Xin giúp em tìm hiểu về thư giảm giá

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
TA nhận được một PM, xin post lên để mọi người cùng giúp đỡ:
Chào các bác!
Em rất vui khi biết giá xây dựng chuyển về ngôi nhà mới thật hạnh phúc, giao diện tuyệt đẹp, nội dung phong phú. Trước tiên xin chúc ngôi nhà mới giaxaydung.vn là một nhà vĩnh cửu.
Thưa các bác em mới vào nghề tư vấn nên nhiều cái còn yếu quá, rất mong các bác giúp đỡ nha.
Em không hiểu nhiều về thư giảm giá trong HSMT và trong HSDT như thế nào cho hợp lý nhỉ? Có thể cho e một ví dụ được ko?
Rất mong các bác phúc đáp câu hỏi của em! huutanhcm@yahoo.com
 
P

Price

Guest
Chào bạn !
Đấu thầu có thể nói là một cuộc đấu trí (Chủ yếu về giá) giữa các nhà thầu đã đủ điều kiện năng lực như Hồ sơ dự thầu yêu cầu. Thư giảm giá trong mỗi bộ hồ sơ dự thầu, đó là một át chủ bài cho các nhà thầu. Nếu như trong quá trình làm tập giá của hồ sơ dự thầu, người làm giá áp giá cho các công việc một cách chính tắc và sau đó chương trình dự toán sẽ cho ra đáp số về giá dự thầu dựa trên khối lượng mời thầu và đơn giá khả thi của từng loại vật tư mà nhà thầu có thể bảo đảm. Tất nhiên nếu cứ tằng tằng như vậy thì sự chênh lẹch giá giữa các nhà thầu sẽ không nhiều, sự nổi trội ấn tượng về giá không cao bởi vì giá vật tư mà các nhà thầu áp vào thường không có sự chênh lệch lớn. Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là năng lực triển khai thi công của từng nhà thầu sẽ khác nhau nhiều, điều này làm ảnh hưởng lớn đến giá bỏ thầu của mỗi doanh nghiệp. Điều đó được nhà thầu nhồi nhét hết vào cái gọi là "THƯ GIẢM GIÁ". Tất nhiên việc chốt giá hay quyết định thư giảm giá không thể thực hiện bừa bãi, thường do một vài người tầm cỡ về chuyên môn và giám đốc quyết định. Giá trị con số trong thư giảm giá được đo bằng sự tiết kiệm và giải pháp thi công hợp lý, ví dụ như trong khi áp giá côpha vào công tác ván khuôn người làm giá cứ áp 1 con số vào nhưng nên nhớ ván khuôn luân chuyển được nên sẽ có 1 số tiền được tiết kiệm và 1 phần tiền đó sẽ được cân nhắc cho vào thư giảm giá. Hay trường hợp khác là doanh nghiệp đã thu hồi hết khấu hao các máy móc nên lượng tiền tiết kiện được cho chi phí máy móc thi công cũng được trích ra cho vào thư giảm giá.v..v..v..v. Tuy nhiên không đơn giản thế đâu. Bên chấm thầu và chủ đầu tư sẽ phải kiểm định tính đúng đắn của việc giảm giá, xem các yếu tố năng lực mà nhà thầu trình bày có đúng không, nếu không lý giải được thì thư giảm giá lại thành thư rút khỏi cuộc chơi. Tôi chỉ có thể nói như vậy không biết bạn có rõ không.
 
K

kinhtexaydung

Guest
Thư giảm giá là bí quyết nghề nghiệp của nhà thầu, sao có thể thông báo rộng rãi được?
kinh nghiệm đúc kết qua biết bao thời gian và công sức, sao lại có thể truyền đạt công khai?
 
H

hnlan

Guest
kinhtexaydung có phải là Sếp không, nếu không phải Sếp thì cũng chẳng được quyết định cái món này. Nên đưa ra cho mọi người tham khảo tí kinh nghiệm, bí quyết thì cũng chẳng chết ai. Còn như cái vụ ván khuôn hay là máy móc nào đó cũng vậy, được tính luân chuyển thì cũng đã tính vào giá dự thầu rồi mà, sao còn tính trừ vào thư giảm giá nào nữa? Với lại làm cái thư giảm giá cũng không thể bóc tách từng cái lặt vặt đó vào được. Theo thiển ý của mình (mình thì cũng lính tráng thôi), chắc các Sếp ngồi tính xem trong "túi" còn bao nhiêu, khả năng đến đâu, thu chi với các công trình khác thế nào rồi đưa ra giá giảm khoảng bao nhiêu % đó. Cũng nhiều trường hợp có Cty còn tính ra con số giá sau thư giảm giá là 1 con số đẹp rồi trừ ra được cái thư giảm giá lẻ toang toác :D, thực sự là có trường hợp như thế. Cái này thì dạng văn bản không có gì đặc biệt, nhưng kinh nghiệm hay những câu chuyện về nó cũng nhiều, ai biết thì cũng nên chia sẻ cho mọi người biết.
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Mình có mẫu về thư giảm giá đây, nếu cần bạn tham khảo và sẽ hiểu về phần nào, còn phân tích ra lỹ lẽ thì nhiều vấn đề tế nhị lắm( thiết nghĩ cũng không nên phải biết hết được-trừ khi bạn là sếp :D)
 

