, kiến trúc, quy hoạch, thi công, v.v.. Cán bộ BQLDA nếu em có nhét vào thì cũng chỉ để ra đề bài, thẩm định, giám sát, hò hét, đốc thúc, đôi khi có thể tổ chức đấu thầu (hạn chế), nghiệm thu v.v.. nhưng không phải đơn vị trực tiếp hành sự.

Như vậy nhân viên BQLDA của em có cần các yêu cầu năng lực (bằng cấp chứng chỉ) như trong luật không? Nhân viên của BQLDA có cần phải 100% có chứng chỉ Quản lý dự án không?

Tóm lại là em đang rất băn khoăn là với dự án có nguồn vốn tư nhân thì chủ đầu tư muốn thành lập hay không thành lập Ban QLDA cũng được. Trong trường hợp có thành lập thì có cần cần tuân thủ về năng lực, qui mô theo cấp công trình?

Mong các bác chỉ giáo gấp giúp em. Many Thanks!

Mình xin có vài ý kiến tư vấn như sau:
1. Nghị định 12/2009/CP đã nói rõ:
- Nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tư vấn quản lý dự án;
- Nếu muốn quản lý thì phải thành lập Ban QLDA nhưng phải tuân theo nghị định 12;
2. Công trình của bạn vốn tư nhân 100% vẫn phải tuân thủ các điều kiện của nghị định 12 bạn ạ, 1 là bạn đi thuê hoặc là thành lập ban. Nếu bạn mà làm không theo kiểu nào thì sau này hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư sẽ gặp phải nhiều điều khó khăn. Bạn nên nghe sự tư vấn của mình, bạn đừng phân biệt vốn tư nhân hay vốn nhà nước vì đều phải tuân thủ pháp luật của nhà nước. Vốn tư nhân với nhóm A phải thuê hoặc thành lập Ban là điều bắt buộc. Bên mình cũng vốn tư nhân 100%, đã băn khoăn về vấn đề này nên khi thành lập ban quản lý dự án đã phải thực hiện đây đủ theo nghị định (mình có thuê tư vấn bên Sở KHĐT HN).
- Nếu bạn thành lập ban phụ thuộc công ty không hạch toán độc lập thì thành lập ban với con dấu pháp lý là dấu vuông, sở KHĐT sẽ thụ lý hồ sơ;
- Nếu bạn thành lập ban hạch toán độc lập có dấu tròn thì phải tuân thủ theo nghị định 12 và nghị định khác của chính phủ về thành lập tổ chức, công ty .. như Giám đốc ban QLDA (tuân thủ theo nghị định 12 có bằng đại học đúng chuyên ngành, đã làm từ 3 công trình có tính chất tương tự trở lên; có chứng nhận đào tạo giám đốc quản lý dự án và các cán bộ kỹ sư khác trong ban phải tuân theo nghị định 12); phải có hồ sơ của kế toán trưởng. Nói tóm lại bạn phải gặp trực tiếp bên sở KHĐT để người ta tư vấn cho bạn, hoặc thuê một công ty luật chuyên làm về vấn đề này.
Bạn đừng băn khoăn nữa hãy thuê hoặc thành lập ban ngay bạn ạ.
 
Last edited by a moderator:

liemhx

Thành viên mới
Tham gia
6/12/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Thank bác tranhaiduongvc11, bên em cũng có ý định đi thuê tư vấn QLDA nhưng không thuê toàn bộ mà chỉ thuê một số phần việc mà BQLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện (Điều 33 NĐ12), như vậy việc em lập BQLDA là sẽ làm, nhưng cái em băn khoăn là phải setup năng lực nhân sự chp BQLDA ấy như thế nào? đương nhiên là bên em không thể đủ người.

còn Thông tư 03 hướng dẫn NDD12 thì ngay đoạn mở đầu CHƯƠNG III QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (trước Điều 11) có ghi rõ luôn "Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Vậy thì chẳng lẽ TT03 lại "đá lại" NĐ12? Em tham khảo vài ông bạn của các dự án khác (vốn tư nhân) thì năng lực nhân sự trong BQLDA của họ cũng tùm lum mà chẳng làm sao, hình thức của họ y hệt như 1 phòng trực thuộc nhưng tên gọi là "BQLDA" thế nên em vẫn rất băn khoăn.

