Kết cấu mặt đường BTXM

phamnham

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/3/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Tôi thiết kế mặt đường như thế này được không? (theo tôi là không được)
-[FONT=&quot] [/FONT]Lớp BTXM dày 25cm
-[FONT=&quot] [/FONT]Bên trên thảm bêtông nhựa dày 7cm
Theo tôi kết cấu áo đường như vậy là không được bởi vì mặt đường chủ yếu chịu lực xô ngang. Mà kết cấu như vậy thì dễ trượt (bong bật) vì không truyền được lực xuống dưới.
Mong các bạn trả lời giúp tôi (và giải thích cặn kẽ)
Tôi cảm ơn trước!
 

silkroad0203

Thành viên mới
Tham gia
12/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo mình thì bạn TK KCAD như vậy là không hợp lý. Sự làm việc của kết cấu tổng thể nền mặt đường sẽ không đồng nhất, lớp BTXM sẽ bị trượt trên lớp BTN. Bạn nên tìm đọc tiêu chuẩn 4054-2005 của ngành giao thông(22TCN4054-05) và cuốn TK đường oto tập hai của GS.Dương Học Hải NXB giáo dục để tìm hiểu thêm. Chúc bạn thành công!

TC 22TCN 211-06 là tiêu chuẩn TK mặt đường mềm. Còn nếu bạn muốn TK áo đường cứng thì theo TC thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223-95.
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Tôi thiết kế mặt đường như thế này được không? (theo tôi là không được)
-Lớp BTXM dày 25cm
-Bên trên thảm bêtông nhựa dày 7cm
Theo tôi kết cấu áo đường như vậy là không được bởi vì mặt đường chủ yếu chịu lực xô ngang. Mà kết cấu như vậy thì dễ trượt (bong bật) vì không truyền được lực xuống dưới.
Mong các bạn trả lời giúp tôi (và giải thích cặn kẽ)
Tôi cảm ơn trước!
Để biết kết cấu có đảm bảo chịu lực hay không bạn cần tiến hành kiểm toán kết cấu áo đường theo quy trình thiết kế áo đường mềm.

Thông thường với kết cấu mặt BNT, kết cấu lần lượt là:
- Lớp mặt BTN
- Lớp móng trên (base) bằng cấp phối đá dăm hạt nhỏ
- Lớp móng dưói (subase) bằng cấp phối đá dăm hạt lớn

Trong trường hợp phân kỳ đầu tư có thế làm lớp BTXM trước, sau đó thảm BTN lên cũng đảm bảo chịu lực (một số đoạn QL1a sử dụng kết cấu này)
 

phamnham

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/3/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Bạn làm TVGT. Vậy bạn có file kiểm toán kết cấu như trên không? (Nếu có thì có thể cho tôi tham khảo được không?)
 

hoangdai

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/5/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Theo tôi, kết cấu áo đường như vậy cũng chẳng có gì là không hợp lý cả. Vì cứ theo định nghĩa thì kết cấu áo đường là các lớp vật liệu xây dựng được sắp xếp theo thứ tự tạo nên kết cấu áo đường. Bạn cần phải kiểm toán kết cấu đó và đưa ra thuyết minh thuyết phục kết cấu đó. Mặt đường cứng có ưu điểm là khả năng chịu lực tốt, mặt đường mềm Astphan có ưu điểm về mặt mỹ thuật và công năng sử dụng, kết hợp được hai yếu tố này mà hợp lý thì còn gì bằng. Đâu có quy định nào cấm không có sự kết hợp đâu. Tôi có 2 file excel tính toán kiểm toán KCAĐ,(bảo bối đấy) PM tôi gửi cho bạn tham khảo nhé.
 

Jimmynguyen

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/12/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Tôi đồng ý với kiến của bạn hoangdai là không có gì là không hợp lý. Như chúng ta dã biết hiện nay tại một số vị trí mà nếu sử dụng KCAD mềm thì rất dễ bong bật, trồi trượt tạo nên bề mặt không bằng phẳng (nhấp nhô) gây mất mỹ quan và tạo cảm giác khó chịu cho người lái xe mà nguyên nhân chính của hiện tượng này là do lực hãm của xe ví dụ tại trạm kiểm soát giao thông của mấy bác CSGT (hay dừng xe kiểm tra), các điểm ra vào của bến xe, tại các trạm thu phí trên các tuyến GT...nếu quan sat các bác sẽ thấy rõ. Vì vậy mà người ta khắc phục bằng KC như bạn đã đề xuất như trên. Hiện nay trên QL1A đang sử dụng loại KC này cho các trạm phu phí. Vấn đề là bác phamnham có thuyết phục được CĐT hay không thôi.
 
