Bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu liên danh

  • Khởi xướng laohatien
  • Ngày gửi
L

laohatien

Guest
Công ty tôi vừa đấu thầu xong một gói thiết bị (khá lớn đấy), nhà thầu liên danh trúng thầu, bây giờ đang đàm phán hợp đồng. Tôi muốn hỏi với nhà thầu liên danh, bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc phải nêu tên tất cả các thành viên liên danh hay chỉ cần có tên người đứng đầu liên danh? Tôi muốn hỏi luật, nghị định hay tài liệu nào quy định bảo đảm thực hiện hợp đồng của liên danh dự thầu? Xin cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Công ty tôi vừa đấu thầu xong một gói thiết bị (khá lớn đấy), nhà thầu liên danh trúng thầu, bây giờ đang đàm phán hợp đồng. Tôi muốn hỏi với nhà thầu liên danh, bảo đảm thực hiện hợp đồng có bắt buộc phải nêu tên tất cả các thành viên liên danh hay chỉ cần có tên người đứng đầu liên danh? Tôi muốn hỏi luật, nghị định hay tài liệu nào quy định bảo đảm dự thầu của liên danh thực hiện hợp đồng? Xin cảm ơn.

Theo Luật Đấu thầu thì nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực. Trong tình huống trên nhà thầu trúng thầu là 1 liên danh nên liên danh phải có trách nhiệm thực hiện bảo lãnh hợp đồng.
Khi nhà thầu liên danh tham dự đấu thầu, trúng thầu và ký kết hợp đồng với bên giao thầu thì quyền và nghĩa vụ của từng nhà thầu trong liên danh sẽ được xác định theo thoả thuận liên danh giữa các nhà thầu và theo hợp đồng ký kết với bên giao thầu
Cũng giống như bảo lảnh dự thầu, mình nghĩ bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng phải được các bên trong liên danh thống nhất trong hợp đồng liên danh. Có thể nhà thầu đứng đầu liên danh chịu trách nhiệm nộp BLHTHĐ cho toàn bộ gói thầu hoặc từng thành viên nộp BLTHHĐ tương ứng với phần khối lượng đảm nhận.
Nếu trong tình huống của bác liên danh chưa phân công việc thực hiện bảo lãnh hợp đồng thì trong bước thương thảo hợp đồng bác nêu ý này vào và yêu cầu các bên trong liên danh thực hiện việc bảo lảnh thực hiện hợp đồng theo quy định.
 
L

laohatien

Guest
Cảm ơn bác, gói này chỗ tôi theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, một liên danh bao gồm 1 ông nhà thầu VN với 1 ông nhà thầu nước ngoài. Bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu yêu cầu phải có tên của 2 ông liên danh thì không vấn đề gì, nhưng bây giờ đang muốn túm đầu 1 ông VN làm bảo đảm cho gọn nhẹ mà chưa biết có hợp lệ không.
 
H

happy

Guest
đang muốn túm đầu 1 ông VN làm bảo đảm cho gọn nhẹ mà chưa biết có hợp lệ không.

Về bản chất thì bảo đảm thực hiện hợp đồng là 1 cam kết (bằng tiền) của nhà thầu để cam kết sẽ thực hiện theo đúng các nội dung của hợp đồng đã ký kết.

Nếu nhà thầu không thực hiện thì đương nhiên thu bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Đối Liên danh các nhà thầu cùng thực hiện 1 hợp đồng thì có nhiều cách bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Có thể bảo đảm theo phần công việc mà các nhà thầu sẽ thực hiện (quy ra tiền)...

Nhưng có 1 vấn đề xảy ra: nếu nhà thầu A (trong liên danh nhà thầu A, B, C) mà không hoàn thành nhiệm vụ, tức là không tiếp tục thực hiện công việc mà đáng ra họ phải làm trong hợp đồng...

Như vậy nhà thầu B và C không có lỗi. Nhưng kết quả của hợp đồng (hay rộng hơn là của dự án) là bằng 0. Theo các bác nên xử lý thế nào đây???


Vấn đề mấu chốt nhất chính là HỢP ĐỒNG LIÊN DANH của các nhà thầu phải rõ ràng, đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm và đặc biệt phải ghi đích danh cho phần công việc sẽ ký hợp đồng với Chủ đầu tư...

Lúc đó nhà thầu nào vi phạm thì cứ chiểu theo hợp đồng mà xử lý....

