Liên quan đến công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Trong quá trình triển khai quy định về thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các Thông tư 10/2013/TT-BXD, Thông tư 13/2013/TT-BXD tôi thấy còn nhiều quan điểm chưa được nhất quán liên quan đến công tác thẩm tra thiết kế.Nhằm nâng cao được hiệu quả thẩm tra thiết kế cũng như giúp chúng ta hiểu thêm về nội dung này, tôi xin đưa ra đây một số câu hỏi để cùng thảo luận như sau:
1. Khi thẩm tra hồ sơ thiết kế chúng ta có phải thẩm tra chỉ dẫn kỹ thuật hay không? có tiến hành thẩm tra hồ sơ khảo sát hay không?
2. Công trình san nền ở một số địa phương được triển khai trước rất lâu sau các công trình bên trên mới được xây dựng. Vậy công trình san nền ở đây được phân cấp công trình như thế nào?
3. Vì sao cấp đường trong tiêu chuẩn thiết kế và phân cấp công trình được quy định trong Thông tư 10/2013/TT-BXD lại có sự không thống nhất, ví dụ: Tiêu chuẩn thiết kế là đường cấp III nhưng theo phân cấp công trình là công trình cấp II.
4.Tại Thông tư 10/2013/TT-BXD có quy định: Cấp công trình chiếu sáng công cộng được lấy theo cấp của công trình được chiếu sáng, cấp công trình chiếu sáng công cộng không lớn hơn cấp II. Vậy đối với các công trình được chiếu sáng là cấp một và cấp đặc biệt thì cấp của công trình chiếu sáng được xác định như thế nào?

(Rất mong các bạn cùng nghiên cứu và thảo luận để chúng ta hiểu thêm về các nội dung này nhé!)

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

feiyuling

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/10/10
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Bạn Nam TVDS mến
- Thẩm tra HSTK cần xem xét đến chỉ dẫn kỹ thuật và nếu có thể thì chỉ góp ý những vấn đề nào đó khi phát hiện được trong chỉ dẫn KT chưa phù hợp.
- Hồ sơ khảo sát đương nhiên cũng cần xem xét để làm cơ sở tính toán trong thiết kế. Hồ sơ Khảo sát do Chủ đầu tư cùng Tư vấn giám sát khảo sát đã nghiệm thu kết quả khảo sát rồi. Có một điều đáng buồn rằng khi thẩm tra HSTK thì dự toán thẩm tra vẫn phải làm cái việc tính chi phí cho công tác khảo sát mà chẳng được “xu” nào trong chi phí này. Thôi cứ phải chiều Chủ đầu tư để còn lấy tiền Thẩm tra HSTK.
- Bạn lăn tăn việc san nền ư…!!!. Việc phân cấp tôi thường thấy rằng: Nếu ta xây dựng hệ thống kè chắn: Nếu hệ thống kè xây trong khu trường học, trụ sở cơ quan họ bảo rằng kè này thuộc công trình dân dụng; nếu kè đó xây dọc đường thì lại thuộc về công trình giao thông…. Cứ như vậy thì hệ cái “kè chắn” đó có thể sẽ là công trình dân dụng công nghiệp; Là công trình giao thông; Là công trinh thuỷ lơi, nông nghiêp; Là công trình hạ tầng kỹ thuật…
 

thin-housing

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/4/13
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
57
Chào bạn Nam, bạn Làm tại cơ quan chuyên trách về thẩm tra, là đơn vị cao nhất của cả nước chuyên thẩm tra thiết kế công trình cấp I mà bạn hỏi những điều mà chính BXD ban hành và cơ quan của bạn đáng lẽ là nơi nắm chắc nhất để quản lý chất lượng thiết kế các công trình cấp 1 và đặc biệt trên cả nước.

Mình nghĩ bạn nên hỏi đáp bên Cục quản lý chất lượng công trình xây dựng, có thể họ lóng ngóng (vì bản thân TT10/2013/TT-BXD cũng có lỗi là tiền hậu bất nhất), nhưng bạn hỏi ở GXD thì thật sự lo lắng ..
 