File đính kèm

  • mau.doc
    25,5 KB · Đọc: 6.478
P

Price

Guest
hnlan nhiệt tình nhưng sự giải thích của đồng chí chẳng đi đâu đến đâu cả. Rút kinh nghiệm nhé. Cái mà tôi ví dụ về ván khuôn hay khấu hao nó không lẻ tẻ đâu mà là một số tiền lớn đấy. Chúc diễn đàn sôi động
 
  • Like
Các tương tác: hailh
H

hnlan

Guest
@Price: Đúng là nó không phải là con số lẻ (hôm trước khi đang viết bài trả lời đó, em ngồi nhẩm nhẩm cũng ra cỡ vài trăm triệu), tuy nhiên thì mỗi Công ty có 1 cách riêng để tính ra thư giảm giá khác nhau. Nhưng như em đã nói, lính tráng mà nên chỉ có Sếp mới biết cách tính toán thế nào ra cái giảm giá đó. Còn việc em nói lẻ tẻ, chẳng qua là với 1 cái Hợp đồng khoảng >50 tỷ thì vài trăm triệu có thấm vào đâu. Mà hầu như là việc làm thầu đã chiếm gần hết thời gian rồi, không có đủ thời gian xem những chi tiết đó, nên trong vòng 1 ngày trước khi mở thầu, lãnh đạo sẽ xem xét đến cái thư giảm giá này. Kinh nghiệm của anh thế nào, nói cho em còn biết mà rút, chứ anh nói thế, em thấy...thế nào ấy???
 
A

AAmylove

Guest
THƯ GIẢM GIÁ: là do nhà thầu tự đưa ra mức giảm giá (hoặc giá trị giảm giá) so với giá dự thầu đã tính toán theo những "mức chuẩn" (chuẩn của nhà thầu hay của nhà nước hay của Hồ sơ mời thầu quy định..). Trong thư giảm giá phải nêu và phân tích những lý do giảm giá. Thư giảm giá hợp lệ trước hết phải do người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận ký tên và đóng dấu tất nhiên trước ngày nộp thầu. Thứ hai phải đáp ứng tất cả các quy định nếu có trong Hồ sơ mời thầu về nội dung thư giảm giá. (Nếu uỷ quyền phải là uỷ quyền hợp pháp theo quy định pháp luật - Uỷ quyền hợp pháp sẽ nói cho các bạn ở phần sau vì đây cũng là 1 chủ đề lý thú và phức tạp khi đấu thầu). Thư giảm giá không có quy định nào hướng dẫn mà do "thực tế cuộc sống" sinh ra. Nó thuận tiện bởi nhiều lẽ:
1. Đảm bảo bí mật về giá bỏ thầu của nhà thầu: giá trị dự thầu bằng thư giảm giá chỉ có người ký mới biết (giám đốc). Người lập dự toán đấu thầu không biết, không bán được thông tin.
2. Giảm chi phí cho từng loại công việc là rất khó giải thích được thấu đáo hợp lý và nhất là trên thực tế thời gian chuẩn bị HSDT ngắn và đấu thầu quân xanh quân đỏ là chiếm đại đa số.
3. Thư giảm gia là công cụ hữu ích để "ma giáo" rất linh hoạt mà không thể bị phát hiện để giá dự thầu là thấp nhất và sát giá đối thủ cận kề (Riêng mục này tôi k giải thích các bạn tự tìm hiểu).
4. Và nhiều tiện ích khác nhỏ lẻ không thể thống kê ra đây.
* Bởi vậy thư giảm giá là không thể thiếu trong đấu thầu. Nhưng thế nào là hợp lệ (kể về mặt pháp lý lẫn nội dung) là do Hồ sơ mời thầu quy định. Quy định như thế nào để nhà thầu tránh nêu lý do giảm giá chung chung rất khó phân tích chấm thầu là hợp lý hay không hợp lý, giảm giá bất hợp lý thì phụ thuộc vào trình độ của người lập Hồ sơ mời thầu.
(ví dụ trong HSMT phải ràng buộc như thế nào để loại các thư giảm giá chung chung theo kiểu: bằng kinh nghiệm năng lực của mình trong quản lý, với nguồn ván khuôn thép đã khấu sử dụng cho các công trình bên cạnh trên địa bàn, với các loại máy móc thiết bị chúng tôi tính khấu hao rất thấp, và doanh nghiệp chúng tôi liên doanh trao đổi (hoặc tự sản xuất) các loại vật liệu XD (xi măng, cát, đá, gạch...) nên chúng tôi cung ứng với giá gốc nên sau khi tính toán toàn bộ chúng tôi quyết định giảm giá dự thầu đã tính toán trong phần giá là: 500triệu đồng. Giá dự thầu sau khi giảm là:....). Còn rất nhiều vấn đề hay trong thư giảm giá nếu bạn muốn xin liên hệ trao đổi qua mail của tôi vì tính nhạy cảm của vấn đề. Thân!
 
