Bài thực hành Cad số 1

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chúng ta cùng thực hành vẽ hình sau:

Baiso1_h1.jpg

Chúng ta sẽ dùng AutoCad để vẽ lưới trục tọa độ nói trên với phương trục hoành có chiều dài 21 đơn vị, trục tung có chiều 17 đơn vị. Đơn vị hoành độ về phía tọa độ dương là 10, âm là -11; tung độ xuống phía âm là -7 và lên phía dương là 10. Thực hành bài tập này giúp bạn củng cố cách sử dụng các lệnh và chế độ vẽ như sau:
- Line
- Offset
- Donut
- Mtext
- Copy
- Edit
- Chế độ vẽ bắt điểm OSNAP và cách bắt điểm Endpoint, Intersection; chế độ vẽ ORTHO.

Khởi động AutoCad, bỏ qua một số thủ tục thiết lập môi trường vẽ ban đầu, bắt với bài thực hành:

1. Chế độ vẽ Ortho (bật / tắt chế độ vẽ này bằng cách nhấn phím F8)

- Ortho là chế độ vẽ có tầm quan trọng bậc nhất trong AutoCad. Khi chế độ Ortho bật bạn chỉ vẽ được các đường theo phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng (trừ trường hợp dùng chế độ bắt điểm). Khi tắt chế độ này bạn sẽ vẽ đường thằng có phương tự do.
- Chế độ Ortho bật giúp thực hiện các chế độ vẽ cần tìm điểm thứ hai mà không cần nhập tọa độ điểm đó, chỉ cần nhập khoảng cách theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng, điều này giúp tăng tốc độ vẽ. Trong bài này chúng ta bật chế độ Ortho (bạn ấn F8 và nhìn thấy nút Ortho ở dưới màn hình lồi lên, lõm xuống).

2. Vẽ trục hoành của hệ trục tọa độ trong hình trên

B1. Gõ lệnh L, kích chuột bất kỳ vị trí nào đó để chọn điểm thứ nhất
B2. Kéo chuột về phía bên phải điểm vừa kích, nhập khoảng cách 21, nhấn phím Space bạn sẽ có đoạn thẳng dài 21 đơn vị (nếu không dùng Ortho bạn sẽ phải nhập tọa độ điểm thứ 2 là (0,21) -> rõ ràng lâu hơn nhiều).
Dân vẽ chuyên nghiệp thường dùng tay trái gõ lệnh và tay phải di chuột. Cad hỗ trợ nhấn phím Space (bằng nhấn Enter) để khỏi phải vươn tay trái nhiều khi thao tác lệnh.

3. Sử dụng lệnh Offset để tạo các đường theo phương ngang cách nhau 1 đơn vị

B1. Gõ lệnh O (offset), nhập vào khoảng cách là 1, nhấn Space
B2. Dòng lệch nhắc Select object to offset hiện ra, kích chuột vào đường vừa tạo rồi kích về một trong hai phía: kích chuột lên phía trên ta sẽ có các đường trên tung độ dương nằm ngang nằm cách đường cũ 1 đơn vị, kích chuột xuống phía dưới sẽ được các đường trên tung độ âm. Mỗi lần offset lại kích vào đường vừa tạo ra mới nhất rồi kích tiếp về phía định offset.

4. Vẽ các đường theo phương đứng

- Có thể vẽ từ đường ngoài cùng bên trái có hoành độ là -11
- Để vẽ đường này chúng ta sử dụng chế độ bắt điểm Endpoint. Giả sử không có chế độ bắt điểm chúng ta phải tìm kiếm và nhập tọa độ chính xác của một điểm khi vẽ. Các nhà lập trình AutoCad nhận thấy điều bất tiện này và đã viếc cho Cad hỗ trợ chế độ giúp chúng ta “tóm” được các điểm đầu, cuối của một đường (gọi là bắt điểm Endpoint). Ngoài ra còn các chế độ bắt điểm giữa, điểm giao cắt, điểm tâm, một phần tư đường tròn… chúng ta sẽ thực hành sau.
- Nhấn phím F3 để bật (tắt) chế độ bắt điểm (OSNAP). Có thể nói 2 phím F8 và F3 tương ứng với việc bật tắt của 2 chế độ vẽ ORTHO và OSNAP là hai phím rất hay được sử dụng.

