Xác định giá gói thầu tư vấn như thế nào khi lập kế hoạch đấu thầu?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm tích cực
325
Điểm thành tích
83
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá Xây dựng thân mến, tôi xin nêu một chủ đề mới để anh chị em ta cùng thảo luận cho vui nhé: Trong khi lập kế hoạch đấu thầu thì việc xác định giá gói thầu rất quan trọng vì giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt là cơ sở cho việc đánh giá HSDT và đề nghị nhà thầu trúng thầu. Theo tôi hiểu, việc xác định giá gói thầu đối với xây lắp và mua sắm hàng hóa không khó lắm nhưng việc xác định giá gói thầu tư vấn không đơn giản. Vì thế tôi muốn anh chị em trao đổi một số vấn đề sau xoay quanh câu chuyện "xác định giá gói thầu tư vấn":
1. Căn cứ để xác định giá gói thầu tư vấn.
2. Phương pháp xác định giá gói thầu tư vấn.
3. Kinh nghiệm thực tế về xác định giá gói thầu tư vấn.
Rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia trao đổi của các đồng nghiệp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
 
Cảm ơn Thầy đã đưa ra nhiều vấn đề để chúng em thảo luận.

Ở vấn đề thầy nêu là " xác định giá gói thầu dịch vụ tư vấn ".

Khoản 2 điều 10 NĐ 85/2009/NĐ-CP
a) Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định liên quan;
b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư;

- Căn cứ để xác định giá gói thầu tư vấn: tổng mức đầu tư, vốn đầu tư, dự toán được duyệt.
- Phương pháp xác định giá gói thầu tư vấn: dựa vào các định mức theo quy định ( ví dụ như QĐ 957/QĐ-BXD )
 
- Đầu tiên, phải khẳng định việc xác định các gói thầu tư vấn là rất khó khăn vì để xác định giá trị của nó đều không có chuẩn mực. Và giá trị của nó đều mang ý nghĩa tạm tính.
- Anh Tân nói việc xác định này dễ vì do anh đã có tổng mức đầu tư có sẵn nên chỉ cần lấy theo tỉ lệ nhân với tổng mức đầu tư. Chứ nhà thầu làm gì có cơ sở sẵn đâu anh :D
- Chính vì thế nếu để tính toán giá trị tương đối chính xác thì trong hồ sơ mời thầu thể hiện càng rõ, hướng dẫn càng kĩ thì sẽ càng tạo điều kiện cho nhà thầu lập dự toán dự thầu càng chính xác.
- Một điều nữa là thường thì nhà thầu hay dựa vào các gói thầu cũ có giá trị tương tự, hay công việc tương tự để lập giá dự thầu các gói thầu tư vấn này
 
Nhà thầu Tư vấn thẩm tra phải được cung cấp Quyết định phê duyệt dự án đầu tư công trình để có các Thông tin về dự án, về Tổng mức đầu tư-căn cứ để xác định các chi phí cho chính xác. Khi mình thẩm định lại Báo cáo thẩm tra của đơn vị Tư vấn cũng phải dựa trên các hướng dẫn của các Thông tư, chế độ hướng dẫn lập các định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hiện hành như QĐ 957...Như vậy Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho các nhà thầu Tư vấn các hồ sơ liên quan để có cơ sở làm việc!

Nếu thế thì dễ cho nhà thầu quá nhỉ? Biết hết các giá trị rồi thì chỉ cần tạm tính tương đối để sao cho giá dự thầu nhỏ hơn, giá trị được hướng dẫn theo QD957.
Em có thắc mắc, giả sử mình có gói thầu tư vấn khảo sát và thiết kế được thực hiện trong giai đoạn đầu của dự án. Tức là lúc này mới đi khảo sát để lập báo cáo KTKT và từ đó lập tổng mức đầu tư thì đã làm gì có giá trị anh nhỉ?
Vậy thì chắc chắn đây là tạm tính rồi.
 