D

Doimoi

Guest
Không nên quan trọng hóa vấn đề, Sếp với Lính đều có thể bàn cãi đc vấn đề này. Ở đây đưa ra thảo luận để chúng ta hiểu sâu hơn một vấn đề thôi. Tóm lại cũng như các Bạn, Mình muốn tìm hiểu và thảo luận Bản chất thư giảm giá (ko đặt các vấn đề tiêu cực ở đây) như là Tại sao lại phải cần thư giảm giá?Nếu giải thích như các bạn thì khi tính giá chào thầu, NT triết giảm luôn các chi phí cho tiện làm sao phải cần Thư giảm giá cho phức tạp.Lịch sử Thư giảm giá ra đời ntn?... Có như vậy mới đi đến tiếng nói chung được. Còn nói như các bạn chỉ ở mỗi một khía cạnh khác nhau thì khác gì "thầy bói xem voi". Bác nào biết thì giải thích giùm mọi người.
 
A

AAmylove

Guest
Bạn DOIMOI nên bình tĩnh đi nào! Các bạn khác đều nói có lý đấy! Bạn thử tham khảo ý kiến thảo luận của mình ở comment phía dưới là bạn sẽ có câu trả lời cho các thắc mắc của bạn về THƯ GIẢM GIÁ.

Thư giảm giá là phục vụ cho thực tế, và những bài học thực tế VỀ ĐẤU THẦU không bao giờ tách rời nó (còn việc nhà thầu có sử dụng thư giảm giá hay không là tùy nhà thầu). Bạn có ý định nghiên cứu lý thuyết của "thư giảm giá" thì mình khẳng định không có đâu. Nó là cả mẹo thuật của thực tiễn cuộc sống đấy (kể cả tiêu cực). Mong bạn vui vẻ!
 
Last edited by a moderator:
D

Doimoi

Guest
@khongaica:
Oh cám ơn Bác! Xin lỗi nếu Em có điều gì ko phải. Nhưng Em vẫn cứ muốn biết tại sao lại xuất hiện thư giảm giá trong đấu thầu nhỉ? Và nó xuất hiện do nhu cầu nào? Nếu quy định đấu thầu ko có thư giảm giá có thể được ko nhỉ?
 
A

AAmylove

Guest
CHUYỆN KỂ RẰNG:
Ngày xửa ngày xưa, THƯ GIẢM GIÁ không biết xuất hiện từ lúc nào, chỉ biết rằng kể từ khi xuất hiện các cuộc ĐẤU THẦU đã có nó rồi. Các NHÀ THẦU là cha sinh mẹ đẻ ra nó. Không có điều luật, văn bản nào chịu làm bà đỡ cho nó cả. Bản chất nó rất đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định để giúp CHA MẸ nó thắng thầu. Nó vô cùng linh hoạt, nếu không muốn nói là giảo hoạt vô cùng. Bây giờ chúng ta mổ xẻ nó ra cùng nghiên cứu nhé: :p

** Bản chất: thư giảm giá là nhằm đưa ra các lý do, phân tích nguyên nhân và tỷ lệ giảm giá trên GIÁ TRỊ DỰ THẦU được tính toán theo chuẩn mực (chuẩn mực định mức NN, của chính nhà thầu, của thông báo giá địa phương...). Hiểu bản chất này chúng ta có thể khẳng định: HSMT hoàn toàn có quyền quy định là k được viết thư giảm giá, mà tính trực tiếp vào đơn giá chi tiết.

Tuy nhiên trên thực tế đối với dự án VN: mình chưa thấy HSMT nào cấm điều này. Mà đa phần họ sẽ quy định chi tiết cách thức, nội dung trình bày trong thư giảm giá. Đặc biệt là đưa ra những quy định để k chấp nhận những thư giảm giá nêu chung chung, k có phân tích cụ thể giảm chi phí nào, vì sao phải giảm mức như vậy nhằm tránh giảm giá phí lý trúng thầu bằng mọi giá.

