Xin chỉ giúp cách giải quyết bài toán đầu thầu, chỉ định thầu các công việc trước khi phê duyệt dự á

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Một số công tác trước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án muốn được tiến hành thì phải được người có thẩm quyền (cấp quyết định đầu tư cho phép). Nhưng khó khăn là khi trình kế hoạch liên quan đến công tác đó để cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các nội dung: Hình thức đấu thầu, thời gian thực hiện...nhưng quan trọng nhất nội dung Tờ trình đó là dự toán của công tác ấy dựa vào đâu để lập bây giờ (Bởi vì đơn giản là cấp có thẩm quyền phải biết Chủ đầu tư cần bao nhiêu tiền cho công việc đó chứ). Em ví dụ công tác giám sát khảo sát xây dựng....dự toán công tác đó được lập theo hướng dẫn tại Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD, giả sử chủ đầu tư không có đủ năng lực thì làm sao mà biết được phần việc đó khoảng bao nhiêu tiền, chẳng lẽ lại bảo đơn vị xin việc giám sát ấy lập dự toán công tác đó (rồi cả chi phí liên quan thẩm tra dự toán công tác ấy nữa chứ) luôn? Rồi đóng dấu vào đó, kèm theo tờ trình của Chủ đầu tư để gửi cấp thẩm quyền xét duyệt. Khi nào cấp quyết định dựa vào dự toán tại Tờ trình đó khống chế kinh phí tối đa đồng ý cho Chủ đầu tư thực hiện. Từ đó, Chủ đầu tư mới về thuê đơn vị tư vấn có năng lực thẩm tra chính xác lại dự toán..thì mới tiến hành chỉ định thầu hoặc đấu thầu... được.
Nhiều ý kiến bảo em là nếu Chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê tư vấn lập dự toán, khổ nỗi ngay cả thuê đơn vị tư vấn đó thì đã được cấp có thẩm quyền cho phép đâu mà được thuê, bởi vì nó lại quay lại bài toán LUẨN QUẨN ở đây là nếu thuê đơn vị tư vấn lập cho dự toán thì dựa vào cơ sở nào để trả cho họ bao nhiêu tiền?
 

nguyenmanhnam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/7/10
Bài viết
17
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Mong các anh, chị thành viên giúp cho tình huống trên và thêm tình huống điều kiện năng lực khảo sát

Em cũng đã nghĩ như bác 597335 nhưng chưa tìm ra câu trả lời. Mong các thành viên khác có kinh nghiệm chỉ dùm.
Em cũng xin hỏi thêm khoản 2 Điều 45 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định Điều kiện năng lực của Chủ nhiệm khảo sát xây dựng hạng II: Có chứng chỉ hành nghề, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc là đã tham gia...Vậy kiểm tra điều kiện trên như thế nào, em lấy ví dụ tiêu chí làm thế nào để biết được họ đã từng làm chủ nhiệm khảo sát công trình cấp II, trong khi hợp đồng khảo sát đâu có nói đến cấp công trình đâu mà chỉ nói đến giá trị hợp đồng thôi (ví dụ giá trị hợp đồng là 1,5 tỷ).
Xin đa tạ các bác./.
 