H

hnlan

Guest
Hiện nay trên QL1A đang sử dụng loại KC này cho các trạm phu phí.

Tôi chưa thấy đoạn nào trên QL1A làm thế, bạn cho tôi 1 ví dụ cụ thể đi.
Thực ra với KCMĐ như bạn phamnhan đưa ra không lo hỏng do trượt vì nếu làm thế thì có nhiều cách, ví dụ như cào lớp BTXM để tạo nhám, rồi láng nhựa dính bám, sau đó mới thảm nhựa thì không lo. Nhưng có 1 điều mình đang suy nghĩ là: Nếu làm BTN là lớp sau thì nền BTXM coi như là vô cùng cứng (không xét về E nền ở đây vội), thì khi tải trọng xe tác dụng, lớp BTN sẽ võng xuống.
- Nếu bên dưới là KC áo đường mềm thì toàn bộ lớp KCMĐ sẽ võng xuống (hình dạng như cái chậu võng), và như thế sẽ không bị phá hủy kết cấu, mà kết cấu đó có tính đàn hồi nền sẽ phẳng lại một cách tương đối (cũng không xét tải trọng trùng phục ở đây).
- Nhưng ở đây dùng lớp dưới của BTN là BTXM, một tấm cứng thì không võng. như vậy dưới tác dụng của tải trọng xe, BTN võng xuống, chắc chắn sẽ gây rạn nứt và lồi lõm không đều trên bề mặt BTN, và sẽ bị hỏng nhanh hơn.
Cũng có nhiều công trình đi qua đoạn có lớp BTXM cũ thì cũng có nhiều quan điểm khác nhau, có người thì cứ rải bù vênh và rải nhựa hoàn thiện luôn, cũng có người thì cho bóc hết lớp mặt đường BTXM cũ đi rồi mới làm lớp BTN.
Còn vụ kiểm toán KC như vậy thì mình bó tay, chưa gặp trường hợp này bao giờ.
 

Jimmynguyen

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
15/12/08
Bài viết
20
Điểm thành tích
1
Tôi chưa thấy đoạn nào trên QL1A làm thế, bạn cho tôi 1 ví dụ cụ thể đi.
Trạm thu phí thuộc dự án mở rộng nâng cấp QL1A đoạn Hoà Cầm - Hoà Phước TP Đa Nẵng - Chủ đầu tư Cty Cp xây dựng công trình giao thông 545 ---> Bác có thể vào đó mà xem đang hoàn thiện đó.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.580
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tôi thiết kế mặt đường như thế này được không? (theo tôi là không được)
-Lớp BTXM dày 25cm
-Bên trên thảm bêtông nhựa dày 7cm
Theo tôi kết cấu áo đường như vậy là không được bởi vì mặt đường chủ yếu chịu lực xô ngang. Mà kết cấu như vậy thì dễ trượt (bong bật) vì không truyền được lực xuống dưới.
Mong các bạn trả lời giúp tôi (và giải thích cặn kẽ)
Tôi cảm ơn trước!

- Nếu bạn kiểm toán theo các điều kiện trong tiêu chuẩn thiết kế TCN 211-06 mà không đạt thì có nghĩa là không được.
- Còn theo bạn vấn đề ở đây là bong bật thì do chất lượng BTN không đảm bảo không có khả năng dính bám nên mặt đường không tạo thành một liên kết liền khối nên mới bị bong bật. Thông thường người ta vẫn thường thiết kế như vậy.
- Bạn có ý là không được, nhưng chưa giải thích tại sao không được? Còn chỉ nói chung chung như vậy e rằng khó giải thích cặn kẽ được, khi thi công người ta còn tưới nhựa thấm bám để đảm bảo độ dính.
- Nếu bạn lo sợ trường hợp BTN bị trượt trên tấm BTXM thì bạn nên kiểm toán điều kiện chịu cắt khi trượt tương tự như đối với nền đất.

