Bàn về suất đầu tư - Nhiệt tình tham gia nhé

hongngan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/11/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
@hongngan99: mình hoàn toàn đồng ý quan điểm của các bạn. Ở đây mình chỉ muốn chúng ta cùng đóng góp ý kiến để tự xây dựng nên một phương pháp xác định suất đầu tư vừa đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác ở một mức độ nhất định. Và bạn nào đã có phương pháp tính toán thì có thể up lên diễn đàn để mọi người cùng tham khảo. Mình cũng đã thử nhưng (như mình đã nói) kết quả không khả quan lắm.
 
M

minhtuong

Guest
Trên thực tế chẳng có chủ đầu tư nào "dư tiền" để làm cái việc thuê nhiều đơn vị tư vấn cho 1 công việc tính tổng mức như bạn cả. Điều này là phi thực tế.

[/COLOR]

Chính cái thực tế này làm cho công việc tính TMDT của ta đôi khi trở thành rất đơn giản (mà càng đơn giản thì càng...không chuẩn), nó lại phụ thuộc vào mỗi một ông tư vấn nữa chứ.
Nếu mình có tiền ấy, mình thuê ít nhất 2 ông tư vấn, một tây, một ta, xem kết quả thế nào cho biết.
Việc xác định TMDT chính xác đến mức độ nào thì phụ thuộc vào phương pháp, và người (trình độ).
 
N

namhoian1977

Guest
Theo mình:
- Ban đang sử dụng suất đầu tư đển lập dự án đầu tư a! hay khái toán dự án!
Nếu đúng thì để cho đơn giản bạn tính suất đầu tư chung!
- Nếu bạn lấy năm 2006 làm gốc thì không đủ số liệu để tính mà bạn phải có số liệu chỉ số giá xây dựng ít nhất 3 năm gần nhất để tính trượt giá! (chỉ số giá xây dựng do bộ xây dựng công bố dù không chính xác nhưng đó vẫn là cơ sở). Phải tính gộp cho năm tiếp theo (giống như lãi suất kép)
- Nếu dự án nhóm C thì bạn không cần quan tâm mà chỉ cần tính dự phóng phí 10% là được, 10% bao gồm:
+ 5% cho phát sinh khối lượng.
+ 5% cho trượt giá.
- 15triệu giá cả bao gồm tất các các loại chi phí chưa có dự phòng phí!
 
T

trantruitrui

Guest
Chính cái thực tế này làm cho công việc tính TMDT của ta đôi khi trở thành rất đơn giản (mà càng đơn giản thì càng...không chuẩn), nó lại phụ thuộc vào mỗi một ông tư vấn nữa chứ.
Nếu mình có tiền ấy, mình thuê ít nhất 2 ông tư vấn, một tây, một ta, xem kết quả thế nào cho biết.
Việc xác định TMDT chính xác đến mức độ nào thì phụ thuộc vào phương pháp, và người (trình độ).

Theo tôi việc làm này thể hiện 1 chủ đầu tư kém không biết lựa chọn 1 nhà tư vấn tốt cho mình mà phải chi tiền "vô bổ" để mới chọn ra được 1 kết quả với nhiều nhà tư vẫn cùng làm. Bởi theo cách bạn làm chắc gì 2 ông tư vấn bạn chọn đã chuẩn. Vậy chẳng nhẽ lại tiếp tục thuê ông tư vấn thứ 3, thứ 4... làm lại để Chủ đầu tư như bạn an tâm ah? Chủ đầu tư có năng lực thật sự để QLDA chính là CĐT biết chọn lựa ra 1 đơn vị tư vấn tốt nhất trong hằng hà sa số các đơn vị tư vấn để giúp mình thưicj hiện công việc tốt nhất. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo sản phẩm tư vấn đạt chất lượng.
Đó là thực tế, và nguyên tắc trong QLDA khi làm chủ đầu tư (ở trường dạy rất kỹ vấn đề này, cả thực tế cũng dạy vậy, văn bản nhà nước cũng thể hiện rõ điều này). Nếu tôi là cấp có thẩm quyền tôi không cho phép bạn này bao giờ được tham gia vào bộ máy chủ đầu tư.:((
Hơn nữa đúng như bác ở trên nói, điều này là phi thực tế. Chỉ có những bạn chưa qua thực tế mới nói vậy thôi.

