Trả lời bạn CAOPHI !
Tôi có xem trên diễn đàn của bạn và các bạn khác về cách tính trọng lượng sắt tròn
- Bạn CAOPHI : [(D/2)^2]/40,55
- Các bạn khác (D^2)/162
[(D/4)^2] * 0,1
(D^2)*0,617/100
(D^2)*0,222/36
Tôi có nhận xét sau :
Tất cả các công thức khác , cơ bản đều dựa vào công thức của bạn CAOPHI mà suy ra :
Giải thích :
[(D/2)^2]/40,55 = (D^2)/4/40,55 = (D^2)/162,20 Lấy chẵn (D^2)/162
(D^2)/162 = [(D^2)/16,20]*1/10 = (D/4,025)^2*0,1 lấy chẵn [(D/4)^2]x0,1
(D^2)/162 = (D^2)*1/162 = (D^2)* 0,00617 = (D^2)*0,617/100
= (D^2)*0,222/36
Riêng công thức (D^2)*0,617/100 của bạn Binhnvhp cho là thành lập theo cách chọn Þ10 làm chuẩn
Þ10 = 0,617 -> công thức phải là 0,617 *(D^2)/100
=> Þx -> công thức phải là 0,617 *(x^2)/100
Bạn đã quên 1 điều là chúng ta đang đặt yêu cầu để tính được trọng lượng của sắt tròn , nghĩa là hệ số 0,617 của Þ10 đang là 1 ẩn số , chúng ta không được quyền sử dụng nó
Nhưng tại sao áp dụng trường hợp này vẫn cho kết quả chính xác
Chúng ta hãy xem lại quy trình đã giải thích ở trên.
Công thức (D^2)*0,617/100 có cách tính hợp lý của nó . Trường hợp hệ số 0,617 ở đây trùng hợp với trọng lượng 0,617 kg/m của Þ10 chỉ là ngẫu nhiên
Tôi xin có 1 nhận xét nữa là công thức của bạn CAOPHI đã được đăng trên báo tuổi trẻ ngày 2/3/2000 ( cách đây hơn 10 năm ) của tác giả Nguyễn Mai Tân , dưới dạng :
(R^2)/40,55 [ (D/2)^2/40,55 ] [ vì D = 2R ]
Có lẽ đây là sự trùng hợp về tư duy , điều đó để các bạn nhận xét