Last edited by a moderator:

thin-housing

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/4/13
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
57
Bạn Nam TVDS mến
- Thẩm tra HSTK cần xem xét đến chỉ dẫn kỹ thuật và nếu có thể thì chỉ góp ý những vấn đề nào đó khi phát hiện được trong chỉ dẫn KT chưa phù hợp.
- Hồ sơ khảo sát đương nhiên cũng cần xem xét để làm cơ sở tính toán trong thiết kế. Hồ sơ Khảo sát do Chủ đầu tư cùng Tư vấn giám sát khảo sát đã nghiệm thu kết quả khảo sát rồi. Có một điều đáng buồn rằng khi thẩm tra HSTK thì dự toán thẩm tra vẫn phải làm cái việc tính chi phí cho công tác khảo sát mà chẳng được “xu” nào trong chi phí này. Thôi cứ phải chiều Chủ đầu tư để còn lấy tiền Thẩm tra HSTK.
- Bạn lăn tăn việc san nền ư…!!!. Việc phân cấp tôi thường thấy rằng: Nếu ta xây dựng hệ thống kè chắn: Nếu hệ thống kè xây trong khu trường học, trụ sở cơ quan họ bảo rằng kè này thuộc công trình dân dụng; nếu kè đó xây dọc đường thì lại thuộc về công trình giao thông…. Cứ như vậy thì hệ cái “kè chắn” đó có thể sẽ là công trình dân dụng công nghiệp; Là công trình giao thông; Là công trinh thuỷ lơi, nông nghiêp; Là công trình hạ tầng kỹ thuật…

Bạn feiyungling quả là có suy nghĩ chuyên sâu về mảng thẩm tra, thẩm định, quả thật chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công thẩm tra vẫn phải nghiên cứu tính toán tuy nhiên lại không được tính phí bởi chi phí thẩm tra được tính dựa trên hệ số so với chi phí xây dựng và thiết bị. Ngoài ra còn có nhiều chi phí khác như: nén tĩnh, siêu âm, quan trắc lún, quan trắc inclometter ... vẫn tính toán nhưng không có tiền thẩm tra.

Em và các đồng nghiệp cùng mong chờ một quyết định 957 phiên bản version 2014.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bạn feiyungling quả là có suy nghĩ chuyên sâu về mảng thẩm tra, thẩm định, quả thật chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công thẩm tra vẫn phải nghiên cứu tính toán tuy nhiên lại không được tính phí bởi chi phí thẩm tra được tính dựa trên hệ số so với chi phí xây dựng và thiết bị. Ngoài ra còn có nhiều chi phí khác như: nén tĩnh, siêu âm, quan trắc lún, quan trắc inclometter ... vẫn tính toán nhưng không có tiền thẩm tra.

Em và các đồng nghiệp cùng mong chờ một quyết định 957 phiên bản version 2014.
Theo tôi thì sẽ không tồn tại QĐ 957 version 2014, lý do là Luật đấu thầu 2013 cũng như dự thảo Luật xây dựng sửa đổi đã không còn hợp đồng tỷ lệ %. Tất nhiên, cũng không phủ nhận vai trò của QĐ 957 trong việc xác định giá gói thầu, ước tính chi phí.
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Chào bác.
Sau khi trình thẩm tra khá nhiều công trình, có nhiều cái tôi thấy tôi nghĩ như sau:
1. Chỉ dẫn kỹ thuật thường đã nằm trong thuyết minh thiết kế, nên việc thẩm tra hồ sơ thiết kế đã bao gồm thẩm tra chỉ dẫn kỹ thuật (trường hợp lập chỉ dẫn kỹ thuật riêng thì tôi chưa gặp).
Nếu nói khi thẩm tra hồ sơ thiết kế có thẩm tra hồ sơ khảo sát, thì tôi trả lời là không. Vì công tác khảo sát thực hiện trước công tác thiết kế.
Bao gồm: Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát...
Nhiệm vụ khảo sát được lập trước tiên là cái này phải được thẩm tra. Cái này là cơ sở để lựa chọn nhà thầu, khối lượng cũng như giá trị khảo sát trước khi thực hiện công tác khảo sát.
2. Theo TT10/2013 của BXD thì San nền không được phân loại, phân cấp vì San nền chỉ là công việc xây dựng hoặc chỉ là hạng mục công việc.
3. Các câu hỏi dưới nhờ các bác khác vậy.
 