p/s: việc ông tây mà tư vấn Lập tổng mức đầu tư công trình mà nguồn xây lắp Vật tư, thiết bị, con người chủ yếu ở Việt nam thì ông Tây cũng xin đầu hàng thôi. Họ làm sao hiểu rõ bằng dân bản địa chúng ta được. Thực tế cho thấy, Tây qua đây kinh doanh tư vấn đại đa phần là làm quản trị, chúng nó dùng người Việt trị người Việt mà thôi. Tất cả đều là người Việt Nam ta làm cả đấy nhưng theo lề lối làm việc của Tây. Họ có phương pháp quản lý khiến chất xám Việt Nam ta phải phát huy hết tốc lực khả năng, do đó kết quả chuẩn thôi. Trong khi Việt Nam chúng ta, thì chất xám để rơi vãi vô tội vạ.
 
Last edited by a moderator:

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Quan điểm về xác định Suất đầu tư: Mình vẫn cho rằng việc xác định TMĐT cần phải đảm bảo tính sát thực nhất định vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích đánh giá hiệu quả của DA đầu tư. Sai số quá lớn sẽ dẫn đến DA đang từ có hiệu quả sẽ không còn hiệu quả hoặc ngược lại.
Nếu CĐT xem nhẹ bước này thì hậu quả có thể gặp phải là rất lớn. Tốn kém trong khâu này không là gì so với việc xử lý hậu quả do sai sót của việc tính toán phân tích (nếu để xảy ra)
Việc sử dụng phương pháp phối kiểm là đúng đắn trong quản lý kinh tế. Việc dùng 1 tư vấn hay nhiều tư vấn là quyền của CĐT nhằm đạt được mục đích của mình, tuỳ thuộc vào từng chủ đầu tư . Hãy thử đặt mình là 1 chủ đầu tư tư nhân xem.
Khi CĐT thẩm định 1 DA nào đó , nếu chỉ xem xét trên phương án của 1 đơn vị tư vấn thì khó có thể nói rằng đó là cách làm tốt, mà cần phải có phản biện. Phản biện cũng là cơ hội để 1 đơn vị tư vấn nào đó chứng tỏ khả năng của mình.
Lời bàn : Theo tôi, chúng ta có mặt ở đây vì chúng ta còn thiếu 1 cái gì đó ? không nên nhiều lời về việc ai có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn ai !! Nên tập trung vào mục đích của việc bạn tham gia Diễn đàn này và chủ đề của topic thì hơn.

 
T

trantruitrui

Guest
Quan điểm về xác định Suất đầu tư: Mình vẫn cho rằng việc xác định TMĐT cần phải đảm bảo tính sát thực nhất định vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích đánh giá hiệu quả của DA đầu tư. Sai số quá lớn sẽ dẫn đến DA đang từ có hiệu quả sẽ không còn hiệu quả hoặc ngược lại.
Nếu CĐT xem nhẹ bước này thì hậu quả có thể gặp phải là rất lớn. Tốn kém trong khâu này không là gì so với việc xử lý hậu quả do sai sót của việc tính toán phân tích (nếu để xảy ra)
Việc sử dụng phương pháp phối kiểm là đúng đắn trong quản lý kinh tế. Việc dùng 1 tư vấn hay nhiều tư vấn là quyền của CĐT nhằm đạt được mục đích của mình, tuỳ thuộc vào từng chủ đầu tư . Hãy thử đặt mình là 1 chủ đầu tư tư nhân xem.
Khi CĐT thẩm định 1 DA nào đó , nếu chỉ xem xét trên phương án của 1 đơn vị tư vấn thì khó có thể nói rằng đó là cách làm tốt, mà cần phải có phản biện. Phản biện cũng là cơ hội để 1 đơn vị tư vấn nào đó chứng tỏ khả năng của mình.
Lời bàn : Theo tôi, chúng ta có mặt ở đây vì chúng ta còn thiếu 1 cái gì đó ? không nên nhiều lời về việc ai có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn ai !! Nên tập trung vào mục đích của việc bạn tham gia Diễn đàn này và chủ đề của topic thì hơn.

- Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn về phương pháp phối kiểm. Nhưng không phải là việc làm phi thực tế và thiếu tính khoa học như là "thuê nhiều tư vấn để cùng làm 1 công việc lập Tổng mức". Về tính pháp lý: nhà nước không bao giờ cho phép thanh toán 1 mục công việc mà trả chi phí nhiều lần. Còn tư nhân thì càng không như vậy. Họ rất quý đồng tiền họ bỏ ra. Họ chọn lựa rất kỹ để sử dụng 1 nhà tư vấn tốt nhất cho họ.
Phương pháp phối kiểm được áp dụng mang tính khoa học và tiết kiệm nhất, thực tế nhất đó chính là:
- 1. Nhà tư vấn tự kiểm tra chất lượng sản phẩm tư vấn trước khi giao. Đó là vấn đề uy tín làm ăn lâu dài.
- 2. Công tác thẩm tra, thẩm định của CĐT trước khi phê duyệt.
- 3. Công tác thẩm định của đơn vị cho vay vốn.
....
Đó là Phương pháp phối kiểm mang tính thực tiễn mà những ai làm thực tế đều biết rất rõ.

- Tôi cũng đồng ý với bạn là "chúng ta có mặt ở đây vì chúng ta còn thiếu 1 cái gì đó?". Theo tôi chính là tính thực tế, tính thực tiễn. Nên theo tôi cần trao đổi rộng và sâu về thực tiễn hơn là nói chay về lý thuyết xa rời thực tế. Bằng cách cụ thể như bạn hongngan99 đã đề xuất:
Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm của @phụng sự tổ quốc tôi. Nên đơn giản hoá những vấn đề phức tạp. Ở đây mới chỉ tính xuất đầu tư. Nếu theo quan niệm của hongngan và mọi người phải xác định chính xác thì theo tôi là không thể. Vì giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần khái toán và trong giai đoạn này thì cho phép sai số khoảng trên dưới 30%. Tại sao lại cứ phải xác định chính xác. Với tốc độ trượt giá như vừa qua thì không có Tổ chức tư vấn nào dự đoán chính xác được. Theo tôi ta nên bàn phương pháp xác định xuất đầu tư với từng công trình (đi vào chi tiết không hướng dẫn chung chung như bộ) thì hay hơn. Ý kiến của tôi là vậy....
 
Last edited by a moderator:

hongngan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/11/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
@hungvina16: cám ơn bạn. Mình cũng thấy là các bạn không đi sâu vào chủ đề đang thảo luận
 
T

trantruitrui

Guest
@hungvina16: cám ơn bạn. Mình cũng thấy là các bạn không đi sâu vào chủ đề đang thảo luận

Đúng vậy đấy! Tôi cũng thấy vậy.
Thật ra chủ đề là tính suất đầu tư thì về lý thuyết Kinh tế Xd đã học kỹ, còn văn bản nhà nước NĐ99+TT05 cũng đã nói chi tiết. Nên bàn lại lý thuyết thì cũng chẳng đến đâu, lại rối thêm và phức tạp như các bạn đã nói, lại không thực tế.
Muốn đi sâu vào chủ đề và đơn giản, tính hữu dụng cao là đưa ra 1 ví dụ cụ thể có bản vẽ thiết kế cơ sở của công trình kèm theo, lúc đó sẽ có nhiều cách áp dụng để tính suất đầu tư. Đó là tính thực tiễn, áp dụng lý thuyết vào thực hành để hiểu rõ và thấy rõ sự đơn giản của lý thuyết (nhưng được viết quá phức tạp làm các bạn rối mà thôi).
 

tieuvu

Thành viên mới
Tham gia
27/5/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Suất đầu tư các hạng mục cụ thể