Em định setup cái BQLDA giống kiểu đó cho gọn nhẹ, giao cho vài mảng để nghiên cứu tìm tòi, xong rồi đi thuê và hò hét, như vậy có ổn không
 

liemhx

Thành viên mới
Tham gia
6/12/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
NĐ 12 và Thông tư 03 có mâu thuẫn?

Dự án bên mình vốn tư nhân, nhóm A, theo ND12/2009 thì phải lập Ban quản lý dự án "có đủ năng lực" (bên mình không đi thuê), mình rất băn khoăn là phải setup năng lực nhân sự cho BQLDA ấy như thế nào?

còn Thông tư 03 hướng dẫn NDD12 thì ngay đoạn mở đầu CHƯƠNG III QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (trước Điều 11) có ghi rõ luôn "Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Vậy thì chẳng lẽ TT03 lại "đá lại" NĐ12?

Mình tham khảo vài ông bạn của các dự án khác (vốn tư nhân) thì năng lực nhân sự trong BQLDA của họ cũng tùm lum mà chẳng làm sao, hình thức của họ y hệt như 1 phòng trực thuộc nhưng tên gọi là "BQLDA" thế nên mình vẫn rất băn khoăn.

Mình định setup cái BQLDA giống kiểu đó cho gọn nhẹ, giao cho vài mảng để nghiên cứu tìm tòi, xong rồi đi thuê thực hiện và ngồi giám sát hò hét, như vậy có ổn không

Các bạn cho ý kiến giúp nhé, cảm ơn nhiều
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Thank bác tranhaiduongvc11, bên em cũng có ý định đi thuê tư vấn QLDA nhưng không thuê toàn bộ mà chỉ thuê một số phần việc mà BQLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện (Điều 33 NĐ12), như vậy việc em lập BQLDA là sẽ làm, nhưng cái em băn khoăn là phải setup năng lực nhân sự chp BQLDA ấy như thế nào? đương nhiên là bên em không thể đủ người.

còn Thông tư 03 hướng dẫn NDD12 thì ngay đoạn mở đầu CHƯƠNG III QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (trước Điều 11) có ghi rõ luôn "Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Vậy thì chẳng lẽ TT03 lại "đá lại" NĐ12? Em tham khảo vài ông bạn của các dự án khác (vốn tư nhân) thì năng lực nhân sự trong BQLDA của họ cũng tùm lum mà chẳng làm sao, hình thức của họ y hệt như 1 phòng trực thuộc nhưng tên gọi là "BQLDA" thế nên em vẫn rất băn khoăn.

Em định setup cái BQLDA giống kiểu đó cho gọn nhẹ, giao cho vài mảng để nghiên cứu tìm tòi, xong rồi đi thuê và hò hét, như vậy có ổn không
Đúng rồi, tôi đang nói với bác là theo đúng chuẩn mực thôi nhưng nhiều khi bác biết rồi đó thủ tục hành chính là như thế, bác nên thuê đơn vị chuyên nó làm nhanh chóng và gọn gàng cho bác. Có cái ấy là có tất cả, bác cảm ơn tôi thì ấn nút cảm ơn nhé. Có gì mail cho tôi duongth@hoanghuy.vn
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
đóng góp thêm ý kiến

Theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt trong đầu tư xây dựng thì tại điều 9: Xử phạt CĐT vi phạm về quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước:
Đồng thời nghị định này cũng không có điều khoản xử phạt CĐT nguồn vốn khác. không có chế tài xử phạt vì vậy có thể cho rằng vốn tư nhân không áp dụng bắt buộc.
Nhân chuyện này có lẽ kiến nghị Chính phủ nên quy định rõ về việc áp dụng quy định về hình thức quản lý dự án đối với từng nguồn vốn
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt trong đầu tư xây dựng thì tại điều 9: Xử phạt CĐT vi phạm về quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước:
Đồng thời nghị định này cũng không có điều khoản xử phạt CĐT nguồn vốn khác. không có chế tài xử phạt vì vậy có thể cho rằng vốn tư nhân không áp dụng bắt buộc.
Nhân chuyện này có lẽ kiến nghị Chính phủ nên quy định rõ về việc áp dụng quy định về hình thức quản lý dự án đối với từng nguồn vốn
Mình lại tranh luận một tý nhỉ, nhiều lúc mình cứ hiểu sai vấn đề. Nếu anh naat có 1000 tỷ chằng hạn anh muốn xây nhà 30 tầng, anh không có chuyên môn về xây dựng chẳng hạn thì anh có thể đi thuê hoặc tuyển người đầy đủ chuyên môn để thành lập Ban. Tôi đã nói ở bài dưới 1 là thuê, 2 là thành lập mà. Còn công trình tư nhân thì dĩ nhiên là sẽ không khắt khe như nhà nước là đúng rồi. Xin cảm ơn bác naat
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Dự án bên mình vốn tư nhân, nhóm A, theo ND12/2009 thì phải lập Ban quản lý dự án "có đủ năng lực" (bên mình không đi thuê), mình rất băn khoăn là phải setup năng lực nhân sự cho BQLDA ấy như thế nào?

còn Thông tư 03 hướng dẫn NDD12 thì ngay đoạn mở đầu CHƯƠNG III QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (trước Điều 11) có ghi rõ luôn "Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án sau đây cho phù hợp.
Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích tham khảo, áp dụng"

Vậy thì chẳng lẽ TT03 lại "đá lại" NĐ12?

Mình tham khảo vài ông bạn của các dự án khác (vốn tư nhân) thì năng lực nhân sự trong BQLDA của họ cũng tùm lum mà chẳng làm sao, hình thức của họ y hệt như 1 phòng trực thuộc nhưng tên gọi là "BQLDA" thế nên mình vẫn rất băn khoăn.

Mình định setup cái BQLDA giống kiểu đó cho gọn nhẹ, giao cho vài mảng để nghiên cứu tìm tòi, xong rồi đi thuê thực hiện và ngồi giám sát hò hét, như vậy có ổn không

Các bạn cho ý kiến giúp nhé, cảm ơn nhiều
Mình đã trao đổi với bạn trong chủ đề "Vốn tư nhân có phải thành lập Ban QLDA không?". Thực ra bạn không thành lập thì phải đi thuê, dự án của bạn nhóm A thì phải xin phép các sở ban ngành rồi, nếu không đủ năng lực thì phải thuê các đơn vị tư vấn quản lý để giám sát chất lượng công trình. Việc thanh tra sở hay các cơ quan ban ngành của nhà nước vào kiểm tra chất lượng thì bạn phải chứng minh mình có đủ năng lực đề làm hay không? Thông tư 03 không mâu thuẫn với nghị định 12 đâu vì thông tư 03 cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết nghị định bạn ạ. Công trình tư nhân kiểu nhóm C thì bạn làm thoải mái còn công trình nhóm A thì phức tạp đấy. Vốn tư nhân khuyến khích áp dụng như mô hình ban của nhà nước còn việc không có bộ phận quản lý giám sát thì các ban ngành kiểm tra sẽ sờ gáy bạn.
 

liemhx

Thành viên mới
Tham gia
6/12/10
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
À em cũng đang định hỏi bác về cái vấn đề BQLDA lại phải đi đăng ký với sở ban ngành, như bên bác là sở KHĐT, cái đó nó quy định ở văn bản nào bác chỉ cho em với, có tính chất địa phương không? Nếu mà cứ phải đúng như vậy thì em hơi... mệt :( hy vọng là Nđ23 nó không có chế tài để phạt em
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
À em cũng đang định hỏi bác về cái vấn đề BQLDA lại phải đi đăng ký với sở ban ngành, như bên bác là sở KHĐT, cái đó nó quy định ở văn bản nào bác chỉ cho em với, có tính chất địa phương không? Nếu mà cứ phải đúng như vậy thì em hơi... mệt :( hy vọng là Nđ23 nó không có chế tài để phạt em

Tất cả các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu pháp nhân đều do Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố làm. Đây là thủ tục hành chính, mình nhớ không nhầm nó nằm trong luật doanh nghiệp thì phải, bạn check xem nhé
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Tất cả các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp con dấu pháp nhân đều do Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, thành phố làm. Đây là thủ tục hành chính, mình nhớ không nhầm nó nằm trong luật doanh nghiệp thì phải, bạn check xem nhé

Hi đ/c Dương.