Last edited by a moderator:

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Chào các bạn tham gia Diễn đàn GXD !
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị đánh giá về công tác thẩm tra thiết kế tại Hà Nội và Đà Nẵng tới đây sẽ tổ chức tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các vấn đề tôi đưa ra tại Diễn đàn này thuộc những chùm câu hỏi mà chúng tôi đã thảo luận và giải đáp tại Hội nghị. Tôi mong nhận được thêm các ý kiến trao đổi, thảo luận và sẽ cung cấp cho các bạn ý kiến trao đổi của chúng tôi trước Hội nghị về các vấn đề trên.

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Hoàn toàn ủng hộ anh đã dày công post bài và trao đổi để các thành viên diễn đàn được hiểu rõ hơn các khái niệm và sự vận hành của Nghị định, Thông tư, các văn bản dưới luật khác theo quan điểm của chính cơ quan chỉ đạo, điều hành.
Mong anh tâm huyết thêm với các vấn đề khác trong hoạt động quản lý xây dựng.
Thanks a lot!
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Trao đổi, thảo luận liên quan đến công tác thẩm tra thiết kế xây dựng công trình

Các bạn tham gia Diễn đàn Giá xây dựng thân mến !

Vấn đề tôi đưa ra trước Diễn đàn để chúng ta cùng trao đổi và thảo luận liên quan đến công tác thẩm tra thiết kế đã được các bạn nhiệt tình cho ý kiến. Đã có những ý kiến thảo luận rất chuyên môn và có trách nhiệm của các bạn: feiyuling, thin-housing, Cuongden37 đã rất tâm huyết. Tôi xin bổ sung thêm một số nội dung để chúng ta hiểu thêm vấn đề như sau:
1.Khi thẩm tra hồ sơ thiết kế chúng ta có phải thẩm tra chỉ dẫn kỹ thuật hay không? có tiến hành thẩm tra hồ sơ khảo sát hay không?
- Một trong những nội dung thẩm tra đã được quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2013/TT-BXD có quy định: Thẩm tra sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình. Vì vậy khi thẩm tra thiết kế chúng ta cần tiến hành xem xét chỉ dẫn kỹ thuật và cho ý kiến đánh giá về những nội dung chưa phù hợp.
- Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2013/TT-BXD, hồ sơ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình có bao gồm hồ sơ khảo sát xây dựng. Vì Hồ sơ khảo sát xây dựng khi trình lên đã được triển khai theo nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt nên chúng ta chỉ xem xét, đối chiếu với các giải pháp thiết kế mà Tư vấn đã đề xuất xem có phù hợp hay không? Ví dụ như kết quả khảo sát địa chất công trình cho thấy phải xử lý nền đất yếu và chúng ta phải tiến hành xem xét giải pháp xử lý đất yếu được đưa ra như: Thay đất, gia tải, giếng cát hay cọc vữa xi măng,... có phù hợp với mặt cắt địa tầng của nền đất trong Báo cáo kết quả khảo sát hay không, có gì cần khuyến cáo hay không...?
2.Công trình san nền ở một số địa phương được triển khai trước rất lâu sau các công trình bên trên mới được xây dựng. Vậy công trình san nền ở đây được phân cấp công trình như thế nào?
- Theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì "san tạo mặt bằng" không được phân loại và phân cấp công trình, vì "san tạo mặt bằng" chỉ là công việc xây dựng hoặc chỉ là hạng mục công việc.
- Luật Xây dựng cũng quy định "Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất...". Căn cứ quy định này thì san tạo mặt bằng chỉ là tạo ra "mặt đất".
Do vậy, san nền chỉ là công việc xây dựng hoặc chỉ là hạng mục công việc.
3. Vì sao cấp đường trong tiêu chuẩn thiết kế và phân cấp công trình được quy định trong Thông tư 10/2013/TT-BXD lại có sự không thống nhất?
Qua ghi nhận thông tin phản hồi chúng tôi thấy rằng còn nhiều quan điểm trái chiều về phân loại phân cấp công trình. Cũng có người cho rằng cấp công trình quy định trong Thông tư 10/2013/TT-BXD và cấp đường trong các tiêu chuẩn thiết kế đường (hay cấp đê, đập trong các tiêu chuẩn thiết kế công trình Nông nghiệp và PTNT) không được thống nhất gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Về vấn đề này, mình trao đổi như sau:
* Đầu tiên, cả cấp công trình và cấp đường cùng có xuất phát điểm là đều được xác định trên cơ sở lưu lượng xe/ngày đêm hoặc được căn cứ vào vận tốc thiết kế. Sau đó rẽ hai nhánh:
- Phân cấp công trình được quy định tại
Thông tư số 10/2013/TT-BXD để phục vụ phân cấp quản lý (quản lý năng lực nhà thầu, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí: Ví dụ để xác định chi phí khảo sát-thiết kế, chi phí quản lý dự án,...) theo đó công trình xây dựng được phân làm 5 cấp công trình: Cấp đặc biệt, cấp I, cấp II,… và cấp IV.
-Cấp đường giao thông được phân cấp trong các Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN4054-2005 hay TCXDVN 104-2007,…) để phục vụ thiết kế hình học của tuyến đường về: bình diện, trắc dọc hay trắc ngang thiết kế,…
* Và chúng ta thấy rằng việc rẽ hai nhánh trên cho cùng một đích là đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả dự án.

