Bài 1: Cấu trúc của một chương trình C++

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Một trong những cách tốt nhất để học một ngôn ngữ lập trình là viết một chương trình. Đây là chương trình đầu tiên (sau đó chúng ta sẽ viết phần mềm dự toán, phần mềm lập tổng mức đầu tư...):

Bai1-laptrinh-c.jpg

Đó là đoạn chương trình đầu tiên mà hầu hết những người học lập trình viết và kết quả là viết câu "Hello, Giaxaydung.vn" ra màn hình máy tính. Đây là chương trình đơn giản nhưng đã bao gồm những phần cơ bản mà mọi chương trình viết C++ có. Hãy xem xét từng dòng:
// my first program in C++
Đây là dòng chú thích, được các lập trình viên dùng để viết ghi chú, mô tả hay giải thích về mã nguồn của chương trình. Dòng chú thích bắt đầu bằng hai dấu sổ (//) và không ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình. Trong trường hợp này, dòng chú thích là một giải thích ngắn gọn: Đây là chương trình đầu tiên của tôi trong C++.
#include <iostream.h>
Các câu bắt đầu bằng dấu (#) được dùng cho preprocessor (tiền xử lý). Chúng không phải là những dòng mã thực hiện nhưng được dùng để báo hiệu cho trình dịch. Câu lệnh #include <iostream.h> báo cho trình dịch biết cần phải "include-bao gồm" thư viện iostream. Đây là một thư viện vào ra cơ bản trong C++ và nó phải được "include-bao gồm" vì nó sẽ được dùng trong chương trình. Đây là cách cổ điển để sử dụng thư viện iostream.
int main ()
Dòng này tương ứng với phần bắt đầu khai báo hàm main. Hàm main là điểm mà tất cả các chương trình C++ bắt đầu thực hiện mà không phụ thuộc vào vị trí của hàm này (ở đầu, cuối hay ở giữa của mã nguồn). Nội dung của nó luôn được thực hiện đầu tiên khi chương trình bắt đầu. Mọi chương trình C++ đều phải tồn tại một hàm main.
Theo sau main là một cặp ngoặc đơn bởi vì nó là một hàm. Trong C++, tất cả các hàm theo sau là một cặp ngoặc đơn () thì có thể có hoặc không có tham số (không bắt buộc). Nội dung của hàm main tiếp ngay sau phần khai báo chính thức được bao trong các ngoặc nhọn ( { } ) như trong đoạn chương trình của chúng ta đang phân tích:
cout << "Hello, Giaxaydung.vn";
Dòng lệnh này làm việc quan trọng nhất của chương trình. Cout là một dòng (stream) output chuẩn trong C++ được định nghĩa trong thư viện iostream và những gì mà dòng lệnh này làm là gửi chuỗi kí tự "Hello, Giaxaydung.vn" ra màn hình.
Chú ý rằng dòng này kết thúc bằng dấu chấm phẩy (;). Kí tự này được dùng để kết thúc một lệnh và bắt buộc phải có sau mỗi lệnh trong chương trình C++ (một trong những lỗi phổ biến nhất của những lập trình viên C++ là quên mất dấu chấm phẩy).
return 0;
Lệnh return kết thúc hàm main và trả về mã đi sau nó, trường hợp này là 0. Đây là một kết thúc bình thường của một chương trình không có một lỗi nào trong quá trình thực hiện. Bạn sẽ thấy trong các ví dụ tiếp theo, đây là cách phổ biến nhất để kết thúc một chương trình C++.
Chương trình được cấu trúc thành những dòng khác nhau để nó trở nên dễ đọc hơn nhưng hoàn toàn không phải bắt buộc phải làm vậy. Ví dụ, thay vì viết
int main ()
{
cout << " Hello, Giaxaydung.vn";
return 0;
}

ta có thể viết:
int main () { cout << "Hello, Giaxaydung.vn"; return 0; }
đều cho cùng một kết quả như nhau.
Trong C++, các dòng lệnh được phân cách bằng dấu chấm phẩy ( ;). Việc chia chương trình thành các dòng chỉ nhằm để dễ đọc hơn.
Các chú thích được các lập trình viên sử dụng để ghi chú hay mô tả trong các phần của chương trình. Trong C++ có hai cách để chú thích
// Chú thích theo dòng
/* Chú thích theo khối */

Chú thích theo dòng bắt đầu từ cặp dấu xổ (//) cho đến cuối dòng. Chú thích theo khối bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ và có thể bao gồm nhiều dòng. Chúng ta sẽ thêm các chú thích cho chương trình:
Bai1-laptrinh-c2.jpg

Nếu bạn viết các chú thích trong chương trình mà không sử dụng các dấu //, /* hay */, trình dịch sẽ coi chúng như là các lệnh C++ và sẽ hiển thị các lỗi.

Bài tập:
1. Viết chương trình xuất ra màn hình câu: "Toi hoc lap trinh C++ voi giaxaydung.vn de tao them co hoi cho minh" và 1 câu khác trên 1 dòng khác "chinh phuc xe hoi". Trong đó phải có các chú thích cụ thể đoạn nào làm gì.

2. Viết chương trình xuất ra màn hình tam giác có dạng

Bai1-laptrinh-c5.jpg


Các bài tập này giúp các bạn làm quen với môi trường lập trình thôi. Để giỏi và tốt hơn thì các bạn tự nghĩ thêm bài tập cho mình nhé.

Ks. Nguyễn Thế Anh, tổng hợp và biên tập.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Có thể bạn hỏi rằng viết đoạn chương trình trên vào đâu

TA đã mua bộ Microsoft Visual Studio 6.0 và cài vào máy tính (để nghiên cứu bạn có thể tải phần mềm ở bài sau hoặc chương trình Code block hoàn toàn miễn phí ở đây), sau khi cài đặt TA khởi động Microsoft Visual C++ 6.0 và thử viết đoạn chương trình ở bài trên như hình sau:

Bai1-laptrinh-c3.jpg


Sau khi bấm vào nút Execute Program (hoặc Ctrl + F5) sẽ thấy màn hình như hình sau:
Bai1-laptrinh-c4.jpg


Thật là đơn giản, dễ hiểu phải không bạn ? Tiếp tục nghiên cứu cùng TA nhé, bạn có cơ hội tham gia một dự án lớn cùng TA đấy, cho dù bạn có ở cách xa vạn dặm, chúng ta cùng làm phẳng thế giới, làm phẳng ngành xây dựng Việt Nam như bài viết này: http://www.giaxaydung.vn/diendan/dinh-huong-chia-se-tam-su-nghe-nghiep/164-gioi-la-phang.html
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Đây là Video hướng dẫn thực hành bài trên:

[YOUTUBE]K5HdaQ5b9cQ?fs[/YOUTUBE]​
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top