*** Còn đối với CHA MẸ (nhà thầu), THƯ GIẢM GIÁ lại là đứa con ngoan, cực kỳ hữu hiệu đỡ đần cho bố mẹ trong những tình huống mang tính quyết định:

- Đến ngày nộp thầu, sau khi đi "moi móc" thông tin từ đối thủ cạnh tranh, biết được giá trị bỏ thầu của người ta, thì sẽ điền số giảm giá trong THƯ và nhét vào Hồ sơ DT. Nếu tính vào giá cố định rồi thì BÓ TAY.

- Có những gói thầu vì yêu cầu khắt khe của HSMT về đơn giá, về định mức áp dụng của NN hoặc tính giảm giá trực tiếp vào đơn giá thì khi chấm thầu dễ bị "Chủ đầu tư" quy kết, soi mói là giá bất hợp lý. Vậy k gì hay hơn là cứ tính giá dự thầu theo đúng định mức NN, đơn giá NN (tbáo giá tình thành). Sau đó đưa đứa con giảo hoạt THƯ GIẢM GIÁ của mình vào đua ra các lý do giải thích chung chung, mơ mơ hồ hồ, u u minh minh về lý do giảm giá và cuối cùng đưa ra con số cuối cùng theo ý thích của mình. Thế là Chủ đầu tư k thể có cớ soi mói quy kết về sự bất hợp lý về giá thầu được.

- Gia đình Nhà thầu đâu phải ai cũng đoàn kết. Biết đâu đang nuôi ong tay áo. Nếu tính vào giá dự thầu thì sẽ có nhiều người biết, lỡ nó bán thông tin cho đối thủ thì nguy to (càng nguy hơn nếu doanh nghiệp là công ty TNHH do giám đốc bỏ vốn ra). Vậy chi bằng cứ bắt nhân viên tính toán đơn giá bình thường giống như đơn giá dự toán. Sau đó Giám đốc tự mình sinh ra đứa con THƯ GIẢM GIÁ theo ý mình và chỉ có duy nhất 1 mình mình biết. Tiện lợi vô cùng.
...... và còn nhiều điều tế nhị khác liên quan đến "tiêu cực" từ thư giảm giá mà mình k tiện nói ra đây. Vì lôi ra thì e rằng THƯ GIẢM GIÁ là đứa con hư hỏng quá. Thân chào!!!
 
Last edited by a moderator:
D

Doimoi

Guest
Ngày nảy ngày nay, chuyện kể rằng Thư giảm giá nó bắt nguồn từ Châu Âu phát sinh trong hoạt động thương mại và nói nôm na lại nó chính là phần chiết giảm khi đối tác là các bạn hàng chiến lược nó đc tính vào chi phí quảng bá công ty khi hạch toán. Khi xuất hiện đấu thầu chính là phần chiết giảm của Nhà thầu nhằm đem lại uy tín và quảng bá hình ảnh công ty hay mong muốn được tiếp tục làm ăn lâu dài với nhau. Còn khi nó xuất hiện ở Việt Nam với trí tưởng tượng của Bác Khongaica nó đã trở nên giảo hoạt một cách khó lường.
Tóm lại chúng ta tìm hiểu bản chất của nó để hiểu nó hơn và cho nó trở về đúng bản chất tốt đẹp của nó, chứ ko nên biến nó ngày càng xấu đi
 
A

AAmylove

Guest
Các bạn thân mến!
Hiện tại ở VN ta, trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng công trình, thư giảm giá mà được ý nghĩa tốt đẹp như DOIMOI nói thì còn gì bằng. Mỗi chúng ta sẽ có ý thức cùng nhau thực hiện được điều tốt đẹp ấy. Tuy nhiên hãy nhìn thẳng vào thực tế, nhìn thẳng vào thực trạng xấu đang tồn tại của thư giảm giá, để chúng ta có hành động cụ thể:
- Trong HSMT hãy ràng buộc những điều kiện để loại bỏ những thư giảm giá nói chung chung.
- Hãy quản lý chặt chẽ thông tin đấu thầu trước thời điểm mở thầu (kể cả CĐT, từng nhà thầu, tư vấn chấm thầu, tổ chuyên gia chấm thầu, tổ tiếp nhận hồ sơ dự thầu...) nhằm tránh rò rỉ thông tin. CHắc chắn như vậy thì thư giảm giá không còn đường để "hư hỏng" mà sẽ trở về bản chất tốt đẹp như "Phương Tây".
****** Mình hy vọng và tin chắc 1 điều tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn mới ra trường sẽ muốn quan tâm và thích thú hơn khi được nghe về vấn đề "thực tế" và lý thuyết được biến tấu trong thực tế làm việc như thế nào hơn là lý thuyết chỉ trên sách vở.****