B1. Gõ lệnh L
B2. Di chuột đến sát phần cuối của đường nằm ngang dưới cùng (đường đi qua tung độ -7) khi đó sẽ xuất hiện một ô vuông màu vàng chụp lấy điểm cuối của đường này và kích chuột.
B3. Di chuột đến sát điểm cuối của đường đi qua tung độ +10 rồi kích, bạn sẽ có đường nằm theo phương trục tung ở ngoài cùng.
B4. Thực hiện lại lệnh Offset để tạo tất cả các đường theo phương trục tung.

Lúc này chúng ta có hình sau:

Baiso1_h2.jpg

5. Sử dụng lệnh Mtext để tạo các chữ số cho hoành độ và tung độ (tham khảo lại lý thuyết sử dụng lệnh Mtext của ViTieuBao và Osinviet):

B1. Gõ Mt vẽ một hình chữ nhật nhỏ (ước lượng sao cho đủ chứa ký tự cần tạo), gõ 0 vào ô gõ text, chỉnh sửa cỡ, font chữ cho vừa và kết thúc lệnh Mtext.
B2. Gõ C (hoặc Co, Copy), chọn ký tự 0 vừa tạo ra, ấn Space, gõ vào M để chọn chế độ Copy đối tượng nhiều lần (Multiple).
B3. Đưa chuột về bên phải (với chế độ ORTHO đang bật) lần lượt nhập khoảng cách từ điểm gốc lần lượt là 1, 2, … 9 mỗi lần nhập một lần nhấn Space, tiếp theo đó làm tương tự lia chuột về bên trái gốc tọa độ, lên trên và xuống dưới và nhập các khoảng cách vào sẽ sao chép được text tại các điểm tọa độ (đây là một lệnh liên hoàn không chấm dứt lệnh cho đến việc lần sao chép cuối cùng, ta thấy rõ hiệu quả của ORTHO ở đây). Có nhiều cách để thực hiện việc này ví dụ như dùng lệnh Array...
B4. Gõ lệnh Edit lần lượt kích vào các text để sửa lại cho đúng con số ta sẽ được các điểm tọa độ hoàn chỉnh.

6. Sử dụng lệnh Donut để vẽ các điểm tọa độ A, B, C, D

B1. Gõ Do nhập vào 0, nhấn Space, nhập tiếp vào 0,5 nhấn Space
B2. Di chuột đến gần điểm A (8,7) khi thấy chế độ bắt điểm Intersection hiện ra thì kích chuột.
B3. Tương tự vẽ các điểm B (9,5), C(-10,-6) và D(-5,9).
B4. Dùng lệnh copy để copy text tới các điểm này và sửa lại thành ký tự A, B, C, D tương ứng. Tương tự đối với ký tự x, y.
Để vẽ mũi tên chúng ta có nhiều cách (vẽ Polygon hoặc vẽ tam giác rồi tô hatch...) sẽ nghiên cứu sau. Nhớ ghi bản vẽ lại để sử dụng cho bài thực hành sau.

Trên đây chúng ta vừa làm xong một bài tập thực hành vẽ lưới trục tọa độ. Qua bài này các bạn đã rèn luyện được một số lệnh và khái niệm cơ bản. Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng lưới trục này để vẽ một số hình đơn giản làm nền cho việc triển khai dần sang việc đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật và đo bóc tiên lượng phục vụ cho công tác lập dự toán.

Bài viết được sáng tác trong điều kiện eo hẹp về thời gian, hẳn còn nhiều sai sót. Mong nhận được các thảo luận, góp ý để hoàn thiện hơn trong các bài sau.

Ks. Nguyễn Thế Anh
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mở rộng bài thực hành số 1

Chúng ta triển khai vẽ hình lục giác trên lưới trục tọa độ vừa thiết lập:

Baiso1_h3.jpg

Qua đó chúng ta sẽ nghiên cứu một số vấn đề sau:
-Thiết lập cách bắt điểm Intersection (điểm giao cắt giữa các đối tượng)
-Sử dụng lệnh area để đo diện tích hình vẽ (rất hữu ích cho đo bóc tiên lượng)

1. Thiết lập chế độ bắt điểm:

AutoCad hỗ trợ nhiều chế đố bắt điểm, trong đó TA thường dùng các chế độ sau:
1)Endpoint – bắt điểm cuối của các đường.
2)Midpoint - bắt điểm giữa của các đường.
3)Center – bắt tâm của đường tròn, cung tròn, elip, đa giác
4)Perpendicular – bắt điểm tạo thành đường vuông góc
5)Quadrant – bắt điểm ¼ cung của đường tròn, cung tròn..
6)Intersection – bắt điểm giao cắt giữa các đường
7)Nearest – bắt điểm có khoảng cách gần nhất với chuột của đối tượng.
8)Tangent – bắt điểp tiếp tuyến của các đường, cung tròn.