Các bác bình luận tiếp nhé. Có cách nào để CĐT nắm đằng chuôi không?
 
L

lestrong

Guest
@ laohatien: Hãy đặt điều khỏan về việc thực hiện bảo lảnh thực hiện hợp đồng lên bàn đàm phán thương thảo hợp đồng, em nghĩ đấy là 1 yêu cầu chính đáng ko trtái pháp luật. Thay vì 2 nhà thầu thực hiện bảo đảm thì nhà thầu nước ngoài kia lấy phần tiền BLTHHĐ của mình giao lại cho nhà thầu trong nước thực hiện BLTHHĐ cho toàn bộ gói thầu là như nhau, các nhà thầu lúc đó làm cái hợp đồng về việc thỏa thuận nộp BLTHHĐ để ràng buộc nhau thế là xong.

@ happy:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, một nhà thầu trong liên danh đơn phương đề nghị huỷ hợp đồng với bên giao thầu mà không do các nguyên nhân thuộc về bên giao thầu thì bên giao thầu có quyền thu tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và làm thủ tục hủy hợp đồng. Việc huỷ hợp đồng thực hiện theo quy định tại điều 425 Luật Dân sự và theo thỏa thuận hợp đồng.

- Đối với phần công việc của hợp đồng bị từ chối thực hiện do hủy hợp đồng, bên giao thầu có thể giao lại cho nhà thầu khác trong liên danh nếu nhà thầu này có nguyện vọng và đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoặc tổ chức lựa chọn một nhà thầu khác để thực hiện phần việc này. Trong cả hai trường hợp, chủ đầu tư­ cần báo cáo ngư­ời có thẩm quyền phê duyệt lại kết quả đấu thầu và ký kết lại hợp đồng giao nhận thầu.
 
H

happy

Guest
@ happy:

- Đối với phần công việc của hợp đồng bị từ chối thực hiện do hủy hợp đồng, bên giao thầu có thể giao lại cho nhà thầu khác trong liên danh nếu nhà thầu này có nguyện vọng và đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoặc tổ chức lựa chọn một nhà thầu khác để thực hiện phần việc này.

Ngoài lề một chút:

Lấy ví dụ như thế này: Trong tổng thầu EPC (hoặc là xây lắp bình thường cũng được), nhà thầu A (là nhà thầu nước ngoài) liên danh với nhà thầu B (là nhà thầu tỏng nước); trong đó nhà thầu A là cung cấp thiết bị (chính là nhà thầu chính) còn nhà thầu B thực hiện việc lắp đặt, vận chuyển thiết bị...

Rõ ràng rằng nhà thầu A đã chọn nhà thầu B làm đối tác (liên danh) để cùng thực hiện công việc cho CĐT.

Nhưng vì 1 lý do nào đó mà nhà thầu B lại từ chối thực hiện sau khi đã vận chuyển hàng hóa thiết bị về công trường (địa điểm lắp đặt của CĐT). Lúc đó CĐT xử lý như thế nào? Nhà thầu A có chịu trách nhiệm gì chung không?
CĐT lại là người thiệt thòi à (vì công trình chậm tiến độ)? Lúc đó lại không túm được ông có tóc thì cũng thiệt thòi nhỉ???:D
 
L

lestrong

Guest
Ngoài lề một chút:

Lấy ví dụ như thế này: Trong tổng thầu EPC (hoặc là xây lắp bình thường cũng được), nhà thầu A (là nhà thầu nước ngoài) liên danh với nhà thầu B (là nhà thầu tỏng nước); trong đó nhà thầu A là cung cấp thiết bị (chính là nhà thầu chính) còn nhà thầu B thực hiện việc lắp đặt, vận chuyển thiết bị...

Rõ ràng rằng nhà thầu A đã chọn nhà thầu B làm đối tác (liên danh) để cùng thực hiện công việc cho CĐT.