H

HoangDung131082

Guest
vấn đề đơn gian thôi

các thủ tục chỉ thầu trước khi phê duyệt dự án như sau:
1. Lập nhiệm vụ và phương án khảo sát (đơn giản nếu có chút mối quan hệ với tư vấn xin mẫu về là OK)
2. Trình thẩm định phê duyệt nhiệm vụ và phương án khảo sát (đơn vị sở ban ngành Quả lý về lĩnh vực đó)
3. Căn cứ vào KQ thẩm định đó CĐT phê duyệt nhiệm vụ và Phương án Khảo sát đó.
3. CĐT phê duyệt nhiệm vụ thiết kế (Công trình Lập BCKTKT) hay thiết kế cơ sở (công trình lập dự án thiết kế 2 bước)
4. CĐT lập dự toán tạm tính cho gói thầu xây lắp (trên cở sở suất vốn đầu tư cái gì cũng lập được) từ đó căn cứ vào QĐ 957 nội suy ra giá trị mình cần (phí lập Báo cáo KTKT....)
5.CĐT phê duyệt dự toán tạm tính cho gói thầu xây lắp trên cơ sở tạm tính trên
6. CĐT phê duyệt KH đấu thầu cho gói thầu Khảo sát lập báo cáo KTKT (gói thầu này = giá trị khảo sát được phê duyệt + phí lập BCKTKT nội suy)
7. xem nó là bao nhiêu <=500 triệu hay >500 và <3 tỷ hay >3 tỷ để biết làm công tác chỉ thầu (chỉ thầu cấn HS đề xuất hay không) hay đấu với gói tư vấn.
8. tất cả là công việc trên sau này vào gia đoạn sau đều có cơ quan thẩm định hay thẩm tra họ rà lại nên cứ vô tư đi các bạn không phải lo
 

hdungsetco

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Một số công tác trước khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án muốn được tiến hành thì phải được người có thẩm quyền (cấp quyết định đầu tư cho phép). Nhưng khó khăn là khi trình kế hoạch liên quan đến công tác đó để cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm các nội dung: Hình thức đấu thầu, thời gian thực hiện...nhưng quan trọng nhất nội dung Tờ trình đó là dự toán của công tác ấy dựa vào đâu để lập bây giờ (Bởi vì đơn giản là cấp có thẩm quyền phải biết Chủ đầu tư cần bao nhiêu tiền cho công việc đó chứ). Em ví dụ công tác giám sát khảo sát xây dựng....dự toán công tác đó được lập theo hướng dẫn tại Quyết định số 957/2009/QĐ-BXD, giả sử chủ đầu tư không có đủ năng lực thì làm sao mà biết được phần việc đó khoảng bao nhiêu tiền, chẳng lẽ lại bảo đơn vị xin việc giám sát ấy lập dự toán công tác đó (rồi cả chi phí liên quan thẩm tra dự toán công tác ấy nữa chứ) luôn? Rồi đóng dấu vào đó, kèm theo tờ trình của Chủ đầu tư để gửi cấp thẩm quyền xét duyệt. Khi nào cấp quyết định dựa vào dự toán tại Tờ trình đó khống chế kinh phí tối đa đồng ý cho Chủ đầu tư thực hiện. Từ đó, Chủ đầu tư mới về thuê đơn vị tư vấn có năng lực thẩm tra chính xác lại dự toán..thì mới tiến hành chỉ định thầu hoặc đấu thầu... được.
Nhiều ý kiến bảo em là nếu Chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê tư vấn lập dự toán, khổ nỗi ngay cả thuê đơn vị tư vấn đó thì đã được cấp có thẩm quyền cho phép đâu mà được thuê, bởi vì nó lại quay lại bài toán LUẨN QUẨN ở đây là nếu thuê đơn vị tư vấn lập cho dự toán thì dựa vào cơ sở nào để trả cho họ bao nhiêu tiền?
Theo kinh nghiệm của mình thì trước khi tiến hành các công việc trên, bạn không nên trình kế hoạch đấu thầu cho các phần công việc này vì đã có dự toán đâu mà trình kế hoạch đấu thầu. Bên bạn nên thuê 1 đơn vị tư vấn (trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực để lập dự án toán cho các phần công tác ấy, giá trị phần tư vấn ấy thường được lấy trên cơ sở 957 (lưu ý quyết định này chỉ có tính chất tham khảo không bắt buộc như trước đây). giá trị tính phần tư vấn này được lấy từ giá trị khái toán tổng mức đầu tư của dự án (áp dụng bộ suất đầu tư xây dựng do bộ XD ban hành hay áp dụng đơn giá các công trình có tính chất tương tự). Sau đó bên CDT trình tờ trình phê duyệt việc thực hiện gói thầu tư vấn này (có thể xem là kế hoạch đấu thầu cho riêng gói tư vấn). Sau khi ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thì bên CDT phải có điều khoản thanh toán phần cuối cùng của hợp đồng khi tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Thân
 

Top