4. Tại Thông tư 10/2013/TT-BXD có quy định: Cấp công trình chiếu sáng công cộng được lấy theo cấp của công trình được chiếu sáng, cấp công trình chiếu sáng công cộng không lớn hơn cấp II. Vậy đối với các công trình được chiếu sáng là cấp một và cấp đặc biệt thì cấp của công trình chiếu sáng được xác định như thế nào?
Khi thiết kế công trình chiếu sáng cho các công trình giao thông thì Cấp công trình chiếu sáng công cộng được lấy theo cấp của công trình được chiếu sáng (Nếu trường hợp công trình được chiếu sáng là cấp một và cấp đặc biệt thì cấp của công trình chiếu sáng vẫn chỉ là cấp II).
5. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tiến hành các công việc chuẩn bị trình Quốc hội trong kỳ họp tới thông qua Luật Xây dựng (Sửa đổi). Với các nội dung của Luật Xây dựng (Sửa đổi) tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng sẽ không như bạn naat đã nhìn nhận: “Theo tôi thì sẽ không tồn tại QĐ 957 version 2014, lý do là Luật đấu thầu 2013 cũng như dự thảo Luật xây dựng sửa đổi đã không còn hợp đồng tỷ lệ %. Tất nhiên, cũng không phủ nhận vai trò của QĐ 957 trong việc xác định giá gói thầu, ước tính chi phí”. Mà theo dự thảo Luật Xây dựng (Sửa đổi), Hợp đồng tư vấn xây dựng vẫn tồn tại và chúng tôi vẫn đang tiếp tục ghi nhận những thông tin phản hồi để điều chỉnh, sửa đổi các quy định về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình để ban hành “em” của QĐ957.

