Xin hỏi các căn cứ lập dự toán

  • Khởi xướng Khởi xướng hahong
  • Ngày gửi Ngày gửi

hahong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/8/08
Bài viết
14
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
E dang kiểm tra dự toán. cv nay mới toanh e ko biết hiên hành đang dung QĐ, TT nào.... các bác cho e hỏi 1 chút:.....
7. quyết định số 16,17,18/2008/QĐ -UBND ngày 31/03/2008 của UBND thành phố Hà Nội về công bố bộ đơn giá xây dựng công trình thành phố Hà Nội.
....Trong dự toán ghi rõ căn cứ như vậy nhưng e tra thấy đơn gia dự toán lấy theo DG Hà Nội 192 năm 2006. Như vậy là sai hay đúng. còn nữa :
Hệ số vật liệu :
1​

Hệ số nhân công
1.378​

Hệ số máy
1.12​

chi phí chung:
6​
%
Thu nhập chịu thuế tính trước:
5.5​
%
Thuế giá tri gia tăng

Chi phí xây dưng nhà tam, nhà điều hành
1​
%



bảng hệ số chi phi trên lấy thêo đinh mức thông tư nào ,cac bác chi e cai . cám ơn các bác!:(
 
Bạn đúng là mới làm dự toán rồi, những thông tin và hệ số trên là rất cơ bản đối với những người làm dự toán xây dựng. Mình sẽ trả lời cụ thể từng hệ số và những văn bản quy định chúng:

1. Căn cứ quyết định số 16,17.... của UBND thành phố Hà Nội là đúng, đó là những văn bản do UBND thành phố HN ban hành thay thế các bộ Đơn giá 192, 193.... Sở dĩ có văn bản đó là Nhà nước đã thay đổi cách thức quản lý xây dựng cơ bản: Từ hình thức bắt buộc áp dụng sang hình thức khuyến khích áp dụng. Bạn có thể tham khảo nghị định 99 của CP.
2. Về các hệ số và tỷ lệ tính các chi phí bạn tham khảo TT 05/2007/TT-BXD. Cụ thể cho từng hệ số:
- Hệ số Nhân công và Máy thi công bạn xem Thông tư 07/2006/TT-BXD và Thông tư số 03/2008/TT-BXD về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán.
- Còn các tỷ lệ và chi phí chung, lán trại bạn có thể xem tại phụ lục 02, bảng 2.4 . Bạn chú ý vì với mỗi loại hình công trình sẽ có những tỷ lệ khác nhau.
 
7. quyết định số 16,17,18/2008/QĐ -UBND ngày 31/03/2008 của UBND thành phố Hà Nội về công bố bộ đơn giá xây dựng công trình thành phố Hà Nội.
....Trong dự toán ghi rõ căn cứ như vậy nhưng e tra thấy đơn gia dự toán lấy theo DG Hà Nội 192 năm 2006. Như vậy là sai hay đúng.
Đúng, vì trên lý thuyết là HN ban hành DG mới nhưng nội dung giống ĐG cũ nên họ dùng luôn file cũ để lập.
 
xin bày em cách lập dự toán bằng excel với.gưi em file tinh dt bằng excel nha. em thanhks nhe!
 
trước khi lập dự toán thì em phải nắm những kiến thức gi.xin diễn đàn giúp em với.thanhks nha!
 
trước khi lập dự toán thì em phải nắm những kiến thức gi.xin diễn đàn giúp em với.thanhks nha!
trước khi lập dự toán bạn phải biết qua môn học kĩ thuật thi công và tổ chức thi công 1 công trình, biết cách đọc bản vẽ và đo bóc khối lượng từng bộ phận của công trình, sau đó biết cách sử dụng định mức để tính ra hao phí từng công tác phải làm, tiếp theo cần phải áp giá cho từng khối lượng đã tính toán để tính ra giá từng công tác.
Các cơ sở để lập dự toán:
1. Hồ sơ TKKT hoặc TKKTTC
2. Đơn giá xây dựng khu vực
3. Định mức dự toán XDCB
4. Giá gốc vật tư
5. Giá của UB vật giá Nhà nước, liên sở tài chính vật giá, giá thị trường
6. Cước phí vận chuyển sở GT
7. Định mức tỉ lệ trực tiếp, chi phí chung, thuế
8. Chi phí khảo sát
9. Dự phòng phí
10. Chi phí QLDA
11.Hướng dẫn điều chỉnh hệ số nhân công, máy thi công
12.Văn bản hướng dẫn lập tổng dự toán
Tất cả văn bản qui định...phải lấy theo thời điểm đang lập dự toán,bạn phải cập nhật các thông tư hướng dẫn mới nhất nhé.
Hiện nay cần quan tâm TT04/2005, TT03/2008, TT07/2007
 
Cung chang kha hon la may. Da noi la nguoi ta moi hoc ma lai di chi dan nhu the thi sao nguoi ta biet duoc
 
các bác ơi cho em hỏi ?? cái hệ số vật liệu thì theo thông tư nào vậy....
 
các bác ơi cho em hỏi ?? cái hệ số vật liệu thì theo thông tư nào vậy....
Tính giá vật liệu thì ko sử dụng hệ số mà bạn có thể tính theo 2 cách :
C1 : Lấy theo giá thị trường rồi áp giá vào khối lượng
C2 : Lấy theo giá gốc ( đơn giá của tỉnh ) rồi sử dụng bù chênh lệch giá giữa giá gốc và giá thị trường
Cả 2 cách đều có kết quả như nhau nhưng cách 2 thường mới sử dụng cho các năm gần đây ( TT05,ND99 ).
 
