Xin tài liệu về Kiểm toán xây dựng cơ bản

  • Khởi xướng Khởi xướng Lởm
  • Ngày gửi Ngày gửi

Lởm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/9/10
Bài viết
8
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Em học kinh tế xây dựng, thích và đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, anh chị nào có tài liệu hướng dẫn thì giúp em với được không? Có tài liệu nào viết về lĩnh vực này không? Hiện tại chưa có trường nào đào tạo riêng về ngành này cả thì phải.

Em xin cảm ơn.
 
mình cũng học kinh tế xây dựng, mới tốt nghiệp, vào làm kiểm toán được 1 tháng. Mình cũng đang rất cần tài liệu này, anh chị có tài liệu hướng dẫn giúp tụi em với. Cảm ơn nhiều nhiều.
 
Mục tiêu của cuộc kiểm toán:
Thông qua cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét chuyên môn độc lập về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Đây là một căn cứ quan trọng để Chủ đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán vốn đầu tư Dự án hoàn thành theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.
Nội dung kiểm toán:
· Kiểm tra đánh giá tính Pháp lý của Dự án và việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình.
· Kiểm tra và đối chiếu danh mục, nội dung các văn bản pháp lý của toàn bộ công trình.
· Kiểm tra tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và các Nhà thầu và đơn vị khác có liên quan.
· Kiểm tra sự tuân thủ qui định của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư XDCB.
· Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp từng hạng mục và toàn bộ công trình
· So sánh chi phí xây lắp các HMCT với tổng dự toán được duyệt, so với dự toán trúng thầu, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
· Kiểm tra chi tiết quyết toán của các hạng mục công trình để đảm bảo rằng các chi phí phát sinh là hợp lý, bao gồm: kiểm tra việc áp dụng đơn giá và chính sách trong XDCB qua từng thời kỳ, kiểm tra khối lượng quyết toán so sánh với thực tế thi công, với hồ sơ trúng thầu, với bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu. Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá có phù hợp với các văn bản qui định chung của Nhà nước và các qui định riêng cho công trình.
· Kiểm tra giá trị quyết toán phần Thiết bị
· So sánh danh mục, chủng loại giá cả thiết bị với tổng dự toán được duyệt, xác định và đánh giá nguyên nhân tăng giảm.
· Kiểm tra chi tiết chi phí thiết bị, so sánh đối chiếu với hợp đồng nhập khẩu, chứng từ nhập khẩu, biên bản giao nhận, quyết toán lắp đặt để đảm bảo rằng chi phí thiết bị phát sinh là hợp lý.
· Kiểm tra sự hợp lý của các chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản bảo dưỡng, phụ phí ngoại thương, lưu kho bãi…
· Kiểm tra Chi phí QLDA và chi phí khác
· So sánh giá trị của từng loại chi phí tư vấn, chi phí khác đã thực hiện với tổng dự toán được duyệt và chế độ hiện hành về quản lý chi phí khác trong đầu tư xây dựng, xác định nguyên nhân tăng giảm.
· Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí quản lý dự án, chi phí chuyên gia, chi phí ban đơn giá, chi phí thẩm định, thẩm tra, bảo hiểm…
· Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát công trình và các loại hình tư vấn khác.
· Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chi phí khác như khởi công, đào tạo công nhân….
Cơ sở nêu ý kiến kiểm toán:
Ý kiến của Kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo quyết toán vốn đầu tư của Công ty được rút ra từ việc xem xét, đánh giá kết quả kiểm toán của đoàn kiểm toán dựa trên các cơ chế, chính sách của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư và xây dựng; nguyên tắc trọng yếu và các nguyên tắc khác của Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Chuẩn mực áp dụng:
Cuộc kiểm toán được thực hiện theo các quy định hiện hành về kế toán và kiểm toán của Nhà nước Việt Nam, các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam.

Kết quả kiểm toán:
Kết thúc cuộc kiểm toán, sẽ gửi tới quý khách Báo cáo kiểm toán về báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án. Báo cáo kiểm toán sẽ được trình bày theo đúng qui định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, trong đó trình bày rõ:
- Trách nhiệm của Chủ đầu tư và kiểm toán viên
- Phạm vi, căn cứ, nội dung của cuộc kiểm toán
- Kết quả kiểm toán: Bao gồm những nhận xét và các bảng số liệu kếtcơ quả cụ thể cho từng nội dung kiểm toán. Kèm theo phần này sẽ có các phụ lục để thuyết minh rõ số liệu chênh lệch trước và sau khi kiểm toán.
- Hạn chế kiểm toán (nếu có)
- Ý kiến của kiểm toán viên: về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
- Kiến nghị của kiểm toán viên về:
+ Những vướng mắc thuộc cần giải quyết (cơ chế, chính sách, các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư,...)
+ Xử lý các khoản chi phí không tính vào giá trị công trình.
+ Phương án xử lý của chủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng.
+ Phương án xử lý đối với giá trị tài sản bàn giao cho đơn vị khác hoặc thanh lý (nếu có)

Thông qua kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
- Giúp quý khách khẳng định được báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của quý khách là trung thực, hợp lý và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Là một cách hữu hiệu, tin cậy để khẳng định với các cơ quan hữu quan, người đọc báo cáo về sự minh bạch, đúng đắn của toàn bộ hồ sơ quyết toán dự án của Quý khách.
 
Do việc kiểm toán là một quá trình kiểm tra việc thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư rồi đến quyết toán. Mỗi giai đoạn, của mỗi dự án vào từng thời điểm triển khai khác nhau thì đều có nhưng văn bản liên quan tại thời điểm đó quy định.
Theo mình nghĩ thì công ty kiểm toán nào cũng có danh mục hồ sơ pháp lý cần thiết phục vụ công việc của mình.
 
Back
Top