Xin ý kiến giải quyết những vấn đề chưa thống nhất trong sử dụng Định mức được công bố kèm theo Công

Trung-ksxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tôi là công chức nhà nước, tôi có một số vấn đề khó khăn cần các Thầy, các bạn giúp đỡ. Cụ thể như sau:
- Hiện nay, một số công trình cầu giao thông nông thôn được huyện đầu tư đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng và đã được UBND huyện phê duyệt quyết toán trên cơ sở tham mưu của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Tuy nhiên, về phía các nhà thầu và Ban QLDA huyện chưa thống nhất với giá trị quyết toán các công trình đã phê duyệt vì trong quyết định phê duyệt quyết toán có một số hạng mục công tác đã bị cắt bỏ chi phí so với quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và hợp đồng thi công công trình.
- Cụ thể, trong thiết kế bản vẽ thi công công trình do đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra phương án đóng cọc trụ và mố cầu trên sàn đạo. Do đó, trong dự toán ở hạng mục công tác đóng cọc mố cầu và trụ cầu ngoài chi phí tính theo mã hiệu định mức AC.13121 (đóng cọc trên cạn) và AC.17111 (đóng cọc dưới nước) còn tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ công tác định vị chính xác khi đóng cọc. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm tra quyết toán công trình thì Phòng Tài chính - Kế hoạch cho rằng việc sử dụng mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán đã bao gồm luôn chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ thi công đóng cọc và không thống nhất tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo.
Vì thế tôi có 2 câu hỏi nhờ các Thầy, các bạn giải đáp dùm:
1. Mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 sử dụng cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán có bao gồm cả chi phí lắp đặt sàn đạo không?
2. Phương án thiết kế đóng cọc có sàn đạo cả trên cạn và dưới nước mà đơn vị tư vấn đưa ra có phù hợp với quy định không?

(Chân thành cảm ơn mọi người)
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Tôi là công chức nhà nước, tôi có một số vấn đề khó khăn cần các Thầy, các bạn giúp đỡ. Cụ thể như sau:
- Hiện nay, một số công trình cầu giao thông nông thôn được huyện đầu tư đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng và đã được UBND huyện phê duyệt quyết toán trên cơ sở tham mưu của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Tuy nhiên, về phía các nhà thầu và Ban QLDA huyện chưa thống nhất với giá trị quyết toán các công trình đã phê duyệt vì trong quyết định phê duyệt quyết toán có một số hạng mục công tác đã bị cắt bỏ chi phí so với quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và hợp đồng thi công công trình.
- Cụ thể, trong thiết kế bản vẽ thi công công trình do đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra phương án đóng cọc trụ và mố cầu trên sàn đạo. Do đó, trong dự toán ở hạng mục công tác đóng cọc mố cầu và trụ cầu ngoài chi phí tính theo mã hiệu định mức AC.13121 (đóng cọc trên cạn) và AC.17111 (đóng cọc dưới nước) còn tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ công tác định vị chính xác khi đóng cọc. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm tra quyết toán công trình thì Phòng Tài chính - Kế hoạch cho rằng việc sử dụng mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán đã bao gồm luôn chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ thi công đóng cọc và không thống nhất tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo.
Vì thế tôi có 2 câu hỏi nhờ các Thầy, các bạn giải đáp dùm:
1. Mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 sử dụng cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán có bao gồm cả chi phí lắp đặt sàn đạo không?
2. Phương án thiết kế đóng cọc có sàn đạo cả trên cạn và dưới nước mà đơn vị tư vấn đưa ra có phù hợp với quy định không?

(Chân thành cảm ơn mọi người)

Bạn cần có bộ Định mức 1776 và Bộ đơn giá kèm theo thì mới cãi lại Ông Tài chính kế hoạch,
Trong ĐM, Đơn giá có ghi rõ Quy định áp dụng. Tôi trích ra đây cho Bạn đọc nhé:
-" Đơn giá đóng cọc bằng máy đóng cọc trên mặt nước chưa tính đến công tác làm sàn đạo, xà kẹp, phao nổi"
Như vậy mã AC.17111 Đóng cọc trên mặt nước-Phải tính thêm phần sàn đạo, xà kẹp, phao nổi.
- PA thiết kế đóng cọc có sàn đạo trên cạn lẫn dưới nước mà đơn vị tư vấn đưa ra phải thuyết phục. Nếu trên cạn có MB thi công rộng rãi và thuận tiện để định vị, bố trí máy móc thi công thì Thiết kế sàn đạo thi công thì không thuyết phục. Nếu thi công kiểu nửa cạn nửa nước (Mố cầu) thì thiết kế sàn đạo hợp lý hơn.
Nói thêm: để xác định vị trí chính xác cho trụ cần đóng không phải dùng sàn đạo đâu, phải dùng máy toàn đạc điện tử/ kinh vĩ để định vị tọa độ cho từng cọc đóng. Sàn đạo chỉ phục vụ trong quá trình thi công đóng cọc.

