đồng ý kiến với bạn,sự cố gãy cọc khi đang ép theo mình nghĩ là do quá trình khảo sát địa chất thôi,còn khi ép cọc mà gặp 1 tảng đá rất lớn ở phía dưới,ép cọc 3x12m=36m,đang ép cây thứ 2 thì mình vẫn ép,sao cho đủ tải trọng giới hạn của cây cọc ép,
ko biết có đúng ko nữa
Chào. Tham gia ý của bạn.
1. Việc ép, đóng cọc phải xem xét góc độ thực tiễn nhiều hơn.
Khi ép cọc phải có 2 chỉ số quan trọng là sức chịu tải của cọc (Pvatlieu); lực ép lớn nhất, lực ép nhỏ nhất.
2. Căn cứ P ép max mà lựa chọn thiết bị ép cọc, vì vậy mà bạn cho ép theo đủ tải trọng giới hạn của cọc ( tôi hiểu là bằng P vật liệu) là không nên, vì không khéo nổ cọc và dễ dàng gây ra sự cố đổ đối trọng là hết sức nguy hiểm, mà chưa chắc thiết bị đã ép được ( tùy thuộc vào thiết kế và chọn máy).
3. Trường hợp bạn gặp vật cứng ( chưa khẳng định là đá đâu có nhìn thây đâu) áp lực tăng đột ngột vượt quá Pép max phải cho dừng lại nếu chưa đủ chiều sâu cọc (tất nhiên là tương đối dài chứ tiệm cận giá trị chiều thiết kế thì không nói trong trường hợp này) cùng với TVGS báo ngay cho CĐTư, cần thiết CĐTư mời thiết kế xem xét sử lý.
4. Thực ra trường hợp này cũng bình thường, gọi là sự cố là phải giải quyết theo nhà nước là hơi mệt.
Vài dòng để các bạn tham khảo.