Văn bản quản lý đầu tư xây dựng từ trước tới nay - tư duy quản lý đã thay đổi như thế nào ?

letuananh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/8/10
Bài viết
8
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tìm hiểu về lịch sử của một vấn đề thường rất hay và ý nghĩa. Có những việc người ta không hiểu được ở hiện tại, người ta tìm về quá khứ để xem nó hình thành như thế nào, phát triển ra sao và tại sao lại có những sự thay đổi như thế. Từ đó để hiểu sâu sắc thêm về vấn đề đó, cũng là cách để tránh những sai lầm của các bậc tiền bối đã mắc phải trong quá khứ (các bậc tiền bối sai lầm hay không sai lầm thì đừng ai khẳng định, cũng có thể họ không sai mà chính những người muốn cải tiến lại thành cải lùi). Bài tự nghiên cứu và viết, không sưu tầm. Còn xanh và non nên mong các bác ném đá nhẹ tay kẻo hỏng hết hàng họ của em nó :D

1. Những văn bản đầu tiên được kể đến đương nhiên là series Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP năm 1994, tiếp đó được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 42/CP năm 1996 và 92/CP năm 1997. Đây là những văn bản đầu tiên về Quản lý đầu tư xây dựng ở cấp Nghị định (Luật tổ chức Chính phủ được ban hành năm 1992 và 2 năm sau thì có văn bản cấp Nghị định quản lý về đầu tư và xây dựng). Các văn bản này cho thấy quan niệm về tính sở hữu tập thể và tư duy bao cấp vẫn còn thể hiện rất rõ trong đầu những người làm Luật ở thời điểm bấy giờ:


- Định nghĩa về “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư”: là tổ chức hoặc cơ quan (không phải là cá nhân!!!) Nhà nước được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư – cơ chế chịu trách nhiệm tập thể đây rồi.
- “Quyết định đầu tư” là cụm từ chỉ được sử dụng cho dự án sử dụng vốn Nhà nước. Đối với các dự án không sử dụng vốn Nhà nước thì Chủ đầu tư phải xin và sẽ được “Cấp giấy phép đầu tư” (giấy này về sau được đổi tên thành “Giấy chứng nhận đầu tư” – nghe có vẻ đỡ nặng về xin-cho hơn).


- ” Các ngành, các địa phương không được tự ý chuyển vốn đầu tư đã được cấp hoặc cho vay theo kế hoạch từ dự án này sang dự án khác khi chưa có ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ” – đây là quan điểm rất nặng về tính kế hoạch của nền kinh tế. Hiện nay, các ngành, các địa phương có thế linh hoạt chuyển vốn giữa các dự án để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.


- Tương ứng với Nghị định 42/1996 và 92/1997 là Nghị định 43/1996 và 93/1997 về Quy chế đấu thầu (nghĩa là các văn bản về quản lý đấu thầu được ban hành ngay sau khi có văn bản về quản lý đầu tư). Mức chỉ định thầu vào thời điểm này là 500 triệu (không phân biệt xây lắp, mua sắm hay tư vấn).


- Có quy định (1-2 câu ngắn trong Nghị định) có nhắc đến điều kiện năng lực đối với tổ chức (ko có điều kiện cho cá nhân) hành nghề xây dựng.

[FONT=&quot]- Dự án nhóm A do Thủ tướng quyết định đầu tư, các dự án nhóm B, C do thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư. Riêng Hà Nội và TP.HCM, chủ tịch UBND TP được ủy quyền cho cấp quận, huyện quyết định đầu tư một số dự án.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]

[FONT=&quot][/FONT]
 
Last edited by a moderator:
Sau giai đoạn này, khi đã có những quy định cụ thể về quản lý đầu tư cùng với sự tham gia tích cực hơn của nguồn vốn tư nhân, Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (Nghị định này được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 12/2000 và Nghị định 07/2003 ) ra đời đánh dấu một bước phát triển về nhận thức trong quản lý đầu tư xây dựng:


- Đối với các dự án quy mô và ảnh hưởng kinh tế xã hội lớn, nhân dân mà đại diện là Quốc hội phải có quyền quyết định. Nghị định 52 đã đưa ra khái niệm về dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư;


- Xuất hiện khái niệm các dự án quy hoạch: dự án quy hoạch vùng, lãnh thổ, dự án quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn và dự án phát triển khu đô thị mới – như vậy các nhà làm Luật đã quan tâm hơn đến việc các dự án xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch để tránh chồng chéo.