Còn góp ý DOIMOI: nếu bạn đã từng tham gia đấu thầu (bên B), đã từng làm CĐT (Ben A), làm tư vấn chấm thầu tại VN thì chắc chắn 1 điều bạn sẽ k nói rằng tôi đang tưởng tượng. Chẳng lẽ tôi rảnh rỗi đến mức ngồi tưởng tưởng ra những điều hay ho vậy sao?? Nếu ai được vậy cũng là cái tài đấy nhỉ. Mà không sao, có lẽ do bạn thiếu thực tế thôi. Đừng giận khi tôi nói thẳng nhé! Hướng thiện là điều tốt. Tôi ủng hộ và cùng quan điểm này với bạn DOIMOI đấy. Nhưng phải để tâm đến thực tế bạn ah. Đừng giận nhé!
Xin chân thành cảm ơn các bạn! Chúc 1 ngày cuối tuần vui vẻ và hạnh phúc!
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
Có một điều cần phải nói về thư giảm giá đó là: Trong thư giảm giá lúc nào cũng đề cập đến việc giá trị giảm giá là do tiết kiệm khi luân chuyển ván khuôn và tổ chức thi công trên công trường. Nhưng thực tế không ít Nhà thầu đã tính toán phần giảm giá này sẵn trong giá dự thầu ban đầu (giá chưa giảm giá) và sau đó lại tính một lần nữa vào giá trị giảm giá; mặt khác một số lại tính toán giá trị giảm giá cao lên nhằm mục đích trúng thầu, sau đó trong quá trình thi công lại xin bù giá (đối với các công trình thuộc hợp đồng điều chỉnh giá). Đó là một khúc mắc mà chúng ta vẫn chưa giải quyết hết được.

Còn như bác Aamylove nói thì có lẽ không bao giờ thực hiện được. Xã hội chẳng bao giờ hoàn hảo được cả. Công nghệ ngày càng hiện đại, còn các nhà thầu thì cũng không ít "mưu mô" nên bịt kẻ hở này thì lại lòi kẻ hở khác ra. Chúng ta ai cũng mong muốn được như vậy nhưng có lẽ là rất khó mới có được những cuộc đấu thầu hoàn toàn công bằng.

Theo em thấy thì các hình thức chào thầu dù sao vẫn có tính công bằng hơn bởi khi chào thầu thì bên mời thầu chỉ quan tâm một phần đến giá trị công trình, còn lại chủ yếu là quan tâm về năng lực của nhà thầu, tiến độ thi công và công nghệ thi công (đối với các công trình làm cho nước ngoài chứ với VN thì em thấy cũng như thế mà thôi).
 
A

AAmylove

Guest
@ Chào Khoa! Rất vui gặp được em ở đây! Và chúc mừng em nhận tham gia diễn đàn này với ADMIN: anh TA. Anh đã gặp anh TA ở HNội. Hy vọng và mong em cộng tác lâu dài nhé! Vì cộng đồng vì sự phát triển kiến thức của tất cả chúng ta mà phải k em!

** Anh hiểu và đồng cảm với suy nghĩ của Khoa là để tránh tiêu cực trong đấu thầu là rất khó, đặc biệt là làm cho THƯ GIẢM GIÁ trở về đúng giá trị thật của nó theo như bạn DOIMOI nói thì càng khó hơn. Bởi Nhà thầu luôn có "108 chiêu thức" biến hóa khôn lường. Tuy nhiên anh tin là với cơ chế, với những điều luật mà Nhà nước đang ngày càng hoàn thiện, kinh tế thị trường đang đi vào thực chất (các cty cổ phần, công ty TNHH cũng đầu tư lớn chứ k chỉ co hẹp ở nguồn vốn NN nữa) thì đấu thầu công bằng là đang hiện hiện trước mắt. Điều này đang diễn ra rất rõ ở TP Hồ Chí Minh.

** Còn về "hình thức chào thầu" mà Khoa nói anh chưa hiểu ý em lắm? Vì Theo luật đấu thầu, trong xây lắp chỉ có các hình thức sau: chỉ định thầu, đấu thầu (Quốc tế, rộng rãi hay hạn chế), hay tổng thầu EPC. Và tất nhiên tùy theo quy mô mà có đấu 1 giai đoạn hay 2 giai đoạn. Khoa nói rõ "hình thức chào thầu" mà em nói để mọi người hiểu được k?

