Về chứng thư thẩm định giá thiết bị

  • Khởi xướng Khởi xướng vuvuvn
  • Ngày gửi Ngày gửi
V

vuvuvn

Guest
Chào các bạn!
Mình có 1 vấn đề này cần nhờ các bạn tư vấn giúp:
- Mình đang kiểm tra hồ sơ quyết toán về mua sắm thiết bị của đơn vị cấp dưới, tổng giá trị thiết bị khoảng 25 tỷ đồng (có 10 thiết bị mỗi cái 2,5 tỷ). Nguồn vốn Nhà nước. Gói thầu này được tổ chức đấu thầu rộng rãi.
- Trong hồ sơ mình không thấy có chứng thư thẩm định giá thiết bị của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy cho mình hỏi một số điều như sau:
- Văn bản nào của Nhà nước quy định rằng khi mua sắm thiết bị thì phải thẩm định giá?
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư mua sắm thiết bị thì có cần chứng thư thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở tính tổng mức đầu tư không?
- Nếu đã áp dụng đấu thầu rộng rãi thì khi làm quyết toán nhà thầu có cần làm thêm chứng thư thẩm định giá thiết bị nữa không?
Trân trọng cảm ơn các bạn!
 
Chứng thư thẩm định giá thiết bị

Hic, không bác nào có ý kiến giúp em sao!!! em đang cần quá
 
Chào các bạn!
Mình có 1 vấn đề này cần nhờ các bạn tư vấn giúp:
- Mình đang kiểm tra hồ sơ quyết toán về mua sắm thiết bị của đơn vị cấp dưới, tổng giá trị thiết bị khoảng 25 tỷ đồng (có 10 thiết bị mỗi cái 2,5 tỷ). Nguồn vốn Nhà nước. Gói thầu này được tổ chức đấu thầu rộng rãi.
- Trong hồ sơ mình không thấy có chứng thư thẩm định giá thiết bị của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy cho mình hỏi một số điều như sau:
- Văn bản nào của Nhà nước quy định rằng khi mua sắm thiết bị thì phải thẩm định giá?
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư mua sắm thiết bị thì có cần chứng thư thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở tính tổng mức đầu tư không?
- Nếu đã áp dụng đấu thầu rộng rãi thì khi làm quyết toán nhà thầu có cần làm thêm chứng thư thẩm định giá thiết bị nữa không?
Trân trọng cảm ơn các bạn!

Theo tôi được biết thì trong giai đoạn lập giá dự toán cho gói thầu CĐT mới thuê đơn vị có chức năng thẩm định giá trị thiết bị để làm cơ sở phê duyệt dự toán gói thầu. Sau khi phê duyệt dự toán gói thầu thì tổ chức đấu thầu thiết bị theo quy định hiện hành.

Một điều quan trọng là khi tổ chức đấu thầu thì tiêu chí đánh giá là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn nhà thầu, trong giai đoạn này không thể lấy chứng thư thẩm định giá để quyết định, giai đoạn thuê đơn vị lập chứng thư thẩm định giá cần ác định rõ là tiến hành trước đấu thầu chứ không tiến hành song song hoặc sau đấu thầu để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu.

Khi quyết toán thì căn cứ vào nội dung hợp đồng ký kết với nhà thầu và các quy định hiện hành để quyết toán, không cần làm thêm chứng thư thẩm định giá thiết bị.

Các bạn khác góp ý thêm.
 
Chào các bạn!
Mình có 1 vấn đề này cần nhờ các bạn tư vấn giúp:
- Mình đang kiểm tra hồ sơ quyết toán về mua sắm thiết bị của đơn vị cấp dưới, tổng giá trị thiết bị khoảng 25 tỷ đồng (có 10 thiết bị mỗi cái 2,5 tỷ). Nguồn vốn Nhà nước. Gói thầu này được tổ chức đấu thầu rộng rãi.
- Trong hồ sơ mình không thấy có chứng thư thẩm định giá thiết bị của cơ quan có thẩm quyền.
Vậy cho mình hỏi một số điều như sau:
- Văn bản nào của Nhà nước quy định rằng khi mua sắm thiết bị thì phải thẩm định giá?
- Trong giai đoạn lập dự án đầu tư mua sắm thiết bị thì có cần chứng thư thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở tính tổng mức đầu tư không?
- Nếu đã áp dụng đấu thầu rộng rãi thì khi làm quyết toán nhà thầu có cần làm thêm chứng thư thẩm định giá thiết bị nữa không?
Trân trọng cảm ơn các bạn!