Trích 2 Mã hiệu để bạn xem cho rõ về Định mức Vật liệu, Máy, Nhân công của từng công tác:
AC13121.jpg
AC17111.jpg
Mấy dòng cùng bạn.
 
Last edited by a moderator:

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
Tôi là công chức nhà nước, tôi có một số vấn đề khó khăn cần các Thầy, các bạn giúp đỡ. Cụ thể như sau:
- Hiện nay, một số công trình cầu giao thông nông thôn được huyện đầu tư đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng và đã được UBND huyện phê duyệt quyết toán trên cơ sở tham mưu của Phòng Tài chính - Kế hoạch. Tuy nhiên, về phía các nhà thầu và Ban QLDA huyện chưa thống nhất với giá trị quyết toán các công trình đã phê duyệt vì trong quyết định phê duyệt quyết toán có một số hạng mục công tác đã bị cắt bỏ chi phí so với quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và hợp đồng thi công công trình.
- Cụ thể, trong thiết kế bản vẽ thi công công trình do đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra phương án đóng cọc trụ và mố cầu trên sàn đạo. Do đó, trong dự toán ở hạng mục công tác đóng cọc mố cầu và trụ cầu ngoài chi phí tính theo mã hiệu định mức AC.13121 (đóng cọc trên cạn) và AC.17111 (đóng cọc dưới nước) còn tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ công tác định vị chính xác khi đóng cọc. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm tra quyết toán công trình thì Phòng Tài chính - Kế hoạch cho rằng việc sử dụng mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán đã bao gồm luôn chi phí lắp đặt sàn đạo phục vụ thi công đóng cọc và không thống nhất tính thêm chi phí lắp đặt sàn đạo.
Vì thế tôi có 2 câu hỏi nhờ các Thầy, các bạn giải đáp dùm:
1. Mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 sử dụng cho hạng mục công tác đóng cọc trong dự toán có bao gồm cả chi phí lắp đặt sàn đạo không?
2. Phương án thiết kế đóng cọc có sàn đạo cả trên cạn và dưới nước mà đơn vị tư vấn đưa ra có phù hợp với quy định không?

(Chân thành cảm ơn mọi người)

Trong thành phần công việc của mã hiệu định mức AC.13121 và AC.17111 bao gồm: Chuẩn bị, di chuyển máy thi công, tháo hệ thép hình định vị, vận chuyển cọc trong phạm vi 30m, lắp đặt búa, cẩu cọc, tháo lắp ống cao su áp lực, đóng cọc theo đúng kỹ thuật.
Vì vậy công tác lắp đặt và tháo dỡ sàn đạo chưa có trong định mức này. Nếu TKBVTC được duyệt có sàn đạo thì ĐVTC được tính phần chi phí này.
Tuy nhiên trong mã hiệu định mức AC.17111 bao gồm: Tàu đóng cọc, Cần cẩu 25T, Tầu kéo 150CV, Xà lan 250T bạn có dùng các máy này không? hay vẫn dùng Máy đóng cọc đứng trên sàn đạo?
Nếu bạn dùng sàn đạo + máy đóng cọc thì bạn nên chuyển hết về ĐM AC.13121 và tính thêm chi phí sàn đạo.
Nếu bạn dùng sàn đạo + Tàu đóng cọc, Cần cẩu 25T, Tầu kéo 150CV, Xà lan 250T thì bạn dùng AC.13121 và AC.17111 và tính thêm chi phí sàn đạo.
 

Trung-ksxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Bạn cần có bộ Định mức 1776 và Bộ đơn giá kèm theo thì mới cãi lại Ông Tài chính kế hoạch,
Trong ĐM, Đơn giá có ghi rõ Quy định áp dụng. Tôi trích ra đây cho Bạn đọc nhé:
-" Đơn giá đóng cọc bằng máy đóng cọc trên mặt nước chưa tính đến công tác làm sàn đạo, xà kẹp, phao nổi"
Như vậy mã AC.17111 Đóng cọc trên mặt nước-Phải tính thêm phần sàn đạo, xà kẹp, phao nổi.
- PA thiết kế đóng cọc có sàn đạo trên cạn lẫn dưới nước mà đơn vị tư vấn đưa ra phải thuyết phục. Nếu trên cạn có MB thi công rộng rãi và thuận tiện để định vị, bố trí máy móc thi công thì Thiết kế sàn đạo thi công thì không thuyết phục. Nếu thi công kiểu nửa cạn nửa nước (Mố cầu) thì thiết kế sàn đạo hợp lý hơn.
Nói thêm: để xác định vị trí chính xác cho trụ cần đóng không phải dùng sàn đạo đâu, phải dùng máy toàn đạc điện tử/ kinh vĩ để định vị tọa độ cho từng cọc đóng. Sàn đạo chỉ phục vụ trong quá trình thi công đóng cọc.