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Xin hỏi thêm anh:
1. Tại sao Bộ Xây dựng không quy định rõ ràng việc thẩm tra Khảo sát xây dựng.
Tôi thấy có 2 quyết định là Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và Quyết định phê duyệt Phương án kỹ thuật khảo sát.
Như vậy, ở bước nào cần thẩm tra? Chi phí thẩm tra Khảo sát được tính như thế nào khi đưa vào TMĐT?
2. Việc ban hành về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn ĐTXD là đúng, không thể bỏ cái này được. Cho dù Hợp đồng theo tỷ lệ % không tồn tại, song việc Xây dựng định mức mới để xác định các chi phí tư vấn...mà trước đây dùng QĐ 957 là hết sức khó khăn.
3. Tôi thấy hình thức hợp đồng theo thời gian là rất phù hợp với các hợp đồng tư vấn, nhưng nhìn chung thì việc hướng dẫn cũng như thực hiện hình thức hợp đồng này chưa nhiều. Vậy, lần sửa đổi Luật XD này có đề cập và quan tâm nhiều đến hình thức hợp đồng này.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Các bạn tham gia Diễn đàn Giá xây dựng thân mến !
...
1.Khi thẩm tra hồ sơ thiết kế chúng ta có phải thẩm tra chỉ dẫn kỹ thuật hay không? có tiến hành thẩm tra hồ sơ khảo sát hay không?
- Một trong những nội dung thẩm tra đã được quy định tại Điều 4 Thông tư 13/2013/TT-BXD có quy định: Thẩm tra sự phù hợp của thiết kế với các quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình. Vì vậy khi thẩm tra thiết kế chúng ta cần tiến hành xem xét chỉ dẫn kỹ thuật và cho ý kiến đánh giá về những nội dung chưa phù hợp.
- Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2013/TT-BXD, hồ sơ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình có bao gồm hồ sơ khảo sát xây dựng. Vì Hồ sơ khảo sát xây dựng khi trình lên đã được triển khai theo nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được phê duyệt nên chúng ta chỉ xem xét, đối chiếu với các giải pháp thiết kế mà Tư vấn đã đề xuất xem có phù hợp hay không? Ví dụ như kết quả khảo sát địa chất công trình cho thấy phải xử lý nền đất yếu và chúng ta phải tiến hành xem xét giải pháp xử lý đất yếu được đưa ra như: Thay đất, gia tải, giếng cát hay cọc vữa xi măng,... có phù hợp với mặt cắt địa tầng của nền đất trong Báo cáo kết quả khảo sát hay không, có gì cần khuyến cáo hay không...?
...
5. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang tiến hành các công việc chuẩn bị trình Quốc hộ trong kỳ họp tới thông qua Luật Xây dựng (Sửa đổi). Với các nội dung của Luật Xây dựng (Sửa đổi) tại thời điểm này, tôi nghĩ rằng sẽ không như bạn naat đã nhìn nhận: “Theo tôi thì sẽ không tồn tại QĐ 957 version 2014, lý do là Luật đấu thầu 2013 cũng như dự thảo Luật xây dựng sửa đổi đã không còn hợp đồng tỷ lệ %. Tất nhiên, cũng không phủ nhận vai trò của QĐ 957 trong việc xác định giá gói thầu, ước tính chi phí”. Mà theo dự thảo Luật Xây dựng (Sửa đổi), Hợp đồng tư vấn xây dựng vẫn tồn tại và chúng tôi vẫn đang tiếp tục ghi nhận những thông tin phản hồi để điều chỉnh, sửa đổi các quy định về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình để ban hành “em” của QĐ957.

Trân trọng./.
Vũ Thành Nam
Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng
Mobile:01289.859.869

1. Về thẩm tra khảo sát: Như vậy việc thẩm tra thiết kế có sử dụng kết quả khảo sát để kiểm chứng, tính toán và kết luận về mức độ an toàn, sự phù hợp các giải pháp kết cấu công trình. Điều này không đồng nghĩa với việc có sự thẩm tra xem liệu quy trình khảo sát đã ổn chưa, kết quả khảo sát có chuẩn không, các nội dung báo cáo khảo sát đã thực sự đầy đủ để có thể thực hiện được thiết kế chưa?
Vì vậy, quan điểm của tôi vẫn là kiến nghị phải có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước ngay từ khâu khảo sát. tránh tình trạng sau này mức độ an toàn của công trình không đảm bảo lại đổ thừa cho kết quả khảo sát. Ví dụ: các anh QLNN kết luận công trình này có mức độ an toàn cao, mai mốt nó sập xuống, anh bảo nguyên nhân là do có một hố cas tơ nằm ngay sát chân công trình nhưng quá trình khảo sát không phát hiện ra,...