Mình xin tham gia một số vấn đề sau:
1. Nếu bạn muốn biết Quy định nào về khi mua sắm thiết bị thì phải thẩm định giá? - Bạn phải xem khá nhiều tài liệu đấy: thông tư 63/TT-BTC.....; Thông tư 131/TT-BTC.... quy định về mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước; Các quy định về thẩm định giá tài sản các giai đoạn từ 2006 - 2009 của Bộ Tài chính. Mình đã làm việc này rồi nhưng đã xếp vào kho lưu trữ từ 3 năm nay rồi nên không nhớ rõ tên các văn bản trên. Mà khó gì đâu, bạn dùng google là tìm ra ngay mà.
2. Chứng thư thẩm định giá chỉ là "cơ sở để chủ đầu tư tham khảo" trong quá trình lập và xác định tổng mức ĐT thôi ( mấy ông thường chốt chặt như vậy trong chứng thư thẩm định giá đúng không - họ còn quản lý cả số lượng bản gốc, bản sao phát hành ra nữa đấy). Do vậy khi quyết toán thì phải quyết toán theo giá trúng thâù thôi. Lưu ý là không để bất ký một trong các loại thiết bị nào có giá trúng thầu lớn hơn giá tham khảo trong chứng thư thẩm định giá. Nếu có trường hợp này thì Chủ đầu tư phải có chứng thư thẩm định giá bổ sung tại thời điểm ký hợp đồng đấy.
Ý kiến của mình là vậy. Bạn tham khảo và có gì hồi âm nhé. trantrongtam0376_1@yahoo.com.vn. Chào thân. chúc thành công.
 
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến câu hỏi của mình.
Mình cũng đã tìm hiểu thêm tại các văn bản sau:
- Điều 13 tại Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/04/2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X;
- Điều 15 tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
- Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/06/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá ( nghị định này không đề cập đến vấn đề mình quan tâm);
- Khoản 1 mục V tại thông tư số 15/2005/TT-BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
- Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/06/2008 của Chính phủ (thông tư này không nói đến thẩm định giá thiết bị);
- Mục III tại thông tư số 63/2007/TT-BTC của Bộ tài chính có nêu rõ là Không áp dụng đối với m[FONT=&quot]ua sắm các loại vật tư, trang thiết bị gắn với dự án đầu tư xây dựng cơ bản[/FONT] mà chỉ áp dụng cho Mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước;

Em xin trích điều 15 của nghị định 170/2003

[FONT=&quot]"Điều 15.[/FONT][FONT=&quot] Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá[/FONT]
[FONT=&quot]1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: [/FONT]
[FONT=&quot]a) Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;[/FONT]
[FONT=&quot]b) Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;[/FONT]
[FONT=&quot]c) Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;[/FONT]
[FONT=&quot]d) Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Tài sản của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:[/FONT]
[FONT=&quot]a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước; [/FONT]
[FONT=&quot]b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;[/FONT]
[FONT=&quot]c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác; [/FONT]
[FONT=&quot]d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá. [/FONT]
[FONT=&quot]4. Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá."[/FONT]
Các bác chú ý hộ em chỗ em in đậm, nghiêng và gạch chân ấy. Vậy có một cái thắc mắc là khi lập dự án đầu tư xong thì họ phải thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt. Vậy cơ sở nào để họ xác định giá trị thiết bị trong báo cáo thẩm định (thẩm tra) dự án???

Em đưa ra kết luận:
- Nếu dự án mua sắm thiết bị mà không qua đấu thầu thì phải thẩm định giá.
- Nếu dự án mua sắm thiết bị xác định là sẽ tổ chức đấu thầu thì vẫn phải thẩm định dự án để phê duyệt dự án (tương đương là có thẩm định giá thiết bị).