[FONT=&quot]- Thẩm quyền quyết định đầu tư theo Nghị định 52 không có thay đổi nhiều so với các Nghị định đã ban hành trước đây. Chính quyền Trung Ương vẫn nắm quyền quyết định các dự án lớn và các địa phương chỉ quyết định các dự án nhỏ. Thời điểm này các dự án chưa nhiều và Chính quyền Trung Ương còn quản lý được. Tuy nhiên, đến năm 2003, với số dự án tăng lên một cách nhanh chóng (tôi có được nghe kể về việc các chủ đầu tư xếp hàng ra sao và chờ đến lượt như thế nào tại Văn phòng thẩm định dự án – Bộ Kế hoạch và Đầu tư), việc quản lý một cách trực tiếp của Trung Ương đối với các dự án trở lên bất hợp lý. Vì thế, tại Nghị định số 07/2003, Chính phủ đã phân cấp một cách mạnh mẽ cho các Bộ, địa phương trong việc quyết định đầu tư dự án (đây là một bước chuyển biến rất lớn về quản lý đầu tư). Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định các dự án quan trọng quốc gia sau khi đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (thực ra là không có nhiều dự án quan trọng Quốc gia, các chủ đầu tư cố gắng “né” các quy định, đặc biệt là quy định về tổng mức đầu tư để không phải trình Quốc hội). Các Bộ, địa phương được quyết định dự án nhóm A, B, C. Riêng nhóm A vẫn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư (bỏ thủ tục này ở NĐ 16/2005).

....to be continue.....

[/FONT]
 
Nếu như các Nghị định 52, 12, 07 ban hành quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng (bao gồm các dự án đầu tư có xây dựng và dự án đầu tư không có xây dựng) thì đến Nghị định 16/2005, mảng dự án xây dựng được tách hẳn thành một Nghị định quản lý riêng. Những dự án còn lại nếu sử dụng vốn Nhà nước -> tiếp tục làm theo Nghị định 52-12-07, nếu sử dụng nguồn vốn khác -> thực hiện theo Luật Đầu tư năm 2005 và các Nghị định hướng dẫn thi hành + Nghị định 16/2005. Hiện nay dự thảo Nghị định đầu tư không có xây dựng đang được trình lên Chính phủ.

-Nghị định 16/2005 đã thể hiện rõ tư duy chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” của Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các UBND cấp tỉnh được phê duyệt dự án nhóm A mà không cần xin ý kiến Trung Ương.

-Nghị định 16 đã có định nghĩa tương đối rõ về Chủ đầu tư trong các trường hợp (các văn bản trước đây định nghĩa chung chung nên khó xác định trong một số tình huống).

Ngoài ra:
- Thay thuật ngữ báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi bằng báo cáo đầu tư và dự án đầu tư xây dựng công trình, thay thiết kế sơ bộ bằng thiết kế cơ sở – theo nhiều chuyên gia các thuật ngữ cũ phù hợp với thông lệ quốc tế hơn và dễ hiểu hơn.
- Có hẳn một mục với 6 điều khoản về đấu thầu, quy định khá chi tiết (các điều này đã được loại bỏ ở Nghị định 112/2006 do trùng lặp với Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn);
- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án.
- Quy định chi tiết về hợp đồng lao động và điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng (điều này chấm dứt thời kỳ “tay không bắt giặc” như một số vị tiền bối ngành xây dựng từng nói).
- Tăng mức vốn để phân biệt dự án nhóm A,B,C so với các Nghị định quản lý cũ.

….to be continue…
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top