Xây dựng trụ sở làm việc có phát sinh hạng mục nhà để xe thì thủ tục phải làm như thế nào?

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm tích cực
368
Điểm thành tích
63
Tuổi
36
Chúng tôi đang xây dựng trụ sở làm việc công trình nhà nước tổng mức đầu tư là 5 tỷ (trong đó dự phòng là 500 triệu) đến nay đã cơ bản hoàn thành giá trị thực hiện không phải dùng đến 500 triệu phần dự phòng. Nay sễp tôi (Chủ đầu tư) muốn xây thêm một nhà để xe trị giá 60 triệu thì liệu chúng tôi có được bổ sung vào dự án không và Chủ đầu tư tự quyết được không? Hay là phải làm coi như dự án mới (nếu như vậy sẽ rất mất thời gian). Xin được tư vấn cho cách làm.
 
Chúng tôi đang xây dựng trụ sở làm việc công trình nhà nước tổng mức đầu tư là 5 tỷ (trong đó dự phòng là 500 triệu) đến nay đã cơ bản hoàn thành giá trị thực hiện không phải dùng đến 500 triệu phần dự phòng. Nay sễp tôi (Chủ đầu tư) muốn xây thêm một nhà để xe trị giá 60 triệu thì liệu chúng tôi có được bổ sung vào dự án không và Chủ đầu tư tự quyết được không? Hay là phải làm coi như dự án mới (nếu như vậy sẽ rất mất thời gian). Xin được tư vấn cho cách làm.
Căn cứ Khoản 3 - Điều 29 và Khoản 2 - Điều 14 - Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư được toàn quyền xử lý trong trường hợp này.
2. Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
3. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
 
Căn cứ Khoản 3 - Điều 29 và Khoản 2 - Điều 14 - Nghị định 12/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư được toàn quyền xử lý trong trường hợp này.
Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án
Cảm ơn anh rất nhiều, em cũng đã nghĩ như vậy nhưng vì em e ngại nhất là cụm từ quy mô vì như thế nào là quy mô không thay đổi (ví dụ như xây dựng thêm nhà xe thì số m2 xây dựng tăng) tức là làm cho quy mô thay đổi rồi?
Nếu đúng vậy thì phải xin ý kiến của người quyết định đầu tư.
Vậy em xin kính mong các bác có thể giúp em định lượng thế nào là cụm từ quy mô không thay đổi? Trân trọng cảm ơn các bác
 
Cảm ơn anh rất nhiều, em cũng đã nghĩ như vậy nhưng vì em e ngại nhất là cụm từ quy mô vì như thế nào là quy mô không thay đổi (ví dụ như xây dựng thêm nhà xe thì số m2 xây dựng tăng) tức là làm cho quy mô thay đổi rồi?
Nếu đúng vậy thì phải xin ý kiến của người quyết định đầu tư.
Vậy em xin kính mong các bác có thể giúp em định lượng thế nào là cụm từ quy mô không thay đổi? Trân trọng cảm ơn các bác

Điều này giờ bác làm như sau:
Bác làm tờ trình lên người quyết định đầu tư xin chủ trương cho làm thêm nhà xe trong dự án đã được duyệt.
Sau khi có Công văn đồng ý chủ trương cho làm thêm nhà xe của người quyết định đầu tư, bác lập hồ sơ của nhà xe đó, thẩm định và phê duyệt đưa vào điều chỉnh gói thầu trước đây đã phê duyệt luôn.
Và theo như bác nói thì cái này nằm trong tổng mức đầu tư của dự án. Vì vậy cách này là đúng và hiệu quả nhất.

Thân chào.
 
Điều này giờ bác làm như sau:
Bác làm tờ trình lên người quyết định đầu tư xin chủ trương cho làm thêm nhà xe trong dự án đã được duyệt.
Sau khi có Công văn đồng ý chủ trương cho làm thêm nhà xe của người quyết định đầu tư, bác lập hồ sơ của nhà xe đó, thẩm định và phê duyệt đưa vào điều chỉnh gói thầu trước đây đã phê duyệt luôn.
Và theo như bác nói thì cái này nằm trong tổng mức đầu tư của dự án. Vì vậy cách này là đúng và hiệu quả nhất.

