Quyết toán

  • Khởi xướng myluanatc
  • Ngày gửi
M

myluanatc

Guest
Có ai biết: Có văn bản nào hướng dẫn rõ về việc quyết toán công trình do Chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây lắp? Trong trường hợp này thì giá trị quyết toán công trình theo phương pháp áp dụng định mức+đơn giá nhà nước hay quyết toán theo chứng từ thực chi của kế toán? Xin mời góp ý giúp mình nhé!
 
A

AAmylove

Guest
Mình nghĩ: Chẳng qua đây là dạng hình thức "Chỉ định thầu". Vậy quyết toán theo "chỉ định thầu": tất cả đều tuân theo đơn giá định mức và các văn bản liên quan của Nhà nước.
 
M

myluanatc

Guest
Cảm ơn PhuBinh đã góp ý!
Nhưng đấy là PhuBinh nghĩ thôi. Vấn đề ở đây là Chủ đầu tư bỏ tiền ra đầu tư (xây nhà) để hình thành tài sản cố định của mình. Nếu quyết toàn theo PhuBinh thì phần tài sản hình thành này ko phản ánh đúng theo kế toán kết chuyển chi phí xây dựng cơ bản thành tài sản của mình.
Thế nên mình đang cần một văn bản làm chuẩn để quyết định hình thức quyết toán công trình này.
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
Cảm ơn PhuBinh đã góp ý!
Nhưng đấy là PhuBinh nghĩ thôi. Vấn đề ở đây là Chủ đầu tư bỏ tiền ra đầu tư (xây nhà) để hình thành tài sản cố định của mình. Nếu quyết toàn theo PhuBinh thì phần tài sản hình thành này ko phản ánh đúng theo kế toán kết chuyển chi phí xây dựng cơ bản thành tài sản của mình.
Thế nên mình đang cần một văn bản làm chuẩn để quyết định hình thức quyết toán công trình này.
Thế thì mình phải trao đổi rõ với bạn rồi:
- Nguyên lý: đây là dạng thức chỉ định thầu!!! Do đó
1. CĐT tự thực hiện hay nhà thầu thực hiện đều phải mất các chi phí như nhau: VL+NC+M + Cphí khác + CPchung + Thuế thu nhập + VAT...mà các chi phí này đều được lập dự toán trước khi thi công trên cơ sở bản vẽ Tkế hoàn chỉnh. Các chi phí này cũng được lập theo đúng các quy định của Nhà nước (là cán cân để Ngân hàng, kiểm toán chấp nhận).
Do đây là hình thức Chỉ định thầu do đó việc quyết toán hoàn toàn tuân thủ đúng quy định NN:
2. Gtrị Quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện. Chi phí hợp pháp là chi phsi được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng định mức đơn giá.

* Vậy trên nguyên lý này, dù tự thực hiện thì nên hiểu đơn giản rằng mình là 1 nhà thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu.
Còn tất nhiên khi CĐTư tự thực hiện, phần chi phí lãi do thi công XD có thể được khấu trừ trong Tổng mức đầu tư (vì tiền của ta cả mà). Nhưng thực tế, đó là vốn tư nhân, vốn Nhà nước thì Giám đốc và kế táon trưởng sẽ trích riêng xử lý kiểu nào thì tùy vào nghệ thuật.
 
M

myluanatc

Guest
Uh. Mình cũng đang lăn tăn vấn đề này. Nhưng nếu như thế, mình lại hiểu: theo điều 1 của Phubinh thì Chủ đầu tư kinh doanh với khách hàng là chính mình?
 
H

HAH

Guest
Bổ sung thêm, như anh Bình nói ở điều 1 tất cả phải được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt từ báo cáo đầu tư đến báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán, đấy là căn cứ để quyết toán công trình và cũng để các cơ quan nhà nước (ngân hàng, kiểm toán, thuế..) theo dõi.
Tất nhiên lãi 20% - 30%thì như anh Bình gợi ý rồi....
 
B

Baovt

Guest
Cty tôi có một công trình trường học đấu thầu năm 2003 hiện đang quyết toán thẩm định tại Sở tài chính. Nhưng hiện nay cán bộ thẩm định đang xem xét và cắt giảm một số giá, định mức dự toán năm 2003 lập (không chính xác) đã được trúng thầu. Xin cho biết có thông tư nào quy định việc đó không nếu bị cắt giảm liệu có phù hợp không xin các anh chị cho một số ý kiến
 
L

lamhnd

Guest
Định mức lập không chính xác sẽ bị cắt bỏ cho dù đã trúng thầu với đơn giá đó khi định mức áp dụng không đúng, thành phần vật tư cho công việc đó, không đúng với thực tế thi công để làm công việc đó.
 
