Mình thấy mọi người vẫn chưa hiểu sâu về cách tính dàn giáo, trước hết các bạn hãy tìm đến Chương XI, Mục AL.6 (Khoảng trang 563 sách Định mức 1776) để đọc phần thuyết minh hướng dẫn nhé. Và mình xin giải thích rõ hơn một chút như sau:
1, Giàn giáo ngoài luôn được tính (tức là các công tác hoàn thiện như trát, ốp và kể cả sơn bả nếu phải bắc giáo, kể cả công tác bắc giáo an toàn). Không hề quy định chiều cao <16 hay >16 như các bạn vẫn nói (có thể các bạn nhầm lẫn phần quy định vật liệu vận chuyển lên cao). Cách tính diện tích dàn giáo ngoài là lấy = diện tích hình chiếu đứng của kết cấu cần hoàn thiện.
Lưu ý: Định mức vật liệu trong 1776 chỉ mới tính cho một tháng và 1 lần bắc giáo. Nếu thi công trong nhiều tháng hoặc ít hơn thì cần nhân hệ số tháng vào. Khi tính giáo hoàn thiện trát ngoài, nhớ cộng thêm 28 ngày sau ngày hoàn thành trát tầng trên cùng (phải đạt R28 mới được tháo). Trường hợp tháo giáo trước thì cần phải trừ thời gian đi (thi công cuốn chiếu).
2, Dàn giáo trong: Chỉ được tính khi thi công ở trên độ cao 3,6m và cho tất cả các công tác từ cốp pha (btct) đến các công tác xây trát, ốp lát, .....Tuy nhiên ĐM lại quy định thêm: Phải vượt khẩu độ thêm 0,6m (Tức 3,6+0,6=4,2m) mới được tính bắc giáo trong thêm.
Tức giả sử kết cấu có chiều cao hoàn thiện 6,5m thì tính như sau: 6,5=3,6+1,2+1,2+0,5; Nhìn vào công thức ta thấy chỉ được tính thêm 2 lần bắc giáo cho kết cấu này. Ở khẩu độ cuối 0,6m chưa đủ 0,6m nên không được tính thêm 1 lần giáo. Tuy nhiên nếu là 6,7m = 3,6+1,2*2+0,7m thì lại được tính thành 3 lần bắc giáo thêm.
Dàn giáo trong tính theo diện tích hình chiếu bằng. Ví dụ trần thì chiếu thẳng góc xuống sàn để tính diện tích.
Lưu ý: Nếu là trát tường hay cột thì mình nghĩ tính diện tích hình chiếu bằng là không chuẩn, vì lúc này công tác trát chẳng khác nào trát ngoài cả. Tuy nhiên đã theo quy định thì cứ tính thôi, và lúc này chỉ có tính theo diện tích hình chiếu bằng của giáo thì có lẽ phù hợp hơn.