Thấy các bác bàn hăng say quá, và đưa ra nhiều ý kiến, phương pháp nữa. Tui đây thì không có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng đưa ra 1 phương pháp mà tui đang làm để xác định tổng mức dự toán ban đầu (gọi là A).
Để xác định A, chúng ta chia A ra các hạng mục (các bác đã nêu ra hết rồi: + Chi phí xây lắp.
+ Chi phí thiết bị
+ Chi phí tư vấn
+ Chi phí khác
+ Dự phòng phí),
trong đó có hạng mục xây lắp và thiết bị là cần xác định rõ ràng, các mục khác (tư vấn, dự phòng, khác - gọi là B) được xác định theo % của giá trị xây lắp. Việc xác định suất đầu tư cho xây lắp và thiết bị (gọi là C), lại đưa ra thành các hạng mục nhỏ khác, nhưng nôm na là có 2 phần CSA (kiến trúc, xây dựng, kết cấu) và ME (cơ điện). Hiểu nôm na là ME là các chi phí dịch vụ rõ ràng (điện, cơ (điều hòa, PDF, vận chuyển...)), các phần khác là CSA. Rồi CSA lại phân ra các mục chi tiết như chuẩn bị, xây lắp, hoàn thiện, ME lại phân ra ...(như trên)... Cứ như thế, sẽ ra phần chung ở mọi dự án đều có. Và tùy theo mức độ thiết kế cơ sở đã có mà phân chia cho hợp lý. Từ đó, dựa và suất đầu tư mỗi hạng mục nhỏ mà tính ra tổng dự toán. Thấy có vẻ rắc rối nhưng rất đơn giản và nhanh gọn. Ví dụ phần xây lắp và thiết bị như sau:

B
|CSA
||Chuẩn bị
||Xây dựng
||Hoàn thiện
|ME
||Cơ
|||HVAC
|||PDF
||||Plumbing
|||||Sanitary
|||||Water supply
||||Drainage
||||Fire Fighting
||Điện
|||EL
||||MV&Substation
||||DB
||||Conductor
||||Receptacle, branch & Lighting
||||Trunking, ladder & conduit
|||ELV
||||MATV
||||CCTV
||||PA
||||ACS
||||FA
||Các hệ đặt biệt
|||BMS
|||Swimming pool
|||HOS

(Sorry, mình làm bên ME nên phân kỹ ME 1 chút làm ví dụ, còn CSA thì mình mù tịt :D)
Khi đó, mỗi mục rất dễ biết suất đầu tư tùy vào công trình. Ví dụ như FA thì lấy 10usd/m2 (cho 1 khách sạn 5 sao tại HCM năm 2007 chẳng hạn).
Sau bước trên, còn 1 bước quan trọng nữa là cân đối dự theo tỉ trọng của các hệ trong 1 mục. Ví dụ như sau khi làm xong, phải cân đối để CSA chiếmtừ 60-->80%, ME chiếm 20-->40%. Hoặc trong ELV thì MATV chiếm 5~10%.... Việc điều chỉnh này làm cho tổng dự toán lại gần thiết kế hơn. Vì trong thiết kế, chúng ta có được vài hệ có thể dự toán tương đối chính xác.

Vài dòng mong các bác chỉ giáo.
 
T

tanlam183

Guest
Tôi thấy các bạn nói dông dài quá.
Theo ý kiến của tôi nếu có kinh nghiệm thực tế qua các công trình thì việc tính giá cho các công trình là việc rất dẽ dàng.
Các bạn cần trải qua thực tế nhiều rùi hãy bạn luận nha.
 
L

linh an thai

Guest
theo linh nghĩ, ban đã thống kê một số công tác cụ thể rồi như cọc nền,..chi tiết bê tông, sắt...
giá cả thay đổi chủ yếu là vật liệu chính nên mình nghĩ bạn tra theo định mức và lấy giá thành thực tế như vậy sẽ chính xác hơn.
khi gia thay đổi bạn chỉ cần thay đổi giá vật liệu chính là xg.
bạn nên làm file Excel cho giá riêng mình quản lý là chính xác nhất.
Tỷ trọng chỉ mang tính tương đối thôi.
cảm ơn bài viết của bạn nhiều lắm.
chúc bạn thành công
 

