Vận chuyển vật liệu lên cao

jindo1991

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
30/11/11
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Trong thuyết minh định mức 1776-Phần xây dựng về “ Công tác bốc xếp vận chuyển lên cao” có nêu “ Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không quy định độ cao”

Thành phần công việc: chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển VL từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao

Theo CV 348/SXD-QLXD năm 2011” Các công tác không quy định độ cao như ốp, lát , trát, láng..khi thi công ở độ cao >16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.”

Như vậy có thể hiểu rằng,các công tác trong ĐM đã tính đến yếu tố độ cao, khi lập giá sẽ không được tính phí vận chuyển VL lên cao. Ví dụ công tác xây ( có định mức xây <=4m,<=16,<=50,>50), một số công tác về bê tông cốt thép. Còn các công tác có yêu cầu vận chuyển lên cao mà trong định mức chưa quy định thì sẽ áp dụng thêm ĐM vận chuyển lên cao.

Ví dụ: Công tác ván khuôn cột một công trình cao 30m
- Nếu sử dụng ván khuôn gỗ, thì chưa bao gồm công tác vận chuyển ván khuôn lên cao
- Nếu sử dụng ván khuôn kim loại thì đã bao gồm vận chuyển ván khuôn lên cao (<=16m,<=50m,>50m)
=>Như vậy, nếu sử dụng ván khuôn gỗ sẽ phải thêm định mức vận chuyển lên cao.
Em nghĩ như vậy không biết có đúng không?
Mong các bác cho ý kiến!
 

alongso

Thành viên mới
Tham gia
13/2/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Theo em, trong trường hợp này bác cần linh hoạt áp dụng định mức của ván khuôn thép cho gỗ. đồng thời cần giải thích rõ là áp dụng cho ván khuôn gỗ. Sau đó ta thay đơn giá thép bằng gỗ, các công tác, hệ số Knc thì giữ nguyên.
Đấy là ý kiến của em thôi, Mong được các đàn anh chỉ giáo thêm !!!
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
Định mức 1776 đã nói rất rõ rồi đấy bạn.
Đối với những công tác nào mà có ghi cao độ như là xây tường, cốt thép... thì sẽ không được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao (Bởi vì ngay trong định mức cho loại công tác này đã tính đến việc vận chuyển vật liệu lên cao)
Các công tác mà không ghi độ cao( Như trát, ốp...) nhưng khi cao độ lớn hơn 16m thì được tính thêm phần chi phí vận chuyển vật liệu lên cao.
Như thế cũng có nghĩa những công tác không ghi cao độ nhưng độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 16m thì cũng k được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao này.
Thân!
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
Trong thuyết minh định mức 1776-Phần xây dựng về “ Công tác bốc xếp vận chuyển lên cao” có nêu “ Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không quy định độ cao”

Thành phần công việc: chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển VL từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao

Theo CV 348/SXD-QLXD năm 2011” Các công tác không quy định độ cao như ốp, lát , trát, láng..khi thi công ở độ cao >16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.”

Như vậy có thể hiểu rằng,các công tác trong ĐM đã tính đến yếu tố độ cao, khi lập giá sẽ không được tính phí vận chuyển VL lên cao. Ví dụ công tác xây ( có định mức xây <=4m,<=16,<=50,>50), một số công tác về bê tông cốt thép. Còn các công tác có yêu cầu vận chuyển lên cao mà trong định mức chưa quy định thì sẽ áp dụng thêm ĐM vận chuyển lên cao.

Ví dụ: Công tác ván khuôn cột một công trình cao 30m
- Nếu sử dụng ván khuôn gỗ, thì chưa bao gồm công tác vận chuyển ván khuôn lên cao
- Nếu sử dụng ván khuôn kim loại thì đã bao gồm vận chuyển ván khuôn lên cao (<=16m,<=50m,>50m)
=>Như vậy, nếu sử dụng ván khuôn gỗ sẽ phải thêm định mức vận chuyển lên cao.
Em nghĩ như vậy không biết có đúng không?
Mong các bác cho ý kiến!
Như ví dụ bạn đưa ra thì công trình cao 30m, vậy chỉ được áp dụng cho phần từ 16m trở lên thôi. còn từ 0m đến 16m thì không áp dụng chi phí vận chuyển lên cao.
 

tthanhchungxd

Thành viên năng động
Tham gia
27/2/08
Bài viết
78
Điểm thành tích
33
áp dụng <=50 cho tất cả các chiều cao kể cả chỉ cao 1m. Bạn tham khảo file đính kèm nhé
 

File đính kèm

  • ApdungDMchieucao_5F00_Dap.jpg
    ApdungDMchieucao_5F00_Dap.jpg
    195,5 KB · Đọc: 1.157
  • ApdungDMchieucao_5F00_Hoi.jpg
    ApdungDMchieucao_5F00_Hoi.jpg
    228 KB · Đọc: 892

quangktvtxd06

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/9/13
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Cái này áp dụng cho định mức 24 mà bác, Chủ pic đang nói định mức 1776
 

Quàng Quốc Quịp

<b>Fan hâm mộ Dự toán GXD</b>
Tham gia
5/9/13
Bài viết
25
Điểm thành tích
13
Tuổi
44
Cái thằng cán bộ của Bộ Xây dựng khi soạn thảo Quyết định số 1091/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 12 năm 2011 công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (bổ sung) nó đã thuyết minh rõ:

"Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt  4m;  16m;  50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m (chiều cao quy định trong định mức dự toán cho khối lượng thi công của công trình là chiều cao công trình). Các loại công tác xây dựng trong định mức không ghi độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao > 16m thì sử dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao."

Thành phần công việc của công tác ván khuôn bê tông đổ tại chỗ:
"- Chuẩn bị,vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m
- Sản xuất, lắp dựng và tháo dỡ theo đúng yêu cầu kỹ thuật
"

Theo mình cách hiểu của bạn hienthuygtvt47 là đúng:
"Các công tác mà không ghi độ cao (Như trát, ốp...) nhưng khi cao độ lớn hơn 16m thì được tính thêm phần chi phí vận chuyển vật liệu lên cao.
Như thế cũng có nghĩa những công tác không ghi cao độ nhưng độ cao nhỏ hơn hoặc bằng 16m thì cũng không được tính chi phí vận chuyển vật liệu lên cao này.
"
Văn bản của bạn tthanhchungxd nêu ý: "áp dụng <=50 cho tất cả các chiều cao kể cả chỉ cao 1m" là cho các công tác thi công công việc, còn vận chuyển vật liệu lên cao hiểu như bạn này:
"Như ví dụ bạn đưa ra thì công trình cao 30m, vậy chỉ được áp dụng cho phần từ 16m trở lên thôi. còn từ 0m đến 16m thì không áp dụng chi phí vận chuyển lên cao."
 
Last edited by a moderator:

Top