Về mặt lý thuyết thì các bạn nói sử dụng QĐ 957 là đúng, tuy nhiên trên thực tế, có 1 số gói thầu tư vấn không hề dễ dàng, nhất là gói thầu phải lập dự toán.
- Gói thầu tư vấn đấu thầu các gói thầu tư vấn.
- Gói thầu lập Quy hoạch TMB và phương án kiến trúc.
- Gói thầu tư vấn đầu tư
...
Nhiều gói thầu bắt buộc phải tạm tính, 1 số gói thì lấy theo công trình tương tự.
 
Các đồng nghiệp trên diễn đàn Giá Xây dựng thân mến, tôi xin nêu một chủ đề mới để anh chị em ta cùng thảo luận cho vui nhé: Trong khi lập kế hoạch đấu thầu thì việc xác định giá gói thầu rất quan trọng vì giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt là cơ sở cho việc đánh giá HSDT và đề nghị nhà thầu trúng thầu. Theo tôi hiểu, việc xác định giá gói thầu đối với xây lắp và mua sắm hàng hóa không khó lắm nhưng việc xác định giá gói thầu tư vấn không đơn giản. Vì thế tôi muốn anh chị em trao đổi một số vấn đề sau xoay quanh câu chuyện "xác định giá gói thầu tư vấn":
1. Căn cứ để xác định giá gói thầu tư vấn.
2. Phương pháp xác định giá gói thầu tư vấn.
3. Kinh nghiệm thực tế về xác định giá gói thầu tư vấn.
Rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia trao đổi của các đồng nghiệp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.


Kính chào thầy. Em xin có một vài ý kiến như sau:
1. Căn cứ để xác định giá gói tư vấn: như các anh đã đưa ra dựa trên tổng mức đầu tư, nguồn vốn hoặc dự toán được duyệt, căn cứ vào các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan;
2. Phương pháp xác định: một số dự án đã xác định được tổng mức đầu tư thì giá gói thầu sẽ xác định dễ dàng, một số dự án chưa xác định được tổng mức đầu tư thì phải dựa vào suất đầu tư để tính ra hoặc giá gói tư vấn các công trình tương tự tham khảo hoặc lập dự toán. Nhưng như malsoni810 cũng đã đưa ra khoản 2 điều 10 của nghị định 85/2009:
b) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện liên quan của ngành trong khoảng thời gian xác định; ước tính tổng mức đầu tư theo định mức suất đầu tư của các dự án thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành; sơ bộ tổng mức đầu tư;
Nhưng cũng trong khoản 2 điều 10 nghị định 85/2009 điểm c đã nói rõ khi gói thầu gồm nhiều lô thì phải nêu rõ giá trị ước tính cho từng phần trong giá gói thầu. Điều này sẽ dẫn đến câu trả lời cảu anh naat là đúng, mỗi gói thầu có đặc trưng riêng nên không dễ dàng tính toán, đặc biệt gói thầu lập dự toán (khảo sát, lập quy hoạch mặt bằng...)
Vậy có thể khẳng định tùy vào căn cứ hiện tại để xác định phương pháp xác định giá gói thầu tư vấn cho phù hợp và chính xác;
3. Kinh nghiệm thực tế để xác định tư vấn: Theo em nên dựa vào thông tư 04/2010 của BXD để xác định ra 1 list những gói thầu nhỏ trong gói tư vấn, ước tính theo kinh nghiệm thực tế đã làm qua các dự án, tham khảo các dự án để tính ra con số trung bình ---> từ đó có thể xác định từng giá của từng gói nhỏ trong gói tư vấn.
 
Em có thắc mắc, giả sử mình có gói thầu tư vấn khảo sát và thiết kế được thực hiện trong giai đoạn đầu của dự án. Tức là lúc này mới đi khảo sát để lập báo cáo KTKT và từ đó lập tổng mức đầu tư thì đã làm gì có giá trị anh nhỉ?
Vậy thì chắc chắn đây là tạm tính rồi.
Em có thể tham khảo điều 10 (nội dung 2) để vận dụng trong việc xác định giá gói thầu.
 