===> Tóm lại là mọi trường hợp đều phải thẩm định.
Có điều hơi khác nhau ở 2 trường hợp này là nếu không qua đấu thầu thì phải làm chứng thư thẩm định giá; còn nếu đấu thầu thì khi thẩm định dự án để phê duyệt họ chỉ cần tham khảo báo giá của các nhà sản xuất.
Không biết em nghĩ thế có đúng không nữa!!!
Hix hix
Xin các bác bổ sung thêm
 
thẩm định giá thiết bị trước khi tổ chức đấu thầu

vừa qua em cũng lúng túng trong việc tổ chức đấu thầu, cái khâu thẩm định giá này.
em mua sắm thiết bị từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp nhà nước, hình thức dự kiến là đấu thầu rộng rãi. Theo thông tư 63/2007/TT-BTC về kế hoạch đấu thầu phải có thông báo thẩm định giá đối với tài sản phải thẩm định giá. Tuy nhiên nếu thẩm định giá thì phải có model, hãng xuất xứ, chất lượng. Mình nhắm máy A nhưng có trời mới biết sau khi đấu thầu có mua được cái máy A đó không. Khi quyết toán thì kho bạc soi chứng thư rất kỹ nên có sự khác biệt thì sẽ không chấp nhận.
vì vậy tính làm đúng quy định nhưng mà thật sự không thể.
Cuối cùng dự kiến sẽ phải theo cách truyền thống là đấu thầu chọn được em nào đạt về mặt kỹ thuật thì đi duyệt giá. Sau đó mới có thể đánh giá về mặt giá chào. Cái giá gói thầu thì để ngắm thôi chứ chả có tác dụng gì.
Mà nghĩ cũng ko hiểu nổi, đấu thầu thì đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật, giá chào, xem xét trên cùng mặt bằng, v.v.... tức là có nhiều yếu tố ánh hưởng để lựa chọn được nhà thầu. Nhưng mà cuối cùng không qua được cái chứng thư thẩm định giá, chỉ đơn thuần là giá cả thiết bị, có xét gì về năng lực nhà thầu đâu. Mà thói quen là hay lựa giá rẻ nhất bưng vào nên nhiều khi làm điêu đứng chủ đầu tư. Ví dụ giá thẩm định < Giá chào < giá gói thầu. Thương lượng không xong đành hủy thầu, trong khi theo luật thì phải chọn dc nhà cung cấp rùi.
Cái nghị định 85/2009/NĐ-CP cũng chưa giúp gì được. Còn cái 63/2007/TT-BTC dựa trên 111/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), nên giờ tự biên tự diễn, thành ra mình đi mua hàng mà hay chạy theo năn nỉ nhà thầu bán dùm do bị giá thẩm định xiết dữ quá, nên nhiều khi tâm lý 2 bên cũng ức chế, không thuận mua vừa bán mà, vì thế rất là ngán đấu thầu. Hic.
 
Theo tôi được biết thì trong giai đoạn lập giá dự toán cho gói thầu CĐT mới thuê đơn vị có chức năng thẩm định giá trị thiết bị để làm cơ sở phê duyệt dự toán gói thầu. Sau khi phê duyệt dự toán gói thầu thì tổ chức đấu thầu thiết bị theo quy định hiện hành.
Thẩm định giá yêu cầu nêu Xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa để thẩm định giá, nhưng đã đấu thầu quy định không được nêu xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa thì sao chính xác đc nhỉ. Bác nào quen làm giải thích giúp mình với
 
Thẩm định giá yêu cầu nêu Xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa để thẩm định giá, nhưng đã đấu thầu quy định không được nêu xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa thì sao chính xác đc nhỉ. Bác nào quen làm giải thích giúp mình với
Khi thẩm tra bạn căn cứ vào cái gì để thẩm tra?
Khi đấu thầu bạn căn cứ vào điều gì để dự thầu?
 
Có lẽ thế mà thiết bị lắp vào công trình đều là... hàng chợ!

Thẩm định giá yêu cầu nêu Xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa để thẩm định giá, nhưng đã đấu thầu quy định không được nêu xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa thì sao chính xác đc nhỉ. Bác nào quen làm giải thích giúp mình với
Đúng là trung tâm thẩm định giá phải yêu cầu xuất xứ, nhãn hiệu, công năng và tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù của sản phẩm, thiết bị thì mới có thể thẩm định được. Bởi đương nhiên là giá sản phẩm của các hãng khác nhau, xuất xứ khác nhau và tính năng, tiêu chuẩn khác nhau thì giá khác nhau.