Em mới làm về dự toán lên hơi bỡ ngỡ mong các bác chỉ giáo giúp em!em không hiểu lắm về cách tính ván khuôn của tình huống cụ thể nhw sau: + Tình huống 1: Tính ván khuôn cho mũ mố rãnh có chiều dài tương đối lớn thì ván khuôn được tính theo cách nào?vì em đang phân vân ở chỗ là với chiều dài như vậy thì lượng ván khuôn để sử dụng cho hạng mục này sẽ rất lớn --> chi phí tăng, còn nếu tính theo hệ số luân chuyển thì theo cách thức cụ thể ra sao?quy định tại hướng dẫn nào? + Tình huống 2: Tính ván cho hạng mục có khối lượng nhỏ hơn, chẳng hạn trong công trình có 3 cái cống xây phải đổ bê tông mũ mố thì khi đó ván khuôn được tính như thế nào?khi đó có phải tính theo hệ số luân chuyển hay không? Mong các bác giúp em xem khi nào thì dùng hệ số luôn chuyển ván khuôn?cách tính?khi nào không?cảm ơn các bác thật nhiều
 
Em mới làm về dự toán lên hơi bỡ ngỡ mong các bác chỉ giáo giúp em!em không hiểu lắm về cách tính ván khuôn của tình huống cụ thể nhw sau: + Tình huống 1: Tính ván khuôn cho mũ mố rãnh có chiều dài tương đối lớn thì ván khuôn được tính theo cách nào?vì em đang phân vân ở chỗ là với chiều dài như vậy thì lượng ván khuôn để sử dụng cho hạng mục này sẽ rất lớn --> chi phí tăng, còn nếu tính theo hệ số luân chuyển thì theo cách thức cụ thể ra sao?quy định tại hướng dẫn nào? + Tình huống 2: Tính ván cho hạng mục có khối lượng nhỏ hơn, chẳng hạn trong công trình có 3 cái cống xây phải đổ bê tông mũ mố thì khi đó ván khuôn được tính như thế nào?khi đó có phải tính theo hệ số luân chuyển hay không? Mong các bác giúp em xem khi nào thì dùng hệ số luôn chuyển ván khuôn?cách tính?khi nào không?cảm ơn các bác thật nhiều
Công tác ván khuôn được tính như sau (theo định mức do bộ công bố):
Công việc sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn (bao gồm ván khuôn gỗ và vk kim loại) được tính cho 1m2 diện tích mặt bê tông từng loại kết cấu cần sử dụng VK. VK một số công tác trượt silo, lồng thang máy, hầm, dầm đúc hẫng được định mức cho lần đầu và di chuyển cho các lần tiếp theo.
Căn cứ vào khái niệm ở trên, bạn tính bình thường theo bề mặt của bê tông cần dùng đến ván khuôn. Bạn đùng quan tâm đến hệ số luân chuyển vì nó đã được tính ở trong định mức rồi.
 
Công tác ván khuôn được tính như sau (theo định mức do bộ công bố):
Công việc sản xuất, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn (bao gồm ván khuôn gỗ và vk kim loại) được tính cho 1m2 diện tích mặt bê tông từng loại kết cấu cần sử dụng VK. VK một số công tác trượt silo, lồng thang máy, hầm, dầm đúc hẫng được định mức cho lần đầu và di chuyển cho các lần tiếp theo.
Căn cứ vào khái niệm ở trên, bạn tính bình thường theo bề mặt của bê tông cần dùng đến ván khuôn. Bạn đùng quan tâm đến hệ số luân chuyển vì nó đã được tính ở trong định mức rồi.
Bác hongngan99 cho em hỏi hệ số luân chuyển được tính như thế nào?Em đọc trong định mức không thấy nói gì đến hệ số luân chuyển.
Trong trường em được học thì ván khuân gỗ có hệ số luân chuyển từ 5 đến 7 lần.Em lấy thế có được không bác?
 
Bác hongngan99 cho em hỏi hệ số luân chuyển được tính như thế nào?Em đọc trong định mức không thấy nói gì đến hệ số luân chuyển.
Trong trường em được học thì ván khuân gỗ có hệ số luân chuyển từ 5 đến 7 lần.Em lấy thế có được không bác?
Theo mình biết thì khoa KTXD của ĐHXD Hà Nội có đưa ra công thức kinh nghiệm tính hệ số luân chuyển vật liệu như sau :
KCGT = (h(n-1) + 2)/(2 x n)
h:lượng bù hao hụt kể từ lần luân chuyển thứ 2 (%)
n:số lần luân chuyển
lượng bù hao hụt này lấy theo qui định hiện hành,nhưng mình cũng chỉ có bảng tính cho khoảng 7 lần thôi.bác nào có bảng tra đầy đủ cho mình xin với
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top