D

Doimoi

Guest
@Baovt
Ko có một quy định nào quy định như thế cả mà toàn do mấy ông thẩm định tưởng tượng ra để vòi tiền mà thôi.Bạn cứ đọc kỹ các nội dung về vấn đề tương tự đã trao đổi trên diễn đàn sẽ có tinh thần này.Việc đòi cắt là cực kỳ phi lý mà lâu nay do NT cứ im lặng nên các cơ quan tài chính mới làm thế đc. Nếu bị cắt Cty bạn có thể khởi kiện CDT và Sở TC tại tòa án kinh tế, bạn cứ nói như vậy xem ai dám cắt của Bạn.
 
N

ngocanhAT74

Guest
Tôi đang quan tâm vấn đề này, nhưng sau khi đọc ý kiến các bạn tôi cũng chưa tìm thấy ánh sáng. Vậy xin hỏi có bạn nào biết có quy định cụ thể nào về việc xét lại giá trúng thầu công trình đã thi công xong không? Trong thực tế rất nhiều sai sót về đơn giá, định mức và cả khối lượng công trình đã đáu thầu và đã thi công được phát hiện sai khi đi vào quyết toán. Lúc đó người thẩm tra, chủ đầu tư có quyền điều chỉnh không. Nếu có dựa trên văn bản pháp luật nào và nếu không thì dựa trên văn bản pháp luật nào.
Rất mong được giúp đỡ.
 
T

td.bitexco

Guest
Quy định về quyết toán DAĐT

Tôi đang quan tâm vấn đề này, nhưng sau khi đọc ý kiến các bạn tôi cũng chưa tìm thấy ánh sáng. Vậy xin hỏi có bạn nào biết có quy định cụ thể nào về việc xét lại giá trúng thầu công trình đã thi công xong không? Trong thực tế rất nhiều sai sót về đơn giá, định mức và cả khối lượng công trình đã đáu thầu và đã thi công được phát hiện sai khi đi vào quyết toán. Lúc đó người thẩm tra, chủ đầu tư có quyền điều chỉnh không. Nếu có dựa trên văn bản pháp luật nào và nếu không thì dựa trên văn bản pháp luật nào.
Rất mong được giúp đỡ.

Theo mình thì "không có quy định cụ thể nào về việc xét lại giá trúng thầu công trình đã thi công xong" nhưng việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán thì có, trong đó có phần kiểm tra lại HS trúng thầu. Bạn tham khảo tại Điều 43, NĐ số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005; tại các mục III đến mục VII TT số 33/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 về hướng dẫn quyết toán VĐT. Khi thẩm tra phê duyệt quyết toán thì "cấp có thẩm quyền" có quyền kiểm tra, xem xét lại toàn bộ hồ sơ quyết toán và điều chỉnh nếu phát hiện sai xót.
Mời các bạn thảo luận thêm!:rolleyes:
 
D

dlnd

Guest
Theo mình đơn giá trúng thầu có được điều chỉnh hay không còn phụ thuộc vào hợp đồng ký kết giữa CĐT và nhà thầu thi công. Với những công trình đấu thầu thì trong hợp đồng thường có ghi điều khoản về thanh quyết toán theo đơn giá của phụ lục hợp đồng, với loại hợp đồng này thì CĐT hay đơn vị thẩm định không có quyền điều chỉnh.
 
T

thanhcienco5

Guest
Có ai biết: Có văn bản nào hướng dẫn rõ về việc quyết toán công trình do Chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây lắp? Trong trường hợp này thì giá trị quyết toán công trình theo phương pháp áp dụng định mức+đơn giá nhà nước hay quyết toán theo chứng từ thực chi của kế toán? Xin mời góp ý giúp mình nhé!

Tôi đã quyết toán công trình trụ sở của công ty tôi và công ty tôi tự thực hiện như sau:
Bảng tổng hợp kinh phí quyết toán :
- Chi phí trực tiếp + chi phí chung + chi phí QL và chi phí khác= giá trị quyết toán

Lý do:
- Ko có lợi nhuận trước thuế vì mình làm cho mình ko được tính lợi nhuận
- Ko có thuế giá trị gia tăng vì mình khong thể xuát hóa đơn cho mình
- Chi phí chung, chi phí quan lý và chi phí khác thì theo hóa đơn chúng từ thực thanh thực chi
Nhanh nhất là công ty bạn làm một quyết định giao khoán cho 1 đội xây dựng trong công ty : giá trị giao khoán = chi phí trục tiếp + %chi phi chung la ok
 
T

ththang

Guest
Tôi nghĩ vấn đề này thực sự được xem xét ở hai góc độ : Chủ đầu tư là tư nhân , và doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước. Thì Chủ đầu tư sẽ thành lập BQLDA . BQLDA là đơn vị thay mặt CDT quản lý dự án (không có nguồn thu), nhưng Doanh nghiệp Nhà nước nếu là CDT thì sẽ có nguồn thu . Nếu tự thực hiện một phần công việc chủ dự án thì đây chính là nguồn thu của Doanh nghiệp đó. Nên tôi nghĩ vẫn có tính thuế GTGT bình thường .
Không biết tôi nghĩ thế có đúng không mời mọi người góp ý, trao đổi.
 