- Để thiết lập chế độ bắt điểm, bạn kích phải chuột vào nút OSNAP ở dưới đáy màn hình, chọn settings.
- Trong hộp thoại hiện ra, phần Object Snap kích chọn chế độ bắt điểm cần thiết và nhấn OK.
Thường dân chuyên nghiệp không chọn tất cả các chế độ bắt điểm (nhiều lúc bắt nhạy quá lại trở thành bất tiện). Tùy theo tính chất bản vẽ và thời điểm vẽ mà chọn một vài chế độ bắt điểm cho phù hợp, trong khi vẽ luôn sử dụng phím F3 để tắt / bật chế độ bắt điểm khi cần thiết. Ở bài tập này ngoài các chế độ bắt điểm mặc định chúng ta chọn thêm chế độ bắt điểm giao cắt.

2. Dùng lệnh line và phương pháp băt điểm Intersection để vẽ hình lục giác

B1. Gõ lệnh L, di chuột đến sát điểm có tọa độ (4,1) và kích chuột, chế độ bắt điểm Intersection với hình dấu nhân màu vàng hiện ra cho phép bắt chính xác điểm đó làm điểm vẽ xuất phát.
B2. Tiếp tục di chuột kích lần lượt kích vào (gần sát) các điểm tiếp theo (2,4), (-2,4)… cuối cùng khéo kín trở về (4,1) ta sẽ được hình bát giác.

3. Dùng lệnh area và phương pháp bắt điểm Endpoint để tính diện tích hình lục giác vừa vẽ

B1. Gõ area, gõ space
B2. Dòng chữ Specify first corner point or... hiện ra, bạn kích điểm (4,1) lúc này do đã có các đường nên chế độ bắt điểm Endpoint sẽ ưu tiên trước. Để ý rằng bạn chỉ hơi nhích chuột một chút chế độ bắt điểm sẽ thay đổi (hữu ích khi bạn đang muốn bắt chế độ vuông góc mà cứ hiện ra chế độ bắt điểm cuối chẳng hạn). Cứ như vậy chỉ các điểm (2,4), (-2,4) lần lượt cho đến khi khép kín về điểm (4,1), ấn Enter sẽ có Area = 36.0000, Perimeter = 24.1554 (đó là diện tích và chu vi của hình lục giác).
Ứng dụng lệnh area này trong nhiều trường hợp có thể xác định nhanh và chính xác diện tích mặt bằng, sàn, bề mặt dầm, ván khuôn… Với bản vẽ theo lối IZO về tỷ lệ sẽ rất thuận lợi cho người thực hiện do bóc tiên lượng.

4. Dùng lệnh pol để vẽ hình tam giác làm đầu mũi tên của các trục x và y
Vấn đề này khá đơn giản, mời các bạn xem lại bài lý thuyết của TieuBao và Osinviet để tự vẽ các hình này.

Chúng ta vừa thực hành bài vẽ hệ trục tọa độ bạn có thể nhìn thấy trực quan. Muốn làm chủ AutoCad các bạn đừng nghĩ một vấn đề gì cao siêu làm ảnh hưởng tâm lý, cần nghĩ AutoCad là một tờ giấy vẽ trên bàn với nhiều công cụ trợ giúp vẽ hiện đại, trên tờ giấy vẽ có một hệ tọa độ ảo đặt ở góc trái bên dưới (tưởng tượng ra hệ trục tọa độ này). Với việc chỉ ra các điểm cần vẽ hợp lý trên tờ vẽ giấy đó là bạn có bản vẽ như ý.

Khi TA viết bài thực hành này trong máy không cài AutoCad, không cần mở Cad để kiểm nghiệm lại lệnh (các hình vẽ được cắt từ file pdf Toán lớp 7 của UK, phần trục tọa độ do Ms Hamo gửi tặng). Các bạn hãy thử xem bài hướng dẫn có đúng không nhé? Sở dĩ làm được như vậy vì một phần đã nhớ sâu các lệnh, nhưng một phần là làm chủ chương trình và tưởng tượng ra. Các bạn hãy tập để chủ động sao cho vẽ được các hình đơn giản trong đầu mà không cần chương trình AutoCad, các bạn sẽ làm được hơn như thế. Chúc các bạn thành công.

Ks. Nguyễn Thế Anh
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top