Xin hỏi ý kiến về cách tính khối lượng ván khuôn đế móng cống tròn.

hung_ga

Thành viên năng động
Tham gia
24/11/08
Bài viết
57
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Mình đang tính lại khối lượng ván khuôn thi công thực tế của đế cống tròn, gặp trường hợp này các bạn xem rồi cho ý kiến nhé.
Tính ván khuôn đế cống tròn theo 2 cách (Mỗi khối đế cống dài 1m):
- Cách 1: Chỉ tính khối lượng xung quanh thành và bịt 2 đầu khối đế cống (đúc nằm), không tính ván khuôn đáy và ván khuôn mặt (mặt tròn)
- cách 2: Tính theo đúc đứng. tức là khối lượng sẽ bằng đáy + mặt tròn của khối đế+thành khối đế.
Thực ra 2 cách tính như trên chênh lệch nhau rất lớn. Mình đang thiên về tính theo cách 1 nhưng băn khoăn là khi thực tế thi công thi mặt trên tròn thế mà lại ko có ván khuôn thì có thi công đảm bảo được không.
Rất mong ý kiến đóng góp từ các thành viên!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Mình có ý kiến như thế này, bạn cho ý kiến lại nha!
- Với cách 1 của bạn mới nói đó, thì mình thi công xong đế móng cống tròn rồi lắp ghép sau khi hoàn thiện và kết dính bằng chất liệu
- Với cách thứ 2 thì là mình thi công trực tiếp tại điểm nối cống, thật ra với cách tính này,mình vẫn có thể vuốt theo độ cong để có thể gối công nên mình nghĩ sẽ vẫn ổn định mà!
Còn cách tính thì theo mình nghĩ cách nào cũng đúng hêt, nhưng quan trọng là tiết kiệm và theo quy trình thi công như hs dự thầu của đơn vị thôi mà!
Mong được sự góp ý thêm...
 

hung_ga

Thành viên năng động
Tham gia
24/11/08
Bài viết
57
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Hiện tại trong hồ sơ dự thầu của mình thì ko nói rõ biện pháp thi công là đúc đứng hay đúc nằm. Tuy nhiên thực tế thi công thì đa số sẽ là thực hiện theo bước 1 (tức là đúc nằm trên bãi đúc sau đó mang ra thi công tại hiện trường), còn theo cách 2 thì rất ít đơn vị làm, vì tốn nhiều khối lượng ván khuôn, với lại cũng tốn kém, biện pháp thi công phức tạp hơn. có chăng chỉ tính khi thanh toán khối lượng hoàn thành thôi. (Mình cũng đang định đưa vào tính khối lượng nghiệm thu giai đoạn) nhưng chủ đầu tư hiện tại chưa đồng ý theo cách tính này). Thực ra nếu tính theo cách thứ 2 thì khối lượng ván khuôn sẽ tăng khoảng 4 lần sơ với cách tính thứ nhất. và với những công trình mà giá trị ván khuôn lớn thì con số đó cũng ko phải là nhỏ.
Mong các bạn cho ý kiến để mình giải thích hợp lý được với chủ đầu tư (liệu thi công theo cách 1 có đảm bảo được vuốt nối mặt đế cống tròn hay không, còn nếu thi công theo cách 2 thì phải giải thích thế nào, vì biện pháp thi công ko nói rõ vấn đề này)
Thân.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Hiện tại trong hồ sơ dự thầu của mình thì ko nói rõ biện pháp thi công là đúc đứng hay đúc nằm. Tuy nhiên thực tế thi công thì đa số sẽ là thực hiện theo bước 1 (tức là đúc nằm trên bãi đúc sau đó mang ra thi công tại hiện trường), còn theo cách 2 thì rất ít đơn vị làm, vì tốn nhiều khối lượng ván khuôn, với lại cũng tốn kém, biện pháp thi công phức tạp hơn. có chăng chỉ tính khi thanh toán khối lượng hoàn thành thôi. (Mình cũng đang định đưa vào tính khối lượng nghiệm thu giai đoạn) nhưng chủ đầu tư hiện tại chưa đồng ý theo cách tính này). Thực ra nếu tính theo cách thứ 2 thì khối lượng ván khuôn sẽ tăng khoảng 4 lần sơ với cách tính thứ nhất. và với những công trình mà giá trị ván khuôn lớn thì con số đó cũng ko phải là nhỏ.
Mong các bạn cho ý kiến để mình giải thích hợp lý được với chủ đầu tư (liệu thi công theo cách 1 có đảm bảo được vuốt nối mặt đế cống tròn hay không, còn nếu thi công theo cách 2 thì phải giải thích thế nào, vì biện pháp thi công ko nói rõ vấn đề này)
Thân.
Thì bạn cứ đưa vô hồ sơ thanh toán bình thường, miễn sao khối lượng không vượt quá hồ sơ mời thầu của cdt và dự thầu của đơn vị bạn, còn việc như bạn nói: (liệu thi công theo cách 1 có đảm bảo được vuốt nối mặt đế cống tròn hay không), rất dễ bạn à! bạn làm 1 khung thép theo đường cong và độ lớn của đế khi thi công phần bê tông gần xong bề mặt mình đặt cái này vào, rồi sẽ ra hình như độ cong bạn mong muốn, cũng giống như khi bạn đắp chỉ đó...thật ra, nhưng bác thợ lành nghề rất giỏi đó bạn ơi, cứ tự tin sẽ làm được mà..
Còn cách thi công nào cũng đúng hết, miễn sao đảm bảo ổn định và tiến độ, kèm theo tiết kiệm cho đơn vị bạn là được rồi mà, còn việc giải thích với chủ đầu tư, bạn đọc kỹ lại hồ sơ mời thầu, trong đó sẽ nói về biện pháp thi công yêu cầu dành cho đơn vị thi công đó, rồi bạn tính toán ván khuôn theo 2 cách xem khối lượng bạn tính toán có bằng khối lượng mời thầu là được mà..
Chúc bạn thành công
 

Top