M

minhtuong

Guest
Mình nghĩ: Chẳng qua đây là dạng hình thức "Chỉ định thầu". Vậy quyết toán theo "chỉ định thầu": tất cả đều tuân theo đơn giá định mức và các văn bản liên quan của Nhà nước.

Mình nghĩ đây là hình thức lựa chọn nhà thầu theo hình thức " tự thực hiện" . Nếu vốn ngân sách NN thì vẫn quyết toán bình thường với giá theo dự toán được duyệt, khối lượng thực tế,...gần tương tự như hình thức chỉ định thầu bạn nguyenphubinh nói. Tuy nhiên với chỉ định thầu bây giờ thì còn thanh toán theo điều kiện hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất (trong đó có đề xuất tài chính, kỹ thuật,..), điều kiện hợp đồng và hình thức hợp đồng (trọn gói, đơn giá cố định,...) nữa nên có hơi khác.

Nhưng nếu Chủ đầu tư sử dụng hình thức tự thực hiện (nghĩa là chủ đầu tư là nhà thầu có năng lực để thực hiện gói thầu này) nhưng chủ đầu tư lại cho đấu thầu hạn chế giữa các công ty con trực thuộc để chọn một trong số công ty con của mình thực hiện thì lại khác đấy??? Các bạn thấy trường hợp này thế nào nhỉ???
 
Last edited by a moderator:
M

myluanatc

Guest
Vấn đề mà mình đưa ra, mình thấy mọi người góp ý đều có ý đúng. Theo mình, đứng ở góc độ tài chính kế toán thì Giá trị quyết toán công trình này phải là chi phí do kế toán tập hợp lên. Đó là toàn bộ chi phí hợp lý hợp lệ liên quan đến dự án.
- Đối với những phần thuê ngoài thì không phải bàn (Căn cứ hợp đồng, quá trình thực hiện, nghiệm thu, ... phát hành hóa đơn và thanh toán)
- Còn đối với phần đơn vị tự thực hiện thì kế toán phải tập hợp chi phí. Nếu khoán cho các đơn vị trực thuộc thì có 2 trường hợp:
+ Đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì mọi việc diễn ra lại giống như thuê ngoài
+ Đơn vị trực thuộc ko hạch toán độc lâp (ko có Mã số thuế và con dấu riêng) thì có thể là khoán theo hợp đông giao khoán. Tuy nhiên trường hợp này chỉ khoán được phần nhân công thôi. Còn phần phần chi phí vật tư và chi phí máy thì kế toán vẫn phải theo dõi quản lý
 

chi chi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/2/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
Tôi cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Công ty tôi là Chủ đầu tư một chung cư cao tầng. Phần xử lý nền móng giao khoán cho Đội trực thuộc thực hiện. Hợp đồng giao khoán đã quyết toán trên cơ sở khối lượng được nghiệm thu x đơn giá khoán. Giá trị HĐ giao khoán quyết toán 6tỷ/32 tỷ dự toán TK. Vậy 32 tỷ này tôi sẽ phải làm quyết toán như thế nào? CĐT tự xuất hóa đơn cho mình à? Hay tôi phải treo giá trị đó cho đến khi quyết tóan vốn đầu tư. Mong bác chỉ giáo.
 

thu82

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/7/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tôi cũng đang gặp vấn đề như các bạn. Do trong quá trình làm hồ sơ thầu không kiểm tra kỹ tiên lượng nên khi quyết toán công trình chúng tôi đã bị cắt bỏ đi rất nhiều khối lượng (khoảng 2 tỷ). Còn thêm một vấn đề nữa là khối lượng thiếu (do tiên lượng sai) thì có được đưa vào phần phát sinh không. Rất cần sự giúp đỡ của các bạn!
 

Ha Thanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
6
Tuổi
44
Mình nghĩ đây là hình thức lựa chọn nhà thầu theo hình thức " tự thực hiện" . Nếu vốn ngân sách NN thì vẫn quyết toán bình thường với giá theo dự toán được duyệt, khối lượng thực tế,...gần tương tự như hình thức chỉ định thầu bạn nguyenphubinh nói. Tuy nhiên với chỉ định thầu bây giờ thì còn thanh toán theo điều kiện hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất (trong đó có đề xuất tài chính, kỹ thuật,..), điều kiện hợp đồng và hình thức hợp đồng (trọn gói, đơn giá cố định,...) nữa nên có hơi khác.