Thực tế khi thiết kế mọi điều kiện kiểm toán đảm bảo thì hầu như là ra thực tế không có vấn đề gì nếu như thi công đúng theo tiêu chuẩn.
 
L

lestrong

Guest
Tôi thiết kế mặt đường như thế này được không? (theo tôi là không được)
-[FONT=&quot] [/FONT]Lớp BTXM dày 25cm
-[FONT=&quot] [/FONT]Bên trên thảm bêtông nhựa dày 7cm
Theo tôi kết cấu áo đường như vậy là không được bởi vì mặt đường chủ yếu chịu lực xô ngang. Mà kết cấu như vậy thì dễ trượt (bong bật) vì không truyền được lực xuống dưới.
Mong các bạn trả lời giúp tôi (và giải thích cặn kẽ)
Tôi cảm ơn trước!

Cũng như các ý kiến trên thì kết luận kết cấu măt đường như vậy đạt hay không thì phải qua kiểm toán các điều kiện chịu lực mới kết luận được.

Về kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng bê tông xi măng hiện nay trên QL 1A rất phổ biến, đặc điểm của loại mặt đừơng này là lớp BTXM đóng vai trò như lớp móng, với vai trò là lớp móng, nó không chịu tác dụng lực trực tiếp từ hoạt tải và khí hậu thời tiết.
Để đảm bảo độ dính bám giữa 2 lớp kết cấu BTXM và BTN, người ta thường rạch các vạch chéo trên bề mặt tấm BTXM mới đổ hoặc rãi đá có kích thước nhỏ (5-15cm) rồi đầm bàn chấn động sơ cho đá dính vào bê tông còn ướt.

Ưu điểm của loại mặt đường này: Khắc phục được nhược điểm của mặt đường BTXM đó là tạo êm thuận trong lưu thông, bão dưỡng được lớp BTXM do không chịu tác động trực tiếp của họat tải, khí hậu thời tiết. Tăng tuổi thọ công trình.
Nhược điểm là giá thành rất đắt.
 
H

hnlan

Guest
Ở đây mọi người mới bàn đến vấn đề kiểm toán trượt của BTN trên nền BTXM và khả năng chịu tác dụng của tải trọng và điều kiện thiên nhiên với các lớp kết cấu mà chưa nói về tính chuyển vị và độ võng của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng.
Như bài trả lời mình viết trước, dưới tác dụng của tải trọng thì kết cấu áo đường mềm và cứng có các ứng xử rất khác nhau.
- Với mặt đường cứng (BTXM) thì dưới tác dụng tải trọng, lực tác dụng trực tiếp lên diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường. mặt đường cứng sẽ truyền tải trọng đó xuống dưới, và điều kiện đất nền của loại mặt đường cứng là cũng phải E đủ lớn. Và độ võng của loại này là không có.
- Với mặt đường mềm, cả kết cấu áo đường làm việc theo kiểu mềm. Tức là dưới tác dụng của tải trọng, lớp kết cấu sẽ có độ võng nhất định.
Như vậy nếu dùng BTN bên trên BTXM thì chỉ có tác dụng là mặc lớp áo đẹp cho con đường, chứ chưa chắc đã khai thác đúng tính chất của lớp BTN. Vì dưới tác dụng của tải trọng, lớp BTN võng xuống, nhưng nó không võng đều xuống được , do bị lớp BTXM ngăn cản. Vậy thì có thể dự đoán là lớp BTN sẽ nứt, rạn... Kết luận tuổi thọ công trình tăng có đúng không đây?
 