5. Về định mức: đinh mức tỷ lệ % là cần thiết (nó không liên quan đến hợp đồng theo tỷ lệ %). Nhưng lâu nay tôi thấy định mức cho phí QLDA quá thấp, hơn nữa, để thuê đơn vị bên ngoài thì vẫn còn hơi khập khiễng khi trong định mức QLDA không có những khoản sau: Tiền lãi của nhà tư vấn, Thuế VAT phải nộp, trong khi cái anh định mức lại thòng câu: "Chi phí thuê tư vấn QLDA được xác định trong phạm vi mức chi phí QLDA được công bố tại quyết định này (mục 3.1.5)" thì quá thiệt thòi cho đơn vị tư vấn QLDA.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Xin hỏi thêm anh:
1. Tại sao Bộ Xây dựng không quy định rõ ràng việc thẩm tra Khảo sát xây dựng.
Tôi thấy có 2 quyết định là Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và Quyết định phê duyệt Phương án kỹ thuật khảo sát.
Như vậy, ở bước nào cần thẩm tra? Chi phí thẩm tra Khảo sát được tính như thế nào khi đưa vào TMĐT?
2. Việc ban hành về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn ĐTXD là đúng, không thể bỏ cái này được. Cho dù Hợp đồng theo tỷ lệ % không tồn tại, song việc Xây dựng định mức mới để xác định các chi phí tư vấn...mà trước đây dùng QĐ 957 là hết sức khó khăn.
3. Tôi thấy hình thức hợp đồng theo thời gian là rất phù hợp với các hợp đồng tư vấn, nhưng nhìn chung thì việc hướng dẫn cũng như thực hiện hình thức hợp đồng này chưa nhiều. Vậy, lần sửa đổi Luật XD này có đề cập và quan tâm nhiều đến hình thức hợp đồng này.

Mình trao đổi như sau:
1. Hiện nay, khi triển khai khảo sát bên cạnh việc phải tuân thủ Nhiệm vụ khảo sát, Phương án kỹ thuật khảo sát thì công tác giám sát khảo sát A cũng được triển khai. Điều đó đảm bảo cho công trình đạt tiến độ và chất lượng. Vì vậy, không cần thiết phải thẩm tra Hồ sơ khảo sát (Tại QĐ957 và Thông tư 04/2010/TT-BXD không có chi phí cho công tác thẩm tra hồ sơ khảo sát)
2. Chúng tôi đang tiêp tục nghi nhận thông tin phản hồi để nghiên cứu điều chỉnh, ban hành "em" của QĐ957.
Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869
 
Chỉnh sửa cuối:

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Điều kiện năng lực của Công chức khi thực hiện thẩm tra thiết kế

Tiếp tục ghi nhận thông tin phản hồi liên quan đến công tác thẩm tra thiết kế qua quá trình thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư 13/2013/TT-BXD chúng tôi thấy có nhiều độc giả quan tâm đến một số nội dung sau:
1. Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế mà công chức không có chứng chỉ thiết kế (nghĩa là điều kiện năng lực không tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế) thì có vi phạm quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP không?
2. Quy trình thực hiện côngtác lựa chọn tổ chức thẩm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo Luật Đấu thầu hay theo quy định nào?
Mình trao đổi cùng các bạn như sau:
1.
Cán bộ, công chức hoạt động, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, năng lực của cán bộ, công chức không quy định ở Luật Xây dựng và Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Cán bộ, công chức cũng không được hành nghề có liên quan đến phạm vi, nội dung công việc đang quản lý. Do vậy, cán bộ, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề và không có quy định cán bộ, công chức khi thẩm tra thiết kế phải có chứng chỉ hành nghề.
Ngoài ra, nếu quan niệm người có chứng chỉ hành nghề thì mới là người có đủ năng lực là chưa đầy đủ. Cán bộ, công chức quản lý ở cơ quan chuyên môn về xây dựng về nguyên tắc thì bắt buộc phải có đủ năng lực chuyên môn, hoặc phải quản lý thông qua việc giao nhiệm vụ cho tổ chức tư vấn có đủ năng lực và phải kiểm soát quá trình, kết quả thẩm tra.