Chủ đầu tư vẫn phải lựa để đưa sản phẩm thẩm định giá, làm cơ sở xác định giá trị dự toán duyệt và giá gói thầu. Khi đấu thầu thì chỉ đưa ra các tiêu chí về mặt kỹ thuật để các nhà thầu làm cơ sở xác định giá dự thầu. Có lẽ chính vì điều này mà các thiết bị cho công trình sử dụng vốn nhà nước thường là "hàng chợ" thôi nhỉ? Không mấy khi được nhà thầu chào giá và lắp đặt thiết bị "sịn". :(
 
Thẩm định giá yêu cầu nêu Xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa để thẩm định giá, nhưng đã đấu thầu quy định không được nêu xuất xứ nhãn hiệu hàng hóa thì sao chính xác đc nhỉ. Bác nào quen làm giải thích giúp mình với
Bác thẩm định giá món gì đấy bác chuotdong ơi?
Nếu trong dự toán ban đầu bác lập chi phí thẩm định giá này cao một chút thì nên cho thẩm định giá ở 3 bước lập dự toán, bước đấu thầu và bước quyết toán luôn bác ạ.:D
Có quy định nào chỉ yêu cầu 1 lần thẩm định giá không các bác nhỉ?
Vấn đề là với vật tư nào? giá trị bao nhiêu mới phải thẩm định giá chứ bác nhỉ?
Hay là cứ mang tất đi thẩm định cho yên tâm hả bác?
 
Khi thẩm tra bạn căn cứ vào cái gì để thẩm tra?
Khi đấu thầu bạn căn cứ vào điều gì để dự thầu?
Mình nghĩ căn cứ vào hồ sơ tư vấn thiết kế chứ không thuê tư vấn thiết kế làm gì nhỉ ?
 
Bác thẩm định giá món gì đấy bác chuotdong ơi?
Nếu trong dự toán ban đầu bác lập chi phí thẩm định giá này cao một chút thì nên cho thẩm định giá ở 3 bước lập dự toán, bước đấu thầu và bước quyết toán luôn bác ạ.:D
Có quy định nào chỉ yêu cầu 1 lần thẩm định giá không các bác nhỉ?
Vấn đề là với vật tư nào? giá trị bao nhiêu mới phải thẩm định giá chứ bác nhỉ?
Hay là cứ mang tất đi thẩm định cho yên tâm hả bác?
Mình mua bảng điện tử quảng cáo
Ý hay đấy, nhưng vậy thì thẩm định giá 1 lần thôi ở sau bước đấu thầu là chắc nhất :)
Vật tư trên 100-500 triệu mới phải thậm định giá. Mà mang tất cả đi làm thì giá thẩm định chắc cao lắm
 
Có lẽ chính vì điều này mà các thiết bị cho công trình sử dụng vốn nhà nước thường là "hàng chợ" thôi nhỉ? Không mấy khi được nhà thầu chào giá và lắp đặt thiết bị "sịn". :(
Đúng vậy, giá đã vênh lên cho các bác rồi mà còn.
Thường mình thấy giá đưa đi thẩm định sịn, sau đó đấu thầu thì rẻ đi nhiều
 
Theo quy định tại Điều 15 NĐ 170/2003/NĐ-CP thì tài sản của Nhà nước được mua từ nguồn NSNN thông qua hình thức đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá, ngược lại nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.
Bên tôi khi phê duyệt dự toán gói mua sắm vật tư thì phải có Chứng thư thẩm định giá kèm theo (lấy tiền QLDA để trả dịch vụ thẩm định giá) và chỉ để tham khảo mà thôi, vật tư bên tôi là vật tư đặc chủng chuyên ngành theo tiêu chuẩn của dự án không có trên thị trường trong nước và phải tổ chức đấu thầu quốc tế nên tụi thẩm định giá hoàn toàn mù tịt, đến việc thu thập thông tin, báo giá cũng phải lệ thuộc bên tôi. Do vật tư không có trong nước nên khi lập đề cương thẩm định giá có nội dung đi các nước để xác định giá thì tiền đâu ra mà trả, nên chúng tôi phải chấp nhận cái Chứng thư thẩm định giá "đểu" ấy, ít nhất cũng có cái gậy để chống khi cần. Đôi điều chia sẻ thêm với các bạn.
 
Mình nghĩ căn cứ vào hồ sơ tư vấn thiết kế chứ không thuê tư vấn thiết kế làm gì nhỉ ?