Còn với luật đấu thầu (+ nghị định 111 hướng dẫn) hiện nay cũng như Nghị định 88 trước đây thì đấu thầu Xây lắp luôn có 3 bước: B1: đánh giá sơ bộ - B2: Đánh giá kỹ thuật (Biện pháp thi công, tiến độ, an toàn...) - B3: Đánh giá về giá dự thầu. Có trải qua bước 1 mới được xét bước 2, có đạt bước 2 mới được xét bước 3. Do đó, k có vấn đề như Long nói là chỉ để ý về giá. Vậy Luật của ta cũng giống tây cả thôi. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà HSMT lập thiếu sót, chấm thầu bỏ lơ nhiều quá...nên mới như Khoa nói là chỉ để ý về giá.

*** Khoa nêu vấn đề:
1. Dự thầu: giảm 2 lần - 1 lần trong đơn giá chi tiết và 1 lần nữa trong THƯ GIẢM GIÁ.
2. Hợp đồng có điều chỉnh giá: khi đấu thầu giá thấp lại được bù giá cao.

*** Mình suy nghĩ như sau:
1. Giảm giá như vậy là do lỗi của nhà thầu (vô tình hoặc cố ý). Nhưng nếu trong Hồ sơ mời thầu có điều khoản ngăn chặn và loại bỏ việc này thì Nhà thầu cũng chịu mà thôi. Vậy quan trọng là người làm HSMT phải có kinh nghiệm thực tế và "siêu" để loại bỏ tính tiêu cực và làm cho sự đấu thầu minh bạch và công bằng.

2. Trước đây Nghị định 52, HĐ có điều chỉnh giá chỉ được áp dụng cho những công trình tại thời điểm ký hợp đồng k xác định được khối lượng cụ thể (ví dụ thi công khoan cọc nhồi..nhưng đã đấu thầu rồi thì đơn giá đấu thầu là không được thay đổi. Chỉ trừ trường hợp có biến động về giá, nhân công...được Nhà nước và cấp có thẩm quyền cho phép mới được thay đổi). Tuy nhiên khái niệm ấy hiện nay vói Nghị định 16 đã thay bằng là HĐ có đơn giá cố định (tức Đơn giá k thay đổi, KL theo thực tế).
Vậy với gói thầu đã đấu thầu giá thấp nhưng khi thi công lại xin bù giá mà Khoa nói thì theo mình là làm hoàn toàn sai và vi phạm. Nếu kiểm toán vào thì họ cũng cắt ra mà thôi. Và đây là có lẽ trường hợp được các bên thông đồng "bật đèn xanh" cho làm với nhau mà thôi chứ pháp luật NN không cho phép.

** Nói thêm: tuy nhiên những dự án có nguồn vốn tư nhân (trong hoặc ngoài nước) thì bù giá sau khi đấu thầu là quyền của CHỦ ĐẦU TƯ.***

Vài lời trao đổi thêm, mong Khoa sẽ tham gia nhiều! Chúc sức khỏe và thành công!
 
Last edited by a moderator:
T

Trần Duy Khoa

Guest
Em xin có một số đính chính lại như sau: Theo NĐ99/2007( thực ra mới nhưng nội dung cũng đã cũ rồi) vừa qua thì Hợp đồng thi công sẽ có 3 loại:
+ Hợp đồng trọn gói : giao cục tiền và làm cho ra sản phẩm( em dùng từ ngữ hơi phổ thông một chút, mong các bác thông cảm)
+ Hợp đồng đơn giá: tức là Nhà thầu sẽ tính toán chênh lệch khối lượng hoàn thành so với khối lượng khi ký hợp đồng thi công, và khối lượng đó được thanh toán bằng đúng đơn giá của công tác đó ( khi ký hợp đồng) x khối lượng thiếu trên. Ngoài ra hợp đồng cho phép Nhà thầu được thanh toán phần giá chênh lệch đối với giá vật tư, ca máy, nhân công được Nhà nước cho phép điều chỉnh).
+ Hợp đồng điều chỉnh giá là hợp đồng cho phép Nhà thầu được thanh toán phần giá chênh lệch( đối với giá vật tư, ca máy, nhân công được Nhà nước cho phép điều chỉnh). Ngoài ra, loại hợp đồng này còn "có thể" cho phép Nhà thầu xin Chủ đầu tư điều chỉnh giá cho một số công tác mà thay đổi mức giá cao hơn so với mức giá khi ký hợp đồng. Trường hợp này em đã thấy rất nhiều Nhà thầu đồng ý giảm giá cao trong hồ sơ dự thầu để được "có thể" trúng thầu rồi đến khi thi công xin điều chỉnh giá. Có một điều thực tế là những công tác kiếm được lời nhiều thì chẳng Nhà thầu nào "xin" lời ít lại mà hễ công tác nào lỗ thì xin điều chỉnh giá lại cho phù hợp:mad:( điều mà ta gặp rất nhiều ở các Nhà thầu VN hiện nay).