2. Điều kiện để thực hiệncông việc thẩm tra thiết kế bao gồm: nhân lực, thời gian, trình độ khoa học công nghệ, chuyên môn hẹp, lĩnh vực đặc thù... cần phải có sự tham gia của xãhội (xã hội hoá), nhưng bắt buộc phải có sự quản lý của Nhà nước.Cơ quan quản lý Nhà nước là đơn vị phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn sinh mạng, môi trường, tiết kiệm chi phí, chống thất thoát... Do vậy nếu Nhà nước không đủ điều kiện thực hiện được toàn bộ, từng phần... thì được phép chỉ định tổ chức phối hợp thực hiện, tuy nhiên cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải quản lý được công việcvà kết quả thực hiện.
Nghị định15/2013/NĐ-CP đã giao trách nhiệm thẩm tra là của cơ quan chuyên môn của Nhà nước về xây dựng, vì vậy thực hiện chỉ định tổ chức thẩm tra là đúng pháp luật, thực hiện theo thủ tục về đấu thầu là sai quy định.

Vũ Thành Nam
Đơn vị công tác: Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng
Mobile: 099.668.99.88 - 01289.859.869


 
Chỉnh sửa cuối:

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Về thiết kế thì không cần phải có chứng chỉ, nhưng về dự toán thì có cần phải có chứng chỉ kỹ sư định giá XD không?
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Về thiết kế thì không cần phải có chứng chỉ, nhưng về dự toán thì có cần phải có chứng chỉ kỹ sư định giá XD không?

Đối với chứng chỉ thiết kế thì cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực QLNN không được cấp chứng chỉ hành nghề. Đối với chứng chỉ Kỹ sư định giá thì đối tượng là công chức nhà nước vẫn được cấp.
Vì vậy, qua nghiên cứu các văn bản cũng không thấy quy định người công chức thẩm tra dự toán bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ sư định giá. Có thể mở rộng ra quy định bắt buộc công chức thẩm tra dự toán "bắt buộc" phải có chứng chỉ kỹ sư định giá không nhỉ?
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Đối với chứng chỉ thiết kế thì cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực QLNN không được cấp chứng chỉ hành nghề. Đối với chứng chỉ Kỹ sư định giá thì đối tượng là công chức nhà nước vẫn được cấp.
Vì vậy, qua nghiên cứu các văn bản cũng không thấy quy định người công chức thẩm tra dự toán bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ sư định giá. Có thể mở rộng ra quy định bắt buộc công chức thẩm tra dự toán "bắt buộc" phải có chứng chỉ kỹ sư định giá không nhỉ?

Như đã trao đổi cùng các bạn theo quy định thì cán bộ, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực hoạt động xây dựng mà mình quản lý nhà nước. Do đó công chức cũng không được cấp chưngs chỉ hành nghề kỹ sư định giá vì đây cũng thuộc hoạt động xây dựng. Cán bộ, công chức thực hiện thẩm tra thiết kế theo công vụ, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Cán bộ, công chức mà.


Thân,
Thành Nam
 

motsinhvien

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
5/8/08
Bài viết
129
Điểm thành tích
28
Cho mình hỏi, khi thẩm tra thiết kế 1 công trình XD trong KCN thì nộp hồ sơ lên ban quản lý KCN, và Ban quản lý khu thay thế sở XD thành phố làm việc thẩm tra thiết kế có phải không vậy các bạn? và nếu BQL khu không thẩm tra đc (việc nhiều hay chuyên ngành hẹp gì gì đó,...) thì mình có thể nộp lên Sở hay là đấu thầu tìm 1 nhà tư vấn thẩm tra? mong các bạn giải đáp giúp cám ơn nhiều.
 