Nhưng nếu Chủ đầu tư sử dụng hình thức tự thực hiện (nghĩa là chủ đầu tư là nhà thầu có năng lực để thực hiện gói thầu này) nhưng chủ đầu tư lại cho đấu thầu hạn chế giữa các công ty con trực thuộc để chọn một trong số công ty con của mình thực hiện thì lại khác đấy??? Các bạn thấy trường hợp này thế nào nhỉ???
Ý kiến của mình như thế này:
Thứ nhất phải hiểu rõ được nguồn vốn loại nào (Vốn NS, vốn vay ..) phân biệt rõ nguồn vốn của tư nhân hay vốn ngân sách.
Thứ hai là hình thức quản lý dự án: CĐT Tự thực hiện; đấu thầu hay chỉ thầu, BT; BOT .v.v.
Căn cứ trên 2 điều trên xác định CĐT là đối tượng nào: Cơ quan sử dụng vốn ngân sách và nguồn vốn do DN đầu tư; Cả 2 nguồn vốn trên đều có thể đầu thầu hay chỉ thầu hoặc tự làm ... vấn đề này do CĐT quyết đinh hay cấp quyết định đầu tư đối với vốn NS. Từ đây xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1:
Sử dụng vốn NS thì làm theo luật bình thường. Đấu thầu chỉ thầu ...Quyết toán theo trình tự XDCB hiện hành. TH 1 ko có vấn đề gì !
Trường hợp thứ 2: Nguồn vốn tư nhân đầu tư
- Xác định CĐT quản lý dự án theo cách nào? Thông thường có 2 hình thức 1 là tự làm; 2 là đấu thầu;
* Hình thức tự làm (VD: Cty tôi xây trụ sở nhà 7 tầng) là DN xây lắp nên Cty tôi quản lý dự án theo hình thức tự thực hiện; Khi ctrình thi công xong thực hiện bước quyết toán như sau:
- Căn cứ trên dự toán công trình, bóc tách KL, giá trị vật tư đi lấy hóa đơn (Đối với chi phí NVL,) Cố gắng lấy đủ hóa đơn, để chứng minh vật liệu đầu vào.
- Nhân công mình vẽ bảng lương, ngày công, HDLĐ ngắn hạn (theo luật lao động... gò số cho sát với CP nhân công theo dự toán.
Chi phí máy và các chi phí khác cũng vậy! Tìm chứng từ hợp lệ, hợp pháp...
Sau khi tập hợp chứng từ gốc đầy đủ, thì CĐT (Cty mình) phê duyệt quyết toán. Tăng TSCĐ mới là ctrình đó theo Quyết toán.
Trường hợp này chỉ có cơ quan thuế kiểm tra. Mà nguyên tắc của thuế ktra là hóa đơn gốc, và các chứng từ hợp lệ khác (TH xử lý nhân công thì phải đầy đủ theo quy định thanh toán của BTC là HDLĐ, bảng chấp công, bảng thanh toán lương ...) Là xong. Mình đã quyết toán và đã được cơ quan thuế chấp nhận .
Tất nhiên các thủ tục về nghiệm thu thí nghiệm vẫn thực hiện như bình thường.
* Đối với trường hợp chỉ thầu cho Cty con thì làm như sau:
Sau khi ký hợp đồng. Căn cứ trên dự toán ( hoặc HSĐX), thiết kế tập hợp chứng từ đầu vào như trường hợp vừa nêu. Sau đó tiến hành Qtoán với Cty mẹ. Khi quyết toán được Cty mẹ phê duyệt. Thì xuất hóa đơn theo giá trị Qtoán.
Trên đây là 1 số ý kiến của mình.!
2 hình thức này chỉ quyết toán với cơ quan thuế mà thôi, Ko phải qua Sơ ban ngành nao cả.
Các bạn cho ý kiến thêm.
 
E

education_evn

Guest
Có ai biết: Có văn bản nào hướng dẫn rõ về việc quyết toán công trình do Chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây lắp? Trong trường hợp này thì giá trị quyết toán công trình theo phương pháp áp dụng định mức+đơn giá nhà nước hay quyết toán theo chứng từ thực chi của kế toán? Xin mời góp ý giúp mình nhé!

Bộ tài chính có văn bản sau, anh xem thử coi: Qui định quyết toán công trình theo văn thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 09/08/2007 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn quyết toán công trình
 

Top