Theo trên thì cái em muốn nói với bác Bình là loại hợp đồng thứ ba. Còn hình thức cháo thầu( hay chào giá) thì thực tế gần giống như đấu thầu hạn chế, theo đó các nhà thầu chỉ nhận được bản vẽ và yêu cầu về tiến độ thi công. Các nhà thầu phải tính toán khối lượng và thuyết minh biện pháp thi công, công nghệ thi công và ra giá chào thầu. Khi đó thì không thấy được sự xuất hiện của thư giảm giá.

@khongaica: lâu rồi em cũng không gặp lại bác, rất vui khi có nhưng ý kiến đóng góp từ bác. Và có lẽ lâu rùi nên bác cũng "quên" mất tên em:D. Em đính chính lại là em tên Trần Duy Khoa - Công tác tại Công ty Cổ phần Long Việt( CPH từ Công ty Xây lắp và VLXD III - BỘ Thương Mại). Kẻo ra đường bác có gặp lại kêu bằng tên Long thì em đành bó tay thôi. Kẻo đến lúc ấy bác lại nói sao em lại không ngó ngàng gì:D. Chúc bác mạnh khoẻ và công tác tốt, em sẽ còn trao đổi với bác nhiều!!!
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
Theo NĐ99/2007( thực ra mới nhưng nội dung cũng đã cũ rồi) vừa qua thì Hợp đồng thi công sẽ có 3 loại:
+ Hợp đồng trọn gói : giao cục tiền và làm cho ra sản phẩm( em dùng từ ngữ hơi phổ thông một chút, mong các bác thông cảm)
+ Hợp đồng đơn giá: tức là Nhà thầu sẽ tính toán chênh lệch khối lượng hoàn thành so với khối lượng khi ký hợp đồng thi công, và khối lượng đó được thanh toán bằng đúng đơn giá của công tác đó ( khi ký hợp đồng) x khối lượng thiếu trên. Ngoài ra hợp đồng cho phép Nhà thầu được thanh toán phần giá chênh lệch đối với giá vật tư, ca máy, nhân công được Nhà nước cho phép điều chỉnh).
+ Hợp đồng điều chỉnh giá: là hợp đồng cho phép Nhà thầu được thanh toán phần giá chênh lệch( đối với giá vật tư, ca máy, nhân công được Nhà nước cho phép điều chỉnh). Ngoài ra, loại hợp đồng này còn "có thể" cho phép Nhà thầu xin Chủ đầu tư điều chỉnh giá cho một số công tác mà thay đổi mức giá cao hơn so với mức giá khi ký hợp đồng. Trường hợp này em đã thấy rất nhiều Nhà thầu đồng ý giảm giá cao trong hồ sơ dự thầu để được "có thể" trúng thầu rồi đến khi thi công xin điều chỉnh giá. Có một điều thực tế là những công tác kiếm được lời nhiều thì chẳng Nhà thầu nào "xin" lời ít lại mà hễ công tác nào lỗ thì xin điều chỉnh giá lại cho phù hợp( điều mà ta gặp rất nhiều ở các Nhà thầu VN hiện nay).

** Mình trao đổi như sau:
Theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP 13/6/2007 của CP VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH điều 21 quy định rất rõ (mặc dù các định nghĩa này đã được quy định giống y chang tại Nghị định số 16 Quản lý DAĐT XD công trình và TTư 04 + các QĐ của BXD hướng dẫn) có 4 loại HĐ trong XD như sau:

1. Hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng trọn gói là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có).
Áp dụng: Công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.

2. Hợp đồng theo đơn giá cố định: giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định tại hợp đồng (nếu có).
Áp dụng: cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá;
Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng xây dựng;

3. Hợp đồng theo giá điều chỉnh: là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại hợp đồng.
Áp dụng: cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.
Giá điều chỉnh sẽ được điều chỉnh khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng.

4. Hợp đồng kết hợp: là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức trên.
Áp dụng :cho các công trình hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và Bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc xác định theo giá hợp đồng trọn gói (khoán gọn ), giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh.