Thân chào.
Cảm ơn bác, cách của bác quả là hiệu quả nhất rồi (chắc chắn là đúng luật), em sẽ làm theo cách đó.
Thực ra ngoài tình huống em trên, điều em muốn là học thêm phương pháp luận nữa bởi hiện nay theo 112/2009/ND-CP thì Luật đã phân cấp rất là mạnh mẽ cho Chủ đầu tư, dường như Cấp quyết định đầu tư chỉ quản lý mỗi khía cạnh số tiền ban đầu cấp(TMDT) miễn là trong quá trình thực hiện không vượt qua là được, kể cả khối lượng phát sinh ngoài thiết kế nếu không vượt TMĐT thì cũng giao cho Chủ đầu tư thực hiện.
Vấn đề nhạy cảm ở chỗ chúng ta đang bàn đến khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng thế nào là khối lượng phát sinh không làm tăng quy mô dự án để Chủ đầu tư có thể quyết? Vì rằng suy cho cùng nếu hiểu chưa hết vấn đề cái gì cũng đi hỏi cấp quyết định đầu tư?
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bác, cách của bác quả là hiệu quả nhất rồi (chắc chắn là đúng luật), em sẽ làm theo cách đó.
Thực ra ngoài tình huống em trên, điều em muốn là học thêm phương pháp luận nữa bởi hiện nay theo 112/2009/ND-CP thì Luật đã phân cấp rất là mạnh mẽ cho Chủ đầu tư, dường như Cấp quyết định đầu tư chỉ quản lý mỗi khía cạnh số tiền ban đầu cấp(TMDT) miễn là trong quá trình thực hiện không vượt qua là được, kể cả khối lượng phát sinh ngoài thiết kế nếu không vượt TMĐT thì cũng giao cho Chủ đầu tư thực hiện.
Vấn đề nhạy cảm ở chỗ chúng ta đang bàn đến khối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng thế nào là khối lượng phát sinh không làm tăng quy mô dự án để Chủ đầu tư có thể quyết? Vì rằng suy cho cùng nếu hiểu chưa hết vấn đề cái gì cũng đi hỏi cấp quyết định đầu tư?

Nói cho cùng là như thế này.
Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án của bác. Sau này quyết toán thì cơ quan chức năng của chủ đầu tư sẽ thẩm tra quyết toán hoàn thành công trình của bác.
Theo quy định của nhà nước thì bác biết rồi đấy. Tất cả vốn nhà nước khi bỏ ra đầu tư thì phải quyết toán, riêng với công trình bác đang làm thì phải đưa vào tài sản cố định và theo dõi khấu hao hàng năm. Việc theo dõi công sản thì phải báo cáo và giám sát thường xuyên. Mà chức năng này là do ai thực hiện. ở cấp tình thì phòng Công sản của Sở Tài chính là đơn vị thực hiện.
Theo em nếu chủ đầu tư cứ tự quyết định bổ sung phần nhà xe như bác nói thì sau này Sở tài chính quyết toán thì họ sẽ có ý kiến như thế nào về phần phát sinh này.
Trường hợp mình đã có Chủ trương đồng ý của người quuyết định đầu tư thì sau này công tác quyết toán, thanh tra, kiểm toán sau này sẽ đỡ lằng nhằng sau này rất nhiều.
Trước đây ở đơn vị chúng tôi được giao làm chủ đầu tư công trình dân dụng. Do thiết kế sơ xuất khi thiết kế hàng rào chưa tính đến việc thoát nước mưa, chủ đầu tư muốn bổ sung phần gia cố tường rào và hệ thống thoát nước. Và đã làm theo cách này, và theo tôi như thế là hợp lý nhất.
 
Theo mình nghĩ thì như thế này.
Khi có phát sinh bên CDT sẽ phải làm 1 biên bản phát sinh với Nhà thầu. Tất nhiên là những công việc phát sinh đó sẽ phải có bản vẽ thiết kế bổ sung+ dự toán được cơ quan có thẩm quyền thiết kế+thẩm tra. Sau đó 2 bên sẽ kí thêm 1 PLHD và đó sẽ là cơ sở để làm quyết toán.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top