Nhưng vì 1 lý do nào đó mà nhà thầu B lại từ chối thực hiện sau khi đã vận chuyển hàng hóa thiết bị về công trường (địa điểm lắp đặt của CĐT). Lúc đó CĐT xử lý như thế nào? Nhà thầu A có chịu trách nhiệm gì chung không?
CĐT lại là người thiệt thòi à (vì công trình chậm tiến độ)? Lúc đó lại không túm được ông có tóc thì cũng thiệt thòi nhỉ???:D

Sao lại ko núm được? Hợp đồng kinh tế ràng buộc các bên rồi. Vì 1 lý do nào đó anh ko thực hiện HĐ thì anh phải chịu phạt tiền do chậm tiến độ, do phải lưu kho bãi, bảo dưỡng,...Còn trách nhiệm của nhà thầu A, mình nghĩ mọi thứ đều phải lấy hợp đồng ra để xử lý, đấy là hợp đồng giao nhận thầu giữa bên giao thầu (CDT) với bên nhận thầu (nhà thầu), hợp đồng liên danh giữa A và B. (tương ứng với phần trách nhiệm của mỗi bên trong HĐ)
 
H

happy

Guest
Sao lại ko núm được? Hợp đồng kinh tế ràng buộc các bên rồi. Vì 1 lý do nào đó anh ko thực hiện HĐ thì anh phải chịu phạt tiền do chậm tiến độ, do phải lưu kho bãi, bảo dưỡng,...Còn trách nhiệm của nhà thầu A, mình nghĩ mọi thứ đều phải lấy hợp đồng ra để xử lý, đấy là hợp đồng giao nhận thầu giữa bên giao thầu (CDT) với bên nhận thầu (nhà thầu), hợp đồng liên danh giữa A và B. (tương ứng với phần trách nhiệm của mỗi bên trong HĐ)


Đồng ý là phạt, nhưng nếu em là chủ đầu tư thì em không cần phạt, mà chỉ cần các nhà thầu thực hiện đúng tiến độ thôi. Ý của em là làm sao túm được nhà thầu nước ngoài cơ. Chứ chờ phạt hợp đồng - chưa được vạ mà má đã sưng...
Trách nhiệm của nhà thầu A (nhà thầu nước ngoài) trong việc chọn nhà thầu liên danh B (nhà thầu trong nước) tới đâu?
 
M

MrHienNo1

Guest
Ngoài lề một chút:

Lấy ví dụ như thế này: Trong tổng thầu EPC (hoặc là xây lắp bình thường cũng được), nhà thầu A (là nhà thầu nước ngoài) liên danh với nhà thầu B (là nhà thầu tỏng nước); trong đó nhà thầu A là cung cấp thiết bị (chính là nhà thầu chính) còn nhà thầu B thực hiện việc lắp đặt, vận chuyển thiết bị...

Rõ ràng rằng nhà thầu A đã chọn nhà thầu B làm đối tác (liên danh) để cùng thực hiện công việc cho CĐT.

Nhưng vì 1 lý do nào đó mà nhà thầu B lại từ chối thực hiện sau khi đã vận chuyển hàng hóa thiết bị về công trường (địa điểm lắp đặt của CĐT). Lúc đó CĐT xử lý như thế nào? Nhà thầu A có chịu trách nhiệm gì chung không?
CĐT lại là người thiệt thòi à (vì công trình chậm tiến độ)? Lúc đó lại không túm được ông có tóc thì cũng thiệt thòi nhỉ???:D
Rõ ràng là khi liên danh thì CĐT phải chọn ra một nhà thầu có đủ năng lực là nhà thầu chính. Điều đó là CĐT chỉ làm việc trực tiếp với nhà thầu chính (A)
Giữa A và B liên danh thì đã ký kết hợp đồng rồi.Đương nhiên nhà thầu B phải chịu phạt theo điều khoản ký kết với A và bồi thường do lỗi mà B gây ra.(Bên nào sai bên ấy chịu)
Còn A sẽ bị CĐT phạt nếu không hoàn thành đúng như hợp đồng đã ký.
Việc ví dụ của bạn tóm lại là:
-Nhà thầu A phải chịu trách nhiệm trước CĐT vì không làm đúng như hợp đồng đã cam kết (Chậm tiến độ)
-Nhà thầu B bị phạt vì không hoàn thành như hợp đồng đã ký. Còn nếu B ký với A mà không có điều khoản lắp đặt thiết bị thì đương nhiên B ko sai.:D:D
 
E

eran

Guest
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Bid bond) là một cách thức để bảo vệ lợi ích phía Chủ đầu tư trong hợp đồng..

Vậy thì phải chú ý đến lợi ích của Chủ đầu tư trong khi xem sét về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Hai hình thức chính của bảo lãnh:
+ Bằng tiền của nhà thầu nộp cho chủ đầu tư;
+ Bẳng bảo lãnh của một ngân hàng.

