VAT và Hiệu quả Tài chính của Dự án đầu tư

  • Khởi xướng tatylic
  • Ngày gửi
T

tatylic

Guest
Chào anh chị, em có nhiều vướng mắc về mối quan hệ VAT và Hiệu quả Tài chính của dự án đầu tư xây dựng. Vì thế mạn phép được mở topic này, mong anh chị cùng trao đổi để giải quyết triệt để vấn đề .:beer: Sau đây em xin đưa ra các quan điểm của mình, có gì sai mong anh chị giúp em sửa chữa ( để em về nhà sửa lại Đồ án :D ).

+ Khi lập tổng mức đầu tư :
- Khi xác định tổng mức đầu tư chúng ta có 7 khoản mục chi phí lớn cấu thành nên tổng mức đầu tư. Trong các khoản mục chi phí này lại bao gồm nhiều khoản nhỏ hơn nữa. Nhưng không phải tất cả các khoản mục chi phí này đều bao gồm VAT. Vậy vấn đề đặt ra là : Khi nào thì có VAT, khi nào thì không có VAT ?

- Khi lập tổng mức đầu tư thì em thường không tính VAT cho : CP BTGPMB, Chi phí rà phá bom mìn trong khoản mục chi phí khác...còn khoản mục CPQLDA xin anh chị thảo luận.

+ Khi phân tích hiệu quả tài chính trong giai đoạn vận hành dự án :
- Tất cả các khoản chỉ tiêu NPV, IRR, Lỗ lãi, Độ an toàn tài chính...không xét tới VAT.

+ Khi phân tích hiệu quả Kinh tế - Xã hội :
- :) Khi này xét tới VAT : Thuế VAT đầu vào, thuế VAT đầu ra, Thuế VAT nộp ngân sách...

Em mong sớm nhận được ý kiến của anh chị về vấn đề trên :)
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trước tiên phải khẳng định với chàng student ham học hỏi là: không phải là khi nào em thích tính thì tính. Mà có Luật thuế GTGT, có các văn bản dưới luật (Nghị định, Thông tư) hướng dẫn thực hiện và em phải tuân theo.
+ Khi lập tổng mức đầu tư :
- Khi xác định tổng mức đầu tư chúng ta có 7 khoản mục chi phí lớn cấu thành nên tổng mức đầu tư. Trong các khoản mục chi phí này lại bao gồm nhiều khoản nhỏ hơn nữa. Nhưng không phải tất cả các khoản mục chi phí này đều bao gồm VAT. Vậy vấn đề đặt ra là : Khi nào thì có VAT, khi nào thì không có VAT ?
File đính kèm dưới bài này là: Thông tư số 32/2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Đây là văn bản mới nhất về vấn đề này. Ở đó em sẽ thấy rõ các đối tượng phải chịu thuế và không phải chịu thuế. In nó ra và tô màu vào những chỗ nào liên quan đến đầu tư xây dựng công trình nhé.
- Khi lập tổng mức đầu tư thì em thường không tính VAT cho : CP BTGPMB, Chi phí rà phá bom mìn trong khoản mục chi phí khác...còn khoản mục CPQLDA xin anh chị thảo luận.
Chi phí này ngoài Thông tư hướng dẫn nói trên, em xem kỹ ở văn bản hướng dẫn tính chi phí này sẽ thấy.
+ Khi phân tích hiệu quả tài chính trong giai đoạn vận hành dự án :
- Tất cả các khoản chỉ tiêu NPV, IRR, Lỗ lãi, Độ an toàn tài chính...không xét tới VAT.
Không xét tới là vì em đưa vào rồi lại khấu trừ đi nên nó sẽ triệt tiêu trong phép tính toán. Em sẽ chỉ mất công tính toán thôi mà không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả.
+ Khi phân tích hiệu quả Kinh tế - Xã hội :
- :) Khi này xét tới VAT : Thuế VAT đầu vào, thuế VAT đầu ra, Thuế VAT nộp ngân sách...
Sản xuất ra của cải, lợi nhuận, tạo ra giá trị thặng dư, giá trị tăng lên (gia tăng). Vì vậy, cần tính toán để biết giá trị của xã hội đã tăng lên những gì.
Lâu rồi nhiều việc có thể TA quên mất kiến thức mất rồi. Dịp này được viết thảo luận cùng tatylic là để có dịp ôn lại kiến thức cho mình. Có thể có một vài điều sai sót, nhờ các bạn góp ý giùm.

P/s: tatylic đọc lại nội quy Diễn đàn quy định về chữ ký nhé.
 

File đính kèm

  • 32.2007.TT-BTC.rar
    193,5 KB · Đọc: 697
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Trong phân tích tài chính vẫn nên tính VAT, vì "cộng" là cộng VAT đầu vào; trong khi "trừ" là trừ VAT đầu ra.

- Nếu sử dụng giá (giá đầu ra, giá đầu vào) có VAT, thì cần cộng chênh lệch VAT
- Nếu sử dụng giá (giá đầu ra, giá đầu vào) chưa có VAT, thì phải trả thêm khoản chênh lệch VAT

Đôi khi chênh lệch này cũng lớn lắm đó!

Đối với phân tích kinh tế, sao lại tính VAT nhỉ?
Nếu mình nhớ không nhầm thì trong phân tích kinh tế, phải loại trừ tất cả các khoản "transfer" (tức là chuyển từ túi ông này sang túi bà nọ, tổng thể xã hội không được thêm xơ múi gì)

Xét về VAT, phân tích xã hội gần như ngược lại với phân tích tài chính: Khi doanh nghiệp mất 1$ thuế, thì nhà nước và xã hội được hưởng 1$ thuế ("Xã hội" này là xã hội bên ngoài doanh nghiệp đó; không phải là "xã hội chủ nghĩa" như trong phân tích kinh tế nói chung).
 
Last edited by a moderator:

Top