Tóm lại: ngay khi chuẩn bị đấu thầu (trong kế hoạch đấu thầu) đã xác định được là theo loại HĐ nào rồi. Và khi ký HĐ phải tuân theo.
Với các công trình đặc biệt thì mình k bàn vì rất hiếm, còn các công trình XD thì vì phải qua các bước sau mới được tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện thi công:
1. Lập dự án (tất nhiên là được phê duyệt).
2. Kế hoạch đấu thầu: phân chia gói thầu, tiến độ, loại HĐ...
3.Thiết kế dự toán (phê duyệt)
4. Tổ chức đấu thầu: giai đoạn này nhà thầu ít nhất đã chào đơn giá cố định vì thành phần công việc đã được biết trước thông qua hồ sơ thiết kế duyệt, chỉ có thể KL là 1 vài hạng mục chưa thể xác định chính xác mà thôi (ví dụ móng khoan nhồi).
Trường hợp Khoa nói mình nghĩ là thực hiện sai Luật (NĐ 52 trước đây và Luật hiện hành bây giờ. Hơn nữa NĐ 99 là mới ban hành thì làm sao các gói thầu đã thực hiện xong lại áp dụng như Khoa nói được).
Qua phân tích trên: ý của mình là Luật rất rõ ràng (tham khảo thêm Điều 22. Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng NĐ 99/2007 và NĐ16 và các Thông tư, QĐ hướng dẫn của BXD). Với các công việc đã có trong bản vẽ thiết kế thì Luật k cho phép đấu thầu giá thấp sau đó trúng thầu rồi xin điều chỉnh lên mức cao như Khoa nói đâu. Nếu thực tế có như vậy thì họ đang làm "tầm bậy". Nếu kiểm toán trung thực chắc chắn bị cắt.
* Và tất nhiên những ràng buộc trên là dành cho nguồn vốn nhà nước. Còn nguồn vốn tư nhân thì họ cho tăng giá sau khi đấu thầu là quyền của họ (kể cả HĐ k quy định).
****** Mong các bạn trao đổi thêm: để kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết (Luật) và thực tế để mỗi người khi xem hoặc tham gia thảo luận sẽ thêm nhiều kinh nghiệm hay cho mình và làm sao tránh vi phạm pháp luật khi thực hiện******

Thân ái!
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
hình thức cháo thầu( hay chào giá) thì thực tế gần giống như đấu thầu hạn chế, theo đó các nhà thầu chỉ nhận được bản vẽ và yêu cầu về tiến độ thi công. Các nhà thầu phải tính toán khối lượng và thuyết minh biện pháp thi công, công nghệ thi công và ra giá chào thầu. Khi đó thì không thấy được sự xuất hiện của thư giảm giá
Luật đấu thầu và NĐ 111 hướng dẫn không có trường hợp "hình thức chào thầu" như Khoa nêu ra. Cho phép THƯ GIẢM GIÁ khi chào thầu hay không là do HỒ SƠ MỜI THẦU quy định. Không phụ thuộc vào hình thức đấu thầu.

* Có thể trường hợp Khoa nêu ra là đấu thầu bằng bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu tự thiết kế bản vẽ thi công phù hợp với "kỹ thuật thi công của nhà thầu" đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật. Trường hợp này, HSMT không đưa ra khối lượng mời thầu, không hiệu chỉnh đơn giá khi chấm thầu (tức nhà thầu tính sao thì sẽ được trả 1 cục như vậy sau khi XD hoàn thành đúng TK). Dạng này được áp dụng phổ biến ở nước ngoài hoặc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. **

Chúc ngày cuối tuần vui vẻ!
 
D

Doimoi

Guest
@ khongaica
- Vấn đề thư giảm giá này tạm dừng ở đây OK?
- Em đã là NT, Tư vấn và bây giờ tay phải là CĐT, tay trái là đủ cả NT,TV (tay trái để xây dựng tổ Cò, tay phải để xây dựng tổ Quốc XHCN)
- Thực tế có nhiều cái chưa tốt, nhưng cũng ko nên nói quá về nó (hiện nay đấu thầu bằng nguồn vốn ngân sách có ?% là công bằng thì Bác cũng biết và mọi người cũng biết)

Về vấn đề điều chỉnh giá hợp đồng bạn Khoa nêu, mình xin có ý kiến thêm:
- Theo mình biết, Hiện nay ở Việt Nam chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn điều chỉnh (công thức tính điều chỉnh), tuy nhiên với các dự án ODA có công thức thì việc điều chỉnh có cả việc tăng và giảm, đồng thời việc điều chỉnh ko căn cứ vào giá NT bỏ mà căn cứ vào các chỉ số giá do các cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm đấu thầu và thời điểm điều chỉnh. Ở ngôi Nhà cũ cũng đã đề cập đến vấn đề này rồi đấy và đặc biệt là tới đây, BXD đang xây dựng công thức tính chỉ số giá xây dựng (VKT chỗ Bác TA có tham gia đấy) khi đó mọi việc điều chỉnh giá HĐ mới rõ ràng được. Còn như bạn nói NT bỏ thấp sau đ/c giá cao lên là ko thể có đc trừ khi có sự thảo thuận A-B trước khi đấu thầu để lợi dụng kẽ hở của Pháp Luật thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top