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
suất vốn đầu tư

tôi xin tham gia vài ý kiến nhỏ cho chủ đề lớn này:
thứ nhất :
-Khái niệm suất đầu tư (chính xác là suất vốn đầu tư) là một khái niệm rất quan trọng. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp trợ giúp chủ đầu tư, đơn vị tư vấn trong công tác lập tông mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng và xác định hiệu quả kinh tế của dự án.
- Nội dung chi phí trong suất vốn đầu tư thông thường bao gồm mọi chi phí đtxd công trình không tính các nội dung sau:
bòi thường GPMB, tái định cư...; đánh giá tác động môi trường; đăng kiểm, quan trắc biến dạng; kiểm định,chứng nhận phù hợp chất lượng; lãi vay; vốn lưu động; chi phí thuê tư vấn nước ngoài; dự phòng phí.
- cơ sở áp dụng suất vốn đầu tư là yêu cầu về xd, công nghệ ở mức trung bình khá, không có yêu cầu đặc biệt về gia cố nền móng, kỹ thuật đặc biệt.
thứ hai:
- thời điểm vận dụng chỉ số svđt là giai đoạn lập dự án nên cần xây dựng thiết kế cơ sở đúng, đủ làm cơ sở xác định suất vốn đầu tư. Nói như vậy nhưng không mâu thuấn nếu cho rằng: Gxdkt= Sxd*svđt (trong đó Gxdkt là giá trị chi phí xây lắp theo khái toán; Sxd là tổng dt sàn; svđt là giá trị suẩt vốn đầu tư ). Vì svđt nếu theo giá trị công bố hàng năm là không áp dụng được ngay.
(nếu mọi người quan tâm tôi xin có ý kiến trong phần sau, bận quá mong các bạn thông cảm):-?
 
Last edited by a moderator:

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
suất vốn đầu tư (tiếp)

như đã nói ở trên việc ban hành svđt hàng năm có giá trị quan trọng (chứ không quyết định) cho việc tính giá trị khái toán chi phí xây lắp trong bước lập dự án đầu tư xây dựng vì mỗi công trình đều có những đặc thù riêng. Chỉ số svđt chỉ là một cơ sở để hỗ trợ cho chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, các cơ quan quản lý nhà nước nhằm xây dựng thẩm định và quản lý dự án.
đối với các công trình có yêu cầu thiết kế 2-3 bước mới cần lập Tổng mức đầu tư cho bước 1 (lập dự án), và việc sử dụng svđt chỉ là một cách để xác định TMĐT.Các cách khác là:tính theo thiết kế cơ sở, tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kt-kt tương tự, và kết hợp cả các trên.( xem điều 5 NĐ99/2007)
lần sau tôi xin nêu thêm thực tế vận dung svđt và các phương pháp khác để lập TMĐT.:-?
 
T

tanlam183

Guest
tài liệu về tổng mức

Các bạn xem thử tài liệu về tính tông mức đầu để học hỏi kinh nghiệm nè
 

File đính kèm

  • Uoc_luong_tong_muc_dau_tu.ppt
    392 KB · Đọc: 650

chaungm

Thành viên có triển vọng
Tham gia
9/5/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Tôi có phương pháp đây

Topic này rất hay. Thời gian qua tôi cũng đã đụng phải vấn đề này, cách giải quyết cũng từ các công trình tương tự ròi áp dụng các chỉ số giá XD của BXD ban hành để quy đổi SDT về thời điểm hiện nay, sau đó sử dụng các dự báo về lạm phát để tính trược giá đến thời điểm phê duyệt dự án và trượt giá trong thời gian XD.

Vừa rồi tìm được một tài liệu nói về các pp xđịnh SĐT (đvới từng loại hình dự án) nhưng vì mới tham gia diễn đàn nên khong biết cách đưa file này lên. Bạn nào đấy hoặc Admin chỉ giúp tôi sẽ share file này cho.

Như các bạn nói, bọn Tây nó làm chuyện này rất chuyên nghiệp vì đã hình thành cách làm và cơ sở dữ liệu từ rất lâu rồi. Anh em ta có thể học được pp nhưng cái đoạn XD CSDL và cập nhật thường xuyên thì đúng là thua. Anh em ta ai có tâm huyết đứng ra thành lập Cty tư vấn làm cái trò này thì cũng kiếm sống được đấy vì Nhà nước dần dần sẽ bỏ không quy định giá cả nữa, tất cả sẽ lấy theo giá thị trường thì các CĐT sẽ cần đến việc này lắm.
 

hongngan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/11/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
3
Chào bạn chaungm, cám ơn bạn đã tham gia đóng góp ý kiến cho topic này. Bạn có thể gửi file cho mọi người tham khảo bằng cách kích vào "gửi trả lời". Vào mục "chức năng", =>"đính kèm"=>"tải file từ máy".
 