Bác chuotdong nói đúng đó, thường thì bên tư vấn thiết kế sẽ chọn loại thiết bị (đầy đủ chủng loại, xuất xứ, model,...) và lập luôn 1 cái dự toán. Chủ đầu tư sẽ dùng dự toán này để đi thẩm. Sau khi bên thẩm cắt đầu, cắt đuôi (thường là thế) sẽ có 1 giá cụ thể. Chủ đầu tư căn cứ cái giá này để phê duyệt giá gói thầu.
Còn khi đấu thầu thì dựa vào tiêu chí kỹ thuật, năng lực, tài chính, giá dự thầu đưa về giá đánh giá để lựa chọn nhà thầu.
Mới đây em có 1 vụ hơi cú với bọn thẩm, chả biết lấy báo giá ở đâu mà giá nó đưa ra còn thấp hơn giá mình mua vào. (Mình đảm bảo là giá mình mua ko thể thấp hơn). Điều tra, thuyết trình,.....mãi thì nó lại tăng lên cho 1 ít. Không biết các bác thế nào chứ em thấy bọn thẩm nhiều khi làm ăn bát nháo lắm!
 
Bác chuotdong nói đúng đó, thường thì bên tư vấn thiết kế sẽ chọn loại thiết bị (đầy đủ chủng loại, xuất xứ, model,...) và lập luôn 1 cái dự toán. Chủ đầu tư sẽ dùng dự toán này để đi thẩm. Sau khi bên thẩm cắt đầu, cắt đuôi (thường là thế) sẽ có 1 giá cụ thể. Chủ đầu tư căn cứ cái giá này để phê duyệt giá gói thầu.
Còn khi đấu thầu thì dựa vào tiêu chí kỹ thuật, năng lực, tài chính, giá dự thầu đưa về giá đánh giá để lựa chọn nhà thầu.
Mới đây em có 1 vụ hơi cú với bọn thẩm, chả biết lấy báo giá ở đâu mà giá nó đưa ra còn thấp hơn giá mình mua vào. (Mình đảm bảo là giá mình mua ko thể thấp hơn). Điều tra, thuyết trình,.....mãi thì nó lại tăng lên cho 1 ít. Không biết các bác thế nào chứ em thấy bọn thẩm nhiều khi làm ăn bát nháo lắm!
Nếu họ làm ăn bát nháo sao bạn không kiện?
Nếu đúng bạn mua với giá không thể thấp hơn thì có thể từ chối công việc mà? Có ai bắt đi làm việc công mà lại phải lấy tiền nha đi bù lỗ không nhỉ? (Trừ trường hợp đặc biệt)
 
Nếu đúng bạn mua với giá không thể thấp hơn thì có thể từ chối công việc mà? (Trừ trường hợp đặc biệt)
Làm gì có chuyện "giá không thể thấp hơn"; sau này còn đấu thầu cơ mà, nếu không tuyển chọn được nhà cung cấp thì phải yêu cầu thẩm định lại chứ nhỉ ?

Mà các bạn cho hỏi thẩm định giá chỉ cho các vật tư, thiết bị chính thôi đúng không, còn chi phí lắp đặt, vận chuyển của các thiết bị đó đã có định mức nhà nước rồi cần gì phải thẩm định giá ?!
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Mà các bạn cho hỏi thẩm định giá chỉ cho các vật tư, thiết bị chính thôi đúng không, còn chi phí lắp đặt, vận chuyển của các thiết bị đó đã có định mức nhà nước rồi cần gì phải thẩm định giá ?!
Loại vật tư, thiết bị cần thẩm định thì bác quá biết rồi đúng không ạ?
Khi thẩm định thường thì có chi phí đến tận chân công trình rồi bác ạ!
Ví dụ công trình của bác làm tận tít đẩu đâu ai lại đi thẩm định giá tại địa điểm TP Hà Nội bao giờ?
Riêng chi phí lắp đặt thì có thể tách ra hoặc yêu cầu thẩm định chung được (nếu thẩm định chung thì giá trị hợp đồng thẩm định giá tăng là cái chắc)
Nếu công trình là đặc biệt công nhân địa phương không đủ trình độ lắp đặt ( hoặc chưa làm bao giờ) thì tốt nhất bác thẩm định cả chi phí lắp đặt cho nó chọn gói bác nhể?:D
 
Loại vật tư, thiết bị cần thẩm định thì bác quá biết rồi đúng không ạ?
Hiện mới chỉ biết có Nghị định 170 2003 và Thông tư 68 năm 2012 (nhưng cái này là Vốn sự nghiệp ) quy định giá trị vật tư trên 100 triệu mới phải thẩm định giá. Các bạn có văn bản nào quy định cụ thể hơn không ?
 
Back
Top