Theo mình thì có quan điểm thế này.
- Theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính Phủ ban hành và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì:
Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
+ Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực;
+ Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
- Vậy vấn đề đặt ra là khi thành lập Ban Quản lý dự án thì sẽ giải quyết thế nào về mặt tư cách pháp nhân:
+ Nếu Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA mà BQL DA là một đơn vị phụ thuộc hoạt động dưới tư cách pháp nhân của công ty (tức chủ đầu tư) thì khi đó BQLDA không cần có con dấu, trụ sở riêng và tài khoản riêng. Chỉ cần một quyết định thành lập Ban QLDA của Chủ đầu tư, khi đó chức danh của người đứng đầu Ban QLDA gọi là Trưởng Ban QLDA chứ không phải là Giám đốc Ban QLDA.
+ Nếu Chủ đầu tư muốn thành lập Ban QLDA mà Ban QLDA là một đơn vị độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, hạch toán độc lập ..., thì khi đó thủ tục thành lập Ban QLDA tiến hành như việc thành lập doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp (Đăng ký thành lập, Đăng ký con dấu, chứng nhận kinh doanh ...). Khi đó chức danh của người đứng đầu Ban QLDA được gọi là Giám đốc Ban QLDA.

- Đối với nguồn vốn tư nhân, ở Các công ty chỉ có số ít dự án thì họ thành lập Ban QLDA (phụ thuộc). Ở các Tập đoàn lớn, tổng công ty lớn thì họ thành lập các Công ty con đại diện họ làm Chủ đầu tư (sau này sẽ quản lý khai thác dự án đó luôn) và Công ty con này cũng lập ra Ban QLDA của họ. Chứ mình ít thấy trường hợp Công ty Tư nhân lại đi thành lập một Ban QLDA độc lập cả, vì thủ tục sẽ phức tạp (Đăng ký thành lập, xin con dấu, mã số thuế ...), mặt khác hết dự án đó là cái Ban QLDA đó giải thể.
- Đối với các dự án Nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thông thường:
+ Với mỗi ngành riêng nhà nước thành lập các Ban QLDA chuyên trách (vì họ thực hiện rất nhiều dự án). Ví dụ: PMU18, PMU Mỹ Thuận, Ban 2 ... Vì Các ban này tồn tại rất dài, hết dự án này lại có dự án khác nên họ hạch toán độc lập, có con dấu riêng, ...
+ Với các dự án nhỏ của các tỉnh, thì sẽ có quyết định thành lập Ban QLDA, các ban này lấy nhân sự theo kiểu kiêm nhiệm và hạch toán phụ thuộc vào Sở tương ứng. Họ không có con dấu riêng, không có tài khoản riêng ...
+ Với các dự án lớn, đặc thù thì bắt buộc thành lập một Ban QLDA riêng biệt, có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng ........

Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
 

namkhuestar

Thành viên mới
Tham gia
26/4/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
theo Khoản 3, Điều 3 và điểm b, Khoản 3 Điều 4, Thông tư 22/2009/TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực thì dù vốn ngoài hay vốn ngân sách tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đối với quản lý dự án thì cần phải có đủ điều kiện năng lực theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP (tức là giám đốc ban và thành viên trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án; giám đốc phải có thêm bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành nghề phù hợp).

Còn theo Thông tư 03 chỉ có việc hướng dẫn chọn hình thức quản lý dự án (vốn khác chỉ cần tham khảo về lựa chọn hình thức và nội dung quản lý dự án) chứ không nói là không cần điều kiện năng lực về qlda đối với vốn khác.

