Xin hỏi ý nghĩa của Công thức tính hệ số luân chuyển ván khuôn

  • Khởi xướng vantienhy
  • Ngày gửi
V

vantienhy

Guest
Hôm nọ em có đọc một bài về cách tính hệ số ván khuôn.Bây giờ em muốn tìm lại công thức đó nhưng không biết tìm ở đâu? Có bác nào giải thích được ý nghĩa của công thức đó tại sao lại như vậy cho dễ nhớ giúp em với? Em đang rất cần.
 
L

levinhxd

Guest
Trong thông tư 05 ngày 25/07/2007 về việc hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ xây dựng đã nói rõ về công thức tính này, bạn có thể vào để tham khảo (ở trang 38 hoặc 38 gì đó)
congthuchesoluanchuyen.jpg

Quy định về hệ số luân chuyển và tỷ lệ bù hao hụt ván khuôn bạn có thể tham khảo trang 20 - Định mức 1784 - BXD về việc công bố định mức vật tư dùng cho công tác ván khuôn (mình trích hình kèm theo)
quydinhsolanluanchuyen.jpg

Mình không muốn giải thích cặn kẽ công thức và các vấn đề khác liên quan vì các tài liệu này đã nói rất rõ!

Bạn tìm kiếm một thứ gì đó trên diễn đàn có thể vào mục tìm kiếm, ví dụ bạn thử gõ " hệ số luân chuyển" hoặc "ván khuôn" hoặc " định mức vật tư" chẳng hạn! Chúc bạn thành công!
 
V

vantienhy

Guest
Cảm ơn anh anh có thể giải thích hộ em công thức lại như thế được không ạh, em đã đọc mà chẳng hiểu tại sao lại vậy? (Tức ý em muốn hỏi để cho có thể dễ hiểu, dễ nhớ)
 
P

PHAM QUANG GIANG

Guest
Xin don gia dinh muc quy 2/2009

Mình muốn xin đơn giá định mức vật liệu xây dựng quý 2/2009.Các bác cho em xin với
 

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Cảm ơn anh anh có thể giải thích hộ em công thức lại như thế được không ạh, em đã đọc mà chẳng hiểu tại sao lại vậy? (Tức ý em muốn hỏi để cho có thể dễ hiểu, dễ nhớ)

Hiểu một cách đơn giản là thế này: Những vật liệu luân chuyển là những vật liệu được sử dụng nhiều lần trong quá trình thi công nhưng không đủ tiêu chuẩn để xếp nó vào loại TSCĐ. Vì vậy mỗi lần sử dụng sẽ được tính một phần giá trị vào trong chi phí, việc chuyển đổi này được thực hiện thông qua hệ số chuyển giá trị như mọi người nói ở trên.

Công thức đó là công thức thực nghiệm do Bộ Môn Kinh tế trường ĐHXD xây dựng (1975), và các con số 2 là các con số thực nghiệm. Hầu hết các VLLC trong định mức hiện hành đã tính hệ số này rồi, chỉ khi phải xây dựng định mức cho VLLC không có trong ĐM hiện hành bạn mới cần quan tâm tới Hệ số này.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top