anhthuxd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/5/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Ở đây mọi người mới bàn đến vấn đề kiểm toán trượt của BTN trên nền BTXM và khả năng chịu tác dụng của tải trọng và điều kiện thiên nhiên với các lớp kết cấu mà chưa nói về tính chuyển vị và độ võng của kết cấu dưới tác dụng của tải trọng.
Như bài trả lời mình viết trước, dưới tác dụng của tải trọng thì kết cấu áo đường mềm và cứng có các ứng xử rất khác nhau.
- Với mặt đường cứng (BTXM) thì dưới tác dụng tải trọng, lực tác dụng trực tiếp lên diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường. mặt đường cứng sẽ truyền tải trọng đó xuống dưới, và điều kiện đất nền của loại mặt đường cứng là cũng phải E đủ lớn. Và độ võng của loại này là không có.
- Với mặt đường mềm, cả kết cấu áo đường làm việc theo kiểu mềm. Tức là dưới tác dụng của tải trọng, lớp kết cấu sẽ có độ võng nhất định.
Như vậy nếu dùng BTN bên trên BTXM thì chỉ có tác dụng là mặc lớp áo đẹp cho con đường, chứ chưa chắc đã khai thác đúng tính chất của lớp BTN. Vì dưới tác dụng của tải trọng, lớp BTN võng xuống, nhưng nó không võng đều xuống được , do bị lớp BTXM ngăn cản. Vậy thì có thể dự đoán là lớp BTN sẽ nứt, rạn... Kết luận tuổi thọ công trình tăng có đúng không đây?
- Theo tôi khi kiểm toán mọi điều kiện đã thể hiện trong đó rồi nên nếu đã thoả mãn thì sẽ không xảy ra trường hợp như bạn nói.
- Nếu bạn đã đọc quyển thiết kế đường tập 2-GS.TS Dương Học Hải, chắc bạn cũng đã nghe qua về kết cấu ngược rồi, việc thiết kế như trên thì lớp BTXM có tác dụng như cái đe=>càng đảm bảo khả năng chịu lực cho kết cấu. Nếu việc thi công không đúng tiêu chuẩn thì mới xảy ra hiện tượng rạn nứt như bạn nói.
 
H

hnlan

Guest
Mình gửi các bạn mấy trang nói về loại mặt đường trên là BTN, dưới là BTXM (gọi là kết cấu áo đường phức hợp). Nói chung thì đây là loại đường dành cho đường cấp cao, mới thử nghiệm ở Mỹ. tuy nhiên bên dưới của lớp BTXM còn mấy lớp nữa, chứ không phải chỉ có 2 lớp như bạn phamnhan đã đưa ra. Đây là mình scan từ sách Thiết kế và công nghệ Xây dựng mặt đường ô tô dành cho học viên Cao học tại trường Giao thông. Các bạn tham khảo và thảo luận tiếp nhé. Trong đó có đưa ra mấy dạng của kết cấu áo đường phức hợp.
Mình xin tiếp thu tất cả các ý kiến trước của các bạn. Xin cảm ơn vì đó cũng là những điều cần xem xét về quan điểm thiết kế.
 

File đính kèm

  • Trang 19.tif
    116 KB · Đọc: 1.209
  • Trang 20.tif
    106,4 KB · Đọc: 715
  • Trang 21.tif
    60,3 KB · Đọc: 642

Trần Tính Hướng

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/2/09
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
bạn nào có thuyết minh kết cấu áo đường bê tông nhựa hạt thô thì có thể gửi cho mình xin một bản được ko. hiện nay mình đang rất cần,
xin cảm ơn nhiều nhé, có thể gửi qua mail cho mình nhé
tthuongidco@gmail.com
 

huethuong

Thành viên mới
Tham gia
16/8/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
"Theo tôi, kết cấu áo đường như vậy cũng chẳng có gì là không hợp lý cả. Vì cứ theo định nghĩa thì kết cấu áo đường là các lớp vật liệu xây dựng được sắp xếp theo thứ tự tạo nên kết cấu áo đường. Bạn cần phải kiểm toán kết cấu đó và đưa ra thuyết minh thuyết phục kết cấu đó. Mặt đường cứng có ưu điểm là khả năng chịu lực tốt, mặt đường mềm Astphan có ưu điểm về mặt mỹ thuật và công năng sử dụng, kết hợp được hai yếu tố này mà hợp lý thì còn gì bằng. Đâu có quy định nào cấm không có sự kết hợp đâu. Tôi có 2 file excel tính toán kiểm toán KCAĐ,(bảo bối đấy) PM tôi gửi cho bạn tham khảo nhé".
Ban cho minh xin file tinh toan do duong ko? Ban load len day nhe! Thanks!
 