Em có thể tham khảo điều 10 (nội dung 2) để vận dụng trong việc xác định giá gói thầu.
Thầy cho em hỏi 1 tí. Em là đơn vị chủ đầu tư, đang lập dự toán gói thầu cho các gói tư vấn sau : tư vấn lập báo cáo lựa chọn phương án đầu tư, lập HSMT đấu thầu mua quyền sử dụng đất, tư vấn thẩm tra báo cáo lựa chọn phương án đầu tư. Nếu không có giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện do đây là dự án đầu tiên triển khai thì vẫn phải lập theo phụ lục QĐ 957. Mà tính các gói thầu tư vấn trên chỉ mang tính bốc thuốc, nhà thầu lẫn chủ đầu tư đều khó xác định dự toán gói thầu theo phương pháp man-month. Khi đó có phương án nào xác định dự toán gói thầu chỉ định thầu tương đối chính xác không thầy? Rất mong thầy chỉ giúp. Chúc thầy mạnh khỏe !
 
Chào thầy và toàn thể gia đình, như kỹ sư thanhtan nói tôi thấy đúng và đúng ở dưới góc độ như sau:
Khi chúng ta lập dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu thì chắc chắn chúng ta đã có khái toán về tổng mức đầu tư và khái toán tổng mức đầu tư đấy ở đâu thì chính là trình tự các thủ tục pháp lý đầu tư quyết định 1 phần:
- Đối với dự án mua sắm hằng hóa hoặc là trang thiết bị thì chắc là có giá trên thị trường rồi ( không bàn ).
- Đối với dự án xây dựng liên quan đến nhiều đơn vị tư vấn: Tư vấn lập dự án, thẩm tra, thiết kế BVTC...Vậy dựa vào đâu để có thể xác định được theo tôi có 2 cách
cách 1: thường theo suất đầu tư công bố của Bộ ( cái này chỉ tham khảo vì nhiều lúc ra chậm )
Cách 2: tính toán thực tế đầu tư để tính giá trị xây lắp rồi theo 957 ra giá trị tư vấn.Vậy tính thế nào và căn cứ vào đâu tôi xin đưa ra ý kiến cách 2 như sau
Khi một dự án được phê duyệt bản phải qua cơ quan ban ngành quản lý chấp thuận và tham gia ý kiến cơ sở
- Thỏa thuận tổng mặt bằng và mẫu nhà ( lúc này thì chắc là phối cảnh và đầy đủ gần như chi tiết với thực tế thi công)
- Sau khi có chấp thuẩn tổng mặt bằng và mẫu nhà thì ta sẽ trình tham gia ý kiến thiết kế cơ sở ( trong đây đã có khái toán cơ bản về kết cấu, điện nước...) => bước này chính là bước ra được gía trị khái toán để tính toán các chi phí tư vấn
=> Sau khi đã đầy đủ các thủ tục pháp lý đầu tư trên chúng ta quay về làm tờ trình phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu trình cấp thẩm quyền phê duyệt
Xin ý kiến khác
 
Thầy cho em hỏi 1 tí. Em là đơn vị chủ đầu tư, đang lập dự toán gói thầu cho các gói tư vấn sau : tư vấn lập báo cáo lựa chọn phương án đầu tư, lập HSMT đấu thầu mua quyền sử dụng đất, tư vấn thẩm tra báo cáo lựa chọn phương án đầu tư. Nếu không có giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện do đây là dự án đầu tiên triển khai thì vẫn phải lập theo phụ lục QĐ 957. Mà tính các gói thầu tư vấn trên chỉ mang tính bốc thuốc, nhà thầu lẫn chủ đầu tư đều khó xác định dự toán gói thầu theo phương pháp man-month. Khi đó có phương án nào xác định dự toán gói thầu chỉ định thầu tương đối chính xác không thầy? Rất mong thầy chỉ giúp. Chúc thầy mạnh khỏe !
Tôi cho rằng không có gì là chính xác tuyệt đối cả. Ngay cả định mức theo tỷ lệ % mà Bộ Xây dựng ban hành cũng trên cơ sở thống kê hao phí thực tế công tác tư vấn/Tổng chi phí sản phẩm.
Hao phí thực tế lao động có sự biến động theo đơn giá tiền công, giá cả vật tư và các yếu tố khác, do vậy, ngay cả định mức đã công bố vẫn có thể có sự thay đổi.
Vì vậy, không thể cầu toàn bằng một phương pháp cho giá trị chính xác mà nên đánh giá xem xét sự hợp lý của chi phí dành cho công việc trên cơ sở khoa học là hao phí lao động cần thiết để thực hiện công việc đó.
 
