Xin hướng dẫn công tác nối cọc

caysoi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
23/10/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Em đang tính một công trình có dùng cọc bê tông đúc sẵn. Đến công tác nối cọc thì thấy trong ĐM có các thành phần hao phí của Thép tấm 6mm, thép góc 80x80cm, thép góc 100x100cm, thép góc 120x1200cm... Em có thắc mắc là Thép tấm 6mm có phải là thép bản mã không ạ? Trong thiết kế có thép bản mã ở chỗ mối nối, em tìm mãi trong ĐM mà không thấy công tác nào ghi là sản xuất bản mã thép cọc cả. Vậy em phải tính như thế nào ạ? Kính mong các bác giúp em với.
 

quangden10

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/7/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Trong mối nối cọc có 02 loại thép, được bóc như sau:
- Phần thép nằm trong đầu cọc được chế tạo tại xưởng là công việc sản xuất cấu kiện chôn sẵn trong bê tông công việc số AI.13111
- Phần thép nối tại hiện trường được vận dụng theo công việc số AC.293...
(thép tấm được kê từ thiết kế, thay thẳng vào hao phí vật liệu, các thành phần hao phí khác giữ nguyên)
 

hungkct123

Thành viên mới
Tham gia
21/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
45
Mình có ý kiến như sau:
- Công tác nối cọc trường hợp của bạn không hoàn toàn trùng với mã định mức nào vì vậy cần phải vận dụng. Bạn dùng một mã hiệu trong định mức có chiều dày thép nối tương đương với thép bản mã trong thiết kế mối nối (chiều cao đường hàn tương đương).
- Trong đơn giá chi tiết thay khối lượng thép hình của định mức đó bằng khối lượng thép bản trong thiết kế.
- Các thành phần khác của định mức lấy theo tỷ lệ chiều dài đường hàn định mức và thiết kế.
- Lưu ý những công việc "vận dụng đơn giá" khi tổng hợp khối lượng để tính chênh lệch vật tư phải sửa tương ứng (trường hợp này phải sửa thép hình nối cọc thành thép tấm).
:-w
 
L

levinhxd

Guest
Nối cọc thường sử dụng phương pháp hàn bản mã, mình có thể mô tả bằng hình vẽ hai trường hợp nối cọc phổ biến hiện nay như sau:

minhhoanoicoc.jpg

Thông thường trong thiết kế hoặc thực tế thi công thì người ta sử dụng phương pháp 1 nhiều hơn, lý do là nếu dùng theo góc thì phải đặt gia công sẵn, trong khi phương pháp 1 chỉ cần mua thép tấm về và cắt thành bản mã!
Một số lưu ý khi làm dự toán hoặc chạy thanh toán nối cọc:
- Nếu thép góc được thay bằng thép tấm thì phải thay đổi trong mục CL vật tư
- Tính lại khối lượng cho 1 mối nối theo bản vẽ, việc áp dụng rập khuôn theo định mức dự toán là ít khi đúng
- Lưu ý có thể nhầm khối lượng khi chiều dày théo tấm thay đổi (thép D6mm hoặc D8mm)!
 

buithethoi

Thành viên năng động
Tham gia
30/6/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Mình bổ xung thêm chút, riêng trường hợp cọc tròn li tâm (rỗng ruột) thì khi nối không có bản mã đâu, bản mã chỉ dùng cho nối cọc vuông đặc thôi, theo mình biết thì như thế.

Đúng như bác pht1984 nói rùi.
Nối cọc có cọc vuông và cọc tròn, tất nhiên là sẽ khác nhau chứ.
Tuy nhiên nối cọc tròn thì thêm bulông nối.
Các bạn tham khảo hai mã AC.293... và AC.294...
 

tuanlan_nuce

Thành viên mới
Tham gia
30/1/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
công tác nối cọc

chào cả nhà! cho em hỏi cách tính thời gian nối cọc với ạ! Em đọc định mức 1776 nhưng khong hiểu rõ lắm. Cảm ơn cả nhà.
 
Last edited by a moderator:

HieuCSE

Thành viên mới
Tham gia
16/12/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình đang làm thẩm tra, thấy mục sản xuất thép bản hàn đầu cọc áp dụng mã AI.53111 có đúng không? hay là áp mã AI.13111 như bạn nói? Thanks!
 

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Mối nối cọc Bê tông cốt thép

+ Em hỏi các bác chút: Trong thống kế thép về cọc bê tông cốt thép thống kê cả khối lượng thép mối nối
+ Nhưng trong công tác về mối nối cọc bê tông cốt thép: VD coc 20x20
AC.29311 Nối cọc bê tông cốt thép, cọc vuông, kích thước cọc 20x20 (cm) 1 mối nối
Phân tích vật tư
A24.0730-Thép tấm d = 6mm kg 9,27
A24.0543-Que hàn kg 1,82
Z999-Vật liệu khác % 3


Như vậy là ta có thể bỏ qua khối lượng thép thông kế mối nối đúng ko? vì định mức cong tác nối cọc là có rồi mà
 

quangden10

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
1/7/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
phần thống kê thép cọc thì không tính thép bản cho mối nối (miếng không năm trong cọc)
khối lượng thép này sẽ được thay thẳng vào Phân tích vật tư
A24.0730-Thép tấm d = 6mm kg 9,27 [lấy theo thống kê thép tấm nêu trên]
A24.0543-Que hàn kg 1,82
Z999-Vật liệu khác % 3
 

trang5793

Thành viên mới
Tham gia
24/2/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tức là ta vẫn phải tính thép thống kê trong BVTK? Nếu như vậy thì dùng định mức nào ạ? các anh chị chỉ giúp em với ạ
 

maiquangbk

Thành viên mới
Tham gia
19/4/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Có bạn nào có file dự toán nối cọc ván thép Larsen không nhỉ. Nếu có mình xin file tham khảo với nhé. Cảm ơn mọi người!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top