Trích 2 Mã hiệu để bạn xem cho rõ về Định mức Vật liệu, Máy, Nhân công của từng công tác:
View attachment 47446
View attachment 47447
Mấy dòng cùng bạn.
Cảm ơn các bạn đã góp ý cho mình. Theo như bạn huyphan nói thì nếu thi công nửa cạn nửa nước thì thiết kế sàn đạo là hợp lý. Nhưng hợp lý với quy định nào? Bạn căn cứ văn bản nào, nói rõ là thiết kế như vậy là hợp lý? Cho mình xin văn bản đó. Mong các bạn giúp đỡ.
 
Last edited by a moderator:

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Cảm ơn các bạn đã góp ý cho mình. Theo như bạn huyphan nói thì nếu thi công nửa cạn nửa nước thì thiết kế sàn đạo là hợp lý. Nhưng hợp lý với quy định nào? Bạn căn cứ văn bản nào, nói rõ là thiết kế như vậy là hợp lý? Cho mình xin văn bản đó. Mong các bạn giúp đỡ.

Hì hì hì,

Việc thiết kế TCTC thì do điều kiện mặt bằng thi công như vậy nên TV mới chọn giải pháp thi công cho tối ưu. Không phải theo Quy định/luật/ Nghị định nào cả bạn à.
Bạn hình dung ra cái mố cầu, có phải nó nằm nửa trên bờ, nửa dưới nước không? Nếu xà lan cặp sát bờ thì mắc cạn không thi công được. Máy đóng cọc ở trên bờ thì cần với không tới những vị trí cần đóng xa.
Do đó giải pháp TV chọn là làm sàn đạo để thi công, vậy thôi
Chúc vui!
 

Trung-ksxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Hì hì hì,

Việc thiết kế TCTC thì do điều kiện mặt bằng thi công như vậy nên TV mới chọn giải pháp thi công cho tối ưu. Không phải theo Quy định/luật/ Nghị định nào cả bạn à.
Bạn hình dung ra cái mố cầu, có phải nó nằm nửa trên bờ, nửa dưới nước không? Nếu xà lan cặp sát bờ thì mắt cạn không thi công được. Máy đóng cọc ở trên bờ thì cần với không tới những vị trí cần đóng xa.
Do đó giải pháp TV chọn là làm sàn đạo để thi công, vậy thôi
Chúc vui!

Hehe. Cảm ơn bạn nhiều. Tại bọn kia hỏi phù hợp với quy định không, nên tui mới phải đi làm cơ sở pháp lý. "Nói có sách mách có chứng" là vậy.
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Hehe. Cảm ơn bạn nhiều. Tại bọn kia hỏi phù hợp với quy định không, nên tui mới phải đi làm cơ sở pháp lý. "Nói có sách mách có chứng" là vậy.

Bọn nó quen thói Quan liêu, hành chính rồi nên cái "C..." gì cũng đòi Văn bản, Nghị định, Quy định...thử hỏi nó muốn đi Phong bì, Ăn nhậu, Xông hơi, Massage có Văn bản nào quy định không?
 

Trung-ksxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
uh, tụi nó làm khổ dân, chán.
 

vvt-i

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/7/12
Bài viết
30
Điểm thành tích
8
uh, tụi nó làm khổ dân, chán.
Ban QLDA là đơn vị trực thuộc CĐT hoặc được CĐT thuê để quản lý về chất lượng, tiến độ và chi phí của dự án. Vì vậy khi tiến hành duyệt hồ sơ thanh quyết toán cho nhà thầu trách nhiệm của họ trước CĐT là rất lớn.
Ở trường hợp chủ topic có thể còn mập mờ giữa phần khối lượng nào áp dụng ĐM AC.13121 phần nào áp dụng ĐM AC.17111. Vì vậy có thể Ban QLDA sợ rằng phần cọc tuy nằm dưới nước (ĐM AC.17111) nhưng thực tế thi công dùng búa đóng cọc nằm trên sàn đạo. Để rõ ràng tôi nghĩ bạn nên lập lại bản vẽ BPTC đóng cọc, cọc ở vị trí nào dùng thiết bị gì? Bản vẽ sàn đạo đã đủ chi tiết để tính dự toán chưa? sau đó việc giải trình việc tính chi phí sàn đạo đơn giản hơn rồi.
 

Trung-ksxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/7/12
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Cảm ơn bạn rất nhiều.
 

Top