Các bác cần phân biệt 2 điều này. Em làm quản lý nhà nước nên cũng vắt óc vì vấn đề khó hiểu này, nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thấy không có mâu thuẫn trong Nghị Định 12 về vấn đề này.
 
Last edited by a moderator:

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
theo Khoản 3, Điều 3 và điểm b, Khoản 3 Điều 4, Thông tư 22/2009/TT-BXD ngày 6/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về điều kiện năng lực thì dù vốn ngoài hay vốn ngân sách tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đối với quản lý dự án thì cần phải có đủ điều kiện năng lực theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP (tức là giám đốc ban và thành viên trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án; giám đốc phải có thêm bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành nghề phù hợp).

Còn theo Thông tư 03 chỉ có việc hướng dẫn chọn hình thức quản lý dự án (vốn khác chỉ cần tham khảo về lựa chọn hình thức và nội dung quản lý dự án) chứ không nói là không cần điều kiện năng lực về qlda đối với vốn khác.

Các bác cần phân biệt 2 điều này. Em làm quản lý nhà nước nên cũng vắt óc vì vấn đề khó hiểu này, nhưng khi nghiên cứu kỹ thì thấy không có mâu thuẫn trong Nghị Định 12 về vấn đề này.


Thông tư 03 hướng dẫn chi tiết nghị định 12 chứ không chọn hình thức quản lý nhé, việc quản lý dự án vốn nào cũng thể cũng cần phải có quy trình, ban bệ, .... đúng theo văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên vốn tư nhân dù khuyến khích nhưng không thể nằm ngoài vòng pháp luật. Ông thích làm gì là được à? Không có chuyện đó đúng không bạn.
 

bao1910

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/9/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Hi D/c Đỗ Dũng!
Đ/c trước khi áp dụng VBQPPL và phát biểu nên xem kỹ. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và NĐ 112/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
Trân trọng!
Hi đ/c Dương.

Theo mình thì có quan điểm thế này.
- Theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Chính Phủ ban hành và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì:
Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
+ Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực;
+ Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
- Vậy vấn đề đặt ra là khi thành lập Ban Quản lý dự án thì sẽ giải quyết thế nào về mặt tư cách pháp nhân:
+ Nếu Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA mà BQL DA là một đơn vị phụ thuộc hoạt động dưới tư cách pháp nhân của công ty (tức chủ đầu tư) thì khi đó BQLDA không cần có con dấu, trụ sở riêng và tài khoản riêng. Chỉ cần một quyết định thành lập Ban QLDA của Chủ đầu tư, khi đó chức danh của người đứng đầu Ban QLDA gọi là Trưởng Ban QLDA chứ không phải là Giám đốc Ban QLDA.
+ Nếu Chủ đầu tư muốn thành lập Ban QLDA mà Ban QLDA là một đơn vị độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng, hạch toán độc lập ..., thì khi đó thủ tục thành lập Ban QLDA tiến hành như việc thành lập doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp (Đăng ký thành lập, Đăng ký con dấu, chứng nhận kinh doanh ...). Khi đó chức danh của người đứng đầu Ban QLDA được gọi là Giám đốc Ban QLDA.

- Đối với nguồn vốn tư nhân, ở Các công ty chỉ có số ít dự án thì họ thành lập Ban QLDA (phụ thuộc). Ở các Tập đoàn lớn, tổng công ty lớn thì họ thành lập các Công ty con đại diện họ làm Chủ đầu tư (sau này sẽ quản lý khai thác dự án đó luôn) và Công ty con này cũng lập ra Ban QLDA của họ. Chứ mình ít thấy trường hợp Công ty Tư nhân lại đi thành lập một Ban QLDA độc lập cả, vì thủ tục sẽ phức tạp (Đăng ký thành lập, xin con dấu, mã số thuế ...), mặt khác hết dự án đó là cái Ban QLDA đó giải thể.
- Đối với các dự án Nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thông thường:
+ Với mỗi ngành riêng nhà nước thành lập các Ban QLDA chuyên trách (vì họ thực hiện rất nhiều dự án). Ví dụ: PMU18, PMU Mỹ Thuận, Ban 2 ... Vì Các ban này tồn tại rất dài, hết dự án này lại có dự án khác nên họ hạch toán độc lập, có con dấu riêng, ...
+ Với các dự án nhỏ của các tỉnh, thì sẽ có quyết định thành lập Ban QLDA, các ban này lấy nhân sự theo kiểu kiêm nhiệm và hạch toán phụ thuộc vào Sở tương ứng. Họ không có con dấu riêng, không có tài khoản riêng ...
+ Với các dự án lớn, đặc thù thì bắt buộc thành lập một Ban QLDA riêng biệt, có tư cách pháp nhân riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng ........

Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
 

bao1910

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/9/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Xin chao Đ/c duongvc11!
Nghị định 12/2009/NĐ-CP và TT 22/2009/TT-BXD, TT 03/2011/TT-BXD là các văn bản Pl hướng dẫn của Chính phủ và bộ Xây dựng hướng dẫn Quản lý dự án đầu tư XD CT. Tôi đồng ý với ý kiến của
namkhuestar . Các văn bản này ra đời quản lý các dự án và công trình có vốn của nhà nước, tránh thất thoát,....và thực hiện theo các QC, TC hiện hành. Các ban quản lý dự án có vốn khác thì do chủ đầu tư tự quyết định về hình thức (kể cả có vốn nhà nước nhưng dưới 30%) và năng lực ban QLDA phải đảm bảo theo TT 22/2009. Ở đây không có chuyện " nằm ngoài vòng PL và thích làm gì thì làm". Bạn nên hiểu rằng,với 1 ban QLDA ko có trình độ thì chủ đầu tư là ng chịu thiệt hại đầu tiên. Có một câu ngạn ngữ: "Mèo đen hay mèo trắng cũng là mèo miễn sao bắt được chuột"
Trân trọng!


Thông tư 03 hướng dẫn chi tiết nghị định 12 chứ không chọn hình thức quản lý nhé, việc quản lý dự án vốn nào cũng thể cũng cần phải có quy trình, ban bệ, .... đúng theo văn bản quy phạm pháp luật. Cho nên vốn tư nhân dù khuyến khích nhưng không thể nằm ngoài vòng pháp luật. Ông thích làm gì là được à? Không có chuyện đó đúng không bạn.
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Cho em hỏi tí.

Em vừa đi thi công một công trình chung cư 25 tầng ở HN, nhưng làm việc được 5 ngày thì em bỏ, vì có nhiều thứ vớ vẩn quá, vớ vẩn cái gì thì em chia sẻ sau, nhưng ở chỗ khác, không phải chỗ này.

Công trình đấy thuộc dự án 100% vốn tư nhân, được triển khai và điều hành một cách thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp, hình thức không phổ biến. Đại loại là một cá nhân duy nhất, vừa làm chủ đầu tư, vừa làm tư vấn, vừa làm QLDA, vừa làm nhà thầu, vừa làm chỉ huy trưởng công trình và thi thoảng vẫn làm công nhân.

Em phụ trách ván khuôn, cốt thép, trực bê tông mấy đêm mà vẫn chưa thấy cái biên bản nghiệm thu mặt mũi nó ra làm sao cả, bởi vì tất cả chỉ cần ông sếp gật đầu là ok. Đội ngũ kỹ thuật ở đây toàn là công nhân đi thi công xây dựng lâu năm, lính của ông sếp trước đây bây giờ có nhiều kinh nghiệm nên cho về giám sát kỹ thuật, chả ông nào có bằng cấp gì hết á, bảo sao làm thế thôi chứ chả có tí tư duy gì về bản chất kỹ thuật cả.

Mà tổng mức đầu tư nghe đâu gần 400 tỷ đấy. Thế mà ông sếp này lại quản lý tất cả mọi mặt trận cứ như là xây cái nhà mấy trăm triệu của ông ý.

Em muốn hỏi nếu quản lý kiểu này thì có bị pháp luật sờ gáy không? Nếu sau này các giấy tờ được hợp thức hóa không phải nhật ký công trình nữa mà là "hồi ký công trình" thì có lách luật được không? Về sau dự án này nó sẽ gặp những khó khăn gì?