future

Thành viên năng động
Tham gia
7/10/08
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
"Theo tôi, kết cấu áo đường như vậy cũng chẳng có gì là không hợp lý cả. Vì cứ theo định nghĩa thì kết cấu áo đường là các lớp vật liệu xây dựng được sắp xếp theo thứ tự tạo nên kết cấu áo đường. Bạn cần phải kiểm toán kết cấu đó và đưa ra thuyết minh thuyết phục kết cấu đó. Mặt đường cứng có ưu điểm là khả năng chịu lực tốt, mặt đường mềm Astphan có ưu điểm về mặt mỹ thuật và công năng sử dụng, kết hợp được hai yếu tố này mà hợp lý thì còn gì bằng. Đâu có quy định nào cấm không có sự kết hợp đâu. Tôi có 2 file excel tính toán kiểm toán KCAĐ,(bảo bối đấy) PM tôi gửi cho bạn tham khảo nhé".
Ban cho minh xin file tinh toan do duong ko? Ban load len day nhe! Thanks!
Mình nghỉ là không được, vì hai lớp này khi đi vào khai thác se làm việc không toàn khối sẻ nảy sinh bong bật. Và những người có kinh nghiệm đi trước đã thử nghiệm rồi, chắc chắn là "bể mánh" thôi!Không phải cái gì theo lí thuyết được là thực tiển được.Nếu bạn không tin hãy thử nghiệm một đoạn xem sao!
 

nguyenducsinh

Thành viên mới
Tham gia
11/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Mat duong btxm

Tôi đang thiết kế mặt đường như sau
- Gạch tự chèn kích thước 300x300x50
- Bê tông lót móng đá 4x6, M100, dày 10cm
- Nền cát san lấp đầm chặt k0,98 đối với 50cm trên cùng, E=30Mpa
Nếu yêu cầu tính toán thì tôi không biết tính như thế nào. Mặt đường phục vụ cho khu ở, tải trọng thiết kế 5T, tôi thấy theo 22TCN223-95 chỉ có kiểm toán mặt đường đường bằng tấm bê tông, nhưng không biết lấy lớp móng là lớp nào, lớp cát san lấp hay lớp Bê tông lót mong đá 4x6. Mong các bạn chỉ giùm
 

nguyenducsinh

Thành viên mới
Tham gia
11/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Mặt đường lát gạch tự chèn

Tôi đang thiết kế mặt đường như sau
- Gạch tự chèn kích thước 300x300x50
- Bê tông lót móng đá 4x6, M100, dày 10cm
- Nền cát san lấp đầm chặt k0,98 đối với 50cm trên cùng, E=30Mpa
Nếu yêu cầu tính toán thì tôi không biết tính như thế nào. Mặt đường phục vụ cho khu ở, tải trọng thiết kế 5T, tôi thấy theo 22TCN223-95 chỉ có kiểm toán mặt đường đường bằng tấm bê tông, nhưng không biết lấy lớp móng là lớp nào, lớp cát san lấp hay lớp Bê tông lót mong đá 4x6. Mong các bạn chỉ giùm
 
H

hnlan

Guest
Tôi đang thiết kế mặt đường như sau
- Gạch tự chèn kích thước 300x300x50
- Bê tông lót móng đá 4x6, M100, dày 10cm
- Nền cát san lấp đầm chặt k0,98 đối với 50cm trên cùng, E=30Mpa

Tôi thấy kết cấu của bạn đưa ra nghe kỳ kỳ, sao lại là "Gạch tự chèn" mà lại dùng cho ô tô chạy? hay là hè đường?
Nếu để kiểm toán thì lớp cát san lấp được coi là nền, lớp bê tông là móng. Nhưng theo mình bạn dùng đến 50cm cát san lấp mà để đạt K98 là hơi khó và đắt tiền, dùng đất đắp nền K98 là được rồi.
 

tran dinh giang

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
13/4/09
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tôi thiết kế mặt đường như thế này được không? (theo tôi là không được)
-Lớp BTXM dày 25cm
-Bên trên thảm bêtông nhựa dày 7cm
Theo tôi kết cấu áo đường như vậy là không được bởi vì mặt đường chủ yếu chịu lực xô ngang. Mà kết cấu như vậy thì dễ trượt (bong bật) vì không truyền được lực xuống dưới.
Mong các bạn trả lời giúp tôi (và giải thích cặn kẽ)
Tôi cảm ơn trước!
Ở nơi tôi công tác có làm loại mặt đường này rồi. Bạn có biết kết quả như thế nào không?
Mặt đường thảm chưa được 3 tháng mà đã bị nứt. Mong các bạn đừng có ý nghĩ đó nữa. Và mình cũng gửi các bạn file này để các bạn tham khảo
 

Top