T

tanlam183

Guest
Phần mềm tính tổng mức đầu tư

Vừa rồi mình có xem file dự án đầu tư của một công ty tư vấn nào đó ở Đồng Nai
Người ta có một phần mềm tính tổng mức đầu tư trên nền excel rất hay. Rất tiêc là mình chỉ có xem được file về tính tổng mức đầu tư của riêng một dư án, còn các số liệu gốc trong phần mem thì hông có
Mình có thể mô tả phần mềm đó như sau:
- Khi ta nhập khối lượng cơ bản của một công trình vào thì phần mềm sẽ tự đồng chạy ra đơn giá, và các đơn giá đó sẽ được cập nhật liên tục
Ví dụ: Công trình đương:
Chỉ cấn có các số liệu: bề rộng mặt đượng, bề rộng kỹ thuật, dãy phân cách sau đó phần mềm sẽ tự động tính đơn giá
Cũng tương tự như các công trình khác chỉ cần nhập các thông số cơ bản thì nó sẽ tự động tính toán đơn giá.
Không biêt bạn nào làm việc ở Đồng Nai cho mình xin file này với
 
C

coco3000

Guest
Các bạn xem thử tài liệu về tính tông mức đầu để học hỏi kinh nghiệm nè
bạn làm ơn cho mình hỏi Font powepoint trong file bạn đính kèm là rì vậy bạn? mình muốn tham khảo nhưng kô biết font để đọc
@ : sr mình hơi ngoài lề chủ đề topic chút , mình chuẩn bị trở thành kĩ sư KT thôi nên chỉ biết học hỏi chưa dám có ý kiến ....
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
bạn làm ơn cho mình hỏi Font powepoint trong file bạn đính kèm là rì vậy bạn? mình muốn tham khảo nhưng kô biết font để đọc
@ : sr mình hơi ngoài lề chủ đề topic chút , mình chuẩn bị trở thành kĩ sư KT thôi nên chỉ biết học hỏi chưa dám có ý kiến ....
Font sử dụng trong file *ppt của bạn tanlam183 là VNI-Times. Bạn cần phải add font đó vào máy của mình thì mọi việc sẽ ổn.
 
C

coco3000

Guest
cảm ơn bác hungvina16!
Em đang làm cái đồ án KTXD 2 , em đang tính tổng mức đầu tư dựa vào suất đầu tư theo thông tư 36/2008 ngày 23/6 của UBND thành phố HN, em cũng chỉ biết làm theo hướng dẫn còn bản chất sự việc, các phương án để tính suất đầu tư các bác đưa ra quả thật là điều em rất muốn học hỏi . Theo em thì suất đầu tư được đưa ra như thông tư 36/2008 chỉ áp dụng trong 1 thời kì, 1 giai đoạn nào đó thôi vì đơn giản kinh tế thị trường luôn thay đổi theo hướng tích cực đi lên. Do vậy việc tính suất đầu tư là việc cần thiết với 1 kĩ sư định giá , lý thuyết chính xác thì kô có< theo em nghĩ> chỉ là kinh nghiệm mà thôi. Vì vậy rất muốn các đàn anh cùng thảo luận có thể đưa ra 1 phương án kinh nghiệm gần và xác thực nhất để bọn em có cơ sở theo. Em chưa có 1 chút kinh nghiệm nào về vấn đề này chỉ dám góp ý và ủng hộ các bác thôi....
@ nhân tiện cho em hỏi luôn :bác nào có bảng đơn giá hoặc thông tư nào đó về giá 1 số hạng mục khác trong chi phí xây dựng như :đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe , vườn hoa cây cảnh , thảm cỏ ,... cũng như bảng báo giá chi phí mua sắm thiết bị cho dự án: tủ lạnh, ti vi, bàn ghế , ... -----> em đang rất cần để tính tổng mức đầu tư , các bác chỉ bảo em nhé !!!
 

Top