Mong các bác chia sẻ.
 

ngochoatn

Thành viên mới
Tham gia
1/2/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Các bác cho e hỏi một chút. Nếu Công ty e có công trình thuộc dự án nhóm B thì thành lập BQL DA thế nào ah?
 

Huancc5

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/4/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Các văn bản qui định đối với nguồn vốn nhà nước (30% trở lên), vốn tư nhân thì không bắt buộc (vì tiền của người ta thì làm như thế nào là quyền của người ta, nhà nước không can thiệp). Tuy nhiên, với dự án nhóm A thì qui mô lớn và xây dựng phức tạp. Do đó, nếu chủ đầu tư không có chuyên môn thì nên thuê các đơn vị tư vấn QLDA chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng, tiến độ và chi phí.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Cho em hỏi tí.

Em vừa đi thi công một công trình chung cư 25 tầng ở HN, nhưng làm việc được 5 ngày thì em bỏ, vì có nhiều thứ vớ vẩn quá, vớ vẩn cái gì thì em chia sẻ sau, nhưng ở chỗ khác, không phải chỗ này.

Công trình đấy thuộc dự án 100% vốn tư nhân, được triển khai và điều hành một cách thiếu bài bản, thiếu chuyên nghiệp, hình thức không phổ biến. Đại loại là một cá nhân duy nhất, vừa làm chủ đầu tư, vừa làm tư vấn, vừa làm QLDA, vừa làm nhà thầu, vừa làm chỉ huy trưởng công trình và thi thoảng vẫn làm công nhân.

Em phụ trách ván khuôn, cốt thép, trực bê tông mấy đêm mà vẫn chưa thấy cái biên bản nghiệm thu mặt mũi nó ra làm sao cả, bởi vì tất cả chỉ cần ông sếp gật đầu là ok. Đội ngũ kỹ thuật ở đây toàn là công nhân đi thi công xây dựng lâu năm, lính của ông sếp trước đây bây giờ có nhiều kinh nghiệm nên cho về giám sát kỹ thuật, chả ông nào có bằng cấp gì hết á, bảo sao làm thế thôi chứ chả có tí tư duy gì về bản chất kỹ thuật cả.

Mà tổng mức đầu tư nghe đâu gần 400 tỷ đấy. Thế mà ông sếp này lại quản lý tất cả mọi mặt trận cứ như là xây cái nhà mấy trăm triệu của ông ý.

Em muốn hỏi nếu quản lý kiểu này thì có bị pháp luật sờ gáy không? Nếu sau này các giấy tờ được hợp thức hóa không phải nhật ký công trình nữa mà là "hồi ký công trình" thì có lách luật được không? Về sau dự án này nó sẽ gặp những khó khăn gì?

Mong các bác chia sẻ.
Vấn đề của bạn nói đến rất hay.
Cái này mình cũng có gặp thực tế ở ngoài rồi. Tuy nhiên không đến mức như bạn nói là công ty "tất cả trong một"
Em xin có ý kiến như sau:
Về quy định quản lý nhà nước thì các ông sẽ sờ gáy các vấn đề sau:
1. Giấy phép xây dựng: Đã có giấy phép xây dựng hay chưa?
2. Quy hoạch: Công trình đã phù hợp với quy hoạch chung của toàn khu hay chưa?
3. Tổng mặt bằng: Ông đã thỏa thuận Tổng mặt bằng với cơ quan có thẩm quyền hay chưa?
4. Thiết kế cơ sở: Ông đã xin ý kiến TKCS với cơ quan có thẩm quyền hay chưa?
5. PCCC: Ông đã xin thẩm định PCCC với Công an PCCC hay chưa?
Còn lại các vấn đề thi công thì ông đều tự chịu trách nhiệm. Khi có vấn đề xảy ra như an toàn lao động, chất lượng công trình... thì khi đó cơ quan quản lý nhà nước mới kiểm tra. Còn không thì đó công việc của Chủ đầu tư.
Trân trọng./.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top