Thầy cho em hỏi 1 tí. Em là đơn vị chủ đầu tư, đang lập dự toán gói thầu cho các gói tư vấn sau : tư vấn lập báo cáo lựa chọn phương án đầu tư, lập HSMT đấu thầu mua quyền sử dụng đất, tư vấn thẩm tra báo cáo lựa chọn phương án đầu tư. Nếu không có giá trung bình theo thống kê các dự án đã thực hiện do đây là dự án đầu tiên triển khai thì vẫn phải lập theo phụ lục QĐ 957. Mà tính các gói thầu tư vấn trên chỉ mang tính bốc thuốc, nhà thầu lẫn chủ đầu tư đều khó xác định dự toán gói thầu theo phương pháp man-month. Khi đó có phương án nào xác định dự toán gói thầu chỉ định thầu tương đối chính xác không thầy? Rất mong thầy chỉ giúp. Chúc thầy mạnh khỏe !

Cám ơn em về lời chúc. Theo tôi, nếu giá gói thầu tư vấn xác định dựa vào định mức 957 thấy không chính xác hoặc thấy không phù hợp thì có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn lập dự toán trên cơ sở năng lực thực tế của nhà thầu tư vấn để chủ đầu tư xem xét và phê duyệt dự toán gói thầu để chỉ định thầu. Nếu thấy cách này cũng chưa thuyết phục thì tổ chức đấu thầu.
 
Cám ơn em về lời chúc. Theo tôi, nếu giá gói thầu tư vấn xác định dựa vào định mức 957 thấy không chính xác hoặc thấy không phù hợp thì có thể yêu cầu nhà thầu tư vấn lập dự toán trên cơ sở năng lực thực tế của nhà thầu tư vấn để chủ đầu tư xem xét và phê duyệt dự toán gói thầu để chỉ định thầu. Nếu thấy cách này cũng chưa thuyết phục thì tổ chức đấu thầu.
Cám ơn thầy !
Theo điều 2 , mục 4 , khoản đ của luật sửa đổi 38 có quy định : trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán gói thầu phải được duyệt. Nghĩa là dự toán có trước rồi mới tiến hành chỉ định thầu, dự toán nhà thầu lập đâu có tính pháp lý để chủ đầu tư xem xét phê duyệt đâu ạ. Còn việc tổ chức đấu thầu em thấy còn phức tạp hơn nhiều, lúc đấy phải trình lên người quyết định đầu tư phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu.
 
Cám ơn thầy !
Theo điều 2 , mục 4 , khoản đ của luật sửa đổi 38 có quy định : trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán gói thầu phải được duyệt. Nghĩa là dự toán có trước rồi mới tiến hành chỉ định thầu, dự toán nhà thầu lập đâu có tính pháp lý để chủ đầu tư xem xét phê duyệt đâu ạ. Còn việc tổ chức đấu thầu em thấy còn phức tạp hơn nhiều, lúc đấy phải trình lên người quyết định đầu tư phê duyệt lại kế hoạch đấu thầu.
1. Đã chỉ định thầu đâu mà sợ sai luật. Sau khi nhà thầu lập dự toán gửi chủ đầu tư xem xét. Sau khi chủ đầu tư xem xét thấy hợp lý và phê duyệt thì mới tiến hành thực hiện chỉ định thầu (thương thảo và ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn).
2. Tôi nghĩ, nếu thấy có lợi hơn hoặc chính xác hơn thì phức tạp một chút cũng nên làm.
 
Back
Top