NamTVDS

Thành viên năng động
Tham gia
15/10/09
Bài viết
72
Điểm thành tích
33
Nơi ở
Hà Nội
Cho mình hỏi, khi thẩm tra thiết kế 1 công trình XD trong KCN thì nộp hồ sơ lên ban quản lý KCN, và Ban quản lý khu thay thế sở XD thành phố làm việc thẩm tra thiết kế có phải không vậy các bạn? và nếu BQL khu không thẩm tra đc (việc nhiều hay chuyên ngành hẹp gì gì đó,...) thì mình có thể nộp lên Sở hay là đấu thầu tìm 1 nhà tư vấn thẩm tra? mong các bạn giải đáp giúp cám ơn nhiều.

Mình trao đổi như sau:

1. Khi dự án ở bước Thiết kế cơ sở, đối với các công trình trong KCN thì tuân theo quy định tại Thông tư 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế.
2.Sau khi dự án được duyệt, việc thẩm tra thiết kế đối với tất cả các công trình phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư 13/2013/TT-BXD theo đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm tra là các Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng, Sở quản lý chuyên ngành xây dựng.

Thân,
Thành Nam
 
Last edited by a moderator:

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Em có đứa bạn làm bên chủ đầu tư khi nó trình thiết kế, dự toán mà tư vấn đã lập lên Sở chuyên ngành thẩm tra, sau khi có kết quả thẩm tra thiết kế, dự toán nó trình lên cơ quan thẩm định báo cáo KT-KT để phê duyệt, thì cơ quan thẩm định có ý kiến yêu cầu CĐT chỉnh sửa lại những đơn giá, định mức đã áp dụng không đúng quy định và khối lượng tính sai so với bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra (dù dự toán đã được cơ quan chuyên ngành thẩm tra). Sau khi CĐT, tư vấn chỉnh sửa xong và gửi lại thì cơ quan thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên vì CĐT chưa thanh toán tiền thẩm tra thiết kế, dự toán nên Sở chuyên ngành mới chỉ đóng dấu đã thẩm tra trước vào một bộ hồ sơ thiết kế, dự toán, mà bộ hồ sơ này thì CĐT phải gửi cho cơ quan thẩm định phê duyệt Báo cáo KT-KT. Vì vậy sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo KT-KT thì đến bước đấu thầu CĐT không có hồ sơ bản vẽ đã đóng dấu thẩm tra để đấu thầu. Tuy nhiên, khi đề nghị Sở chuyên ngành đóng dấu đã thẩm tra thêm vào vài bộ bản vẽ nữa để làm cơ sở đấu thầu nhưng Sở chuyên ngành lại nói không đóng dấu nữa, vì "dự toán được phê duyệt không đúng giá trị với dự toán đã được thẩm tra".
Vậy các bác cho em hỏi trường hợp này thì xử lý thế nào.
Cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo KT-KT không yêu cầu chỉnh sửa bản vẽ thiết kế đã được thẩm tra, mà chỉ yêu cầu chỉnh sửa đơn giá, định mức và khối lượng theo đúng quy định và thiết kế đã được thẩm tra.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Như đã trao đổi cùng các bạn theo quy định thì cán bộ, công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực hoạt động xây dựng mà mình quản lý nhà nước. Do đó công chức cũng không được cấp chưngs chỉ hành nghề kỹ sư định giá vì đây cũng thuộc hoạt động xây dựng. Cán bộ, công chức thực hiện thẩm tra thiết kế theo công vụ, nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Cán bộ, công chức mà.
Cái này thì chưa chính xác rồi, Quyết định 06/2008/QĐ-BXD thì không quy định CB công chức được cấp chứng chỉ KS định giá, nhưng qua Thông tư 05/2010/TT-BXD thì quy định rất rõ là CB công chức vẫn được cấp chứng chỉ KSĐG xây dựng, và phải hoạt động theo quy định của Luật Công chức. Tôi có cảm giác hình như Cục QL hoạt động XD và Vụ, Viện Kinh tế xây dựng vẫn chưa thống nhất chỗ này lắm nhỉ?
 

Top