Xét về lợi ích của Chủ đầu tư thì không cần quan tâm ai là leader trong một liên danh, thành viên nào có lỗi.... điều đó là chuyện giêng của Nhà thầu... Chỉ biết nếu Nhà thầu vi phạm huỷ hợp đồng thì chiếu theo điều kiện hợp đồng mà đồi bồi thường bằng từ tiền bảo lãnh nộp bởi Nhà thầu hoặc trực tiếp đòi từ Ngân hàng phát hành bảo lãnh.

Chủ đầu tư cần cân nhắc về cầu tư của Bid bond để đảm bảo việc đòi tiền được từ Ngân hàng.

Và một vấn đề nữa là thông lệ quôc tế không có chuyện bên này phạt bên kia trong hợp đồng mà là việc đòi bồi thường thiệt hại thì đúng hơn.
 
Last edited by a moderator:
L

laohatien

Guest
Xin cảm ơn tất cả các bác.
Phương án cuối cùng là bảo đảm phải có tên của tất cả các thành viên liên danh. Em đưa ra chủ đề này để trao đổi, học hỏi các bác đi trước và xem còn cách nào hay hơn nữa không, vì khổ nỗi luật không quy định cụ thể nên nhiều khi khó khăn cho việc thực hiện, không biết là có cấm hay không cấm.
 
H

happy

Guest
bảo đảm phải có tên của tất cả các thành viên liên danh

Lão hà tiện nhầm rồi.

Trong bảo đảm dự thầu có các nội dung sau:

- Tên người yêu cầu mở;
- Tên ngân hàng bảo đảm và số tiền bảo đảm;
- Tên người hưởng bảo đảm đó

Như vậy có 1 hay nhiều nhà thầu đứng tên yêu cầu ngân hàng mở bảo đảm cũng chả có giá trị gì với CĐT lắm; cái quan trọng là tên người hưởng bảo đảm và giá trị của bảo đảm cơ....


Như trường hợp này bác nói là có một bảo đảm thực hiện hợp đồng, tình huống này thì dễ xử lý quá. Trường hợp chúng ta đang bàn là có nhiều hơn một bảo đảm thực hiện hợp đồng cơ, thế mới có nhiều tình huống chứ..........
 
Last edited by a moderator:
D

Doimoi

Guest
Luật có quy định đó

Về bảo đảm thực hiện hợp đồng, trong Luật Đấu thầu và NĐ 58 có thể nói chưa rõ lắm (vì cái này thuộc lĩnh vực hợp đồng theo lĩnh vực Luật Dân sự), tuy nhiên có thể hiểu bảo đảm thực hiện hợp đồng, nó sẽ giống như bảo đảm dự thầu mà thôi. Muốn hay không thì các quy định về đảm bảo hợp đồng phải được nêu rõ trong HSMT. Thông thường các NT liên danh thì của ai người đó có bảo lãnh vì một lý do rất đơn giản là NH nơi một NT là liên danh ko chấp nhận bảo lãnh cho một ông NT khác mà họ không biết và ko quản lý (vì đa phần bảo lãnh bằng tín chấp chính HĐ đó). Trong trường hợp muốn bảo lãnh cho tất cả thành viên thì phải có ký quỹ (đây là KN của mình khi làm nhà thầu).

Để giải quyết vấn đề sợ ko túm đc một NT nào đó thì trong khi thương thảo HĐ Bạn có thể nêu trách nhiệm của các thành viên khác or lãnh đạo liên danh có trách nhiệm thay cho thành viên đó (ở phần quy định trách nhiệm riêng và trách nhiệm chung của liên danh) là được, chứ cứ bắt một NT trong liên danh bảo lãnh cho các NT còn lại là hơi bị xương và tốn khá nhiều kinh phí của NT (Đặc biệt là các gói thầu giá trị lớn).

Mấy điều trao đổi như vậy.
 

leducthuan

Thành viên mới
Tham gia
21/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
các anh pro ơi!

Em dang làm một bản hợp đồng xây dựng! mà em không biết làm như thế nao?
Lý do là: Công ty em không đủ năng lực để nhận 1 công trình. Nên công ty em nhờ 1 công ty khác đứng ra nhận hợp đồng. Sau đó công ty em nhận lại thi công.
Em phải làm hơp đồng xây dựng của công ty em và công ty mà công ty em nhờ đứng ra thầu như thế nao?
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Em dang làm một bản hợp đồng xây dựng! mà em không biết làm như thế nao?
Lý do là: Công ty em không đủ năng lực để nhận 1 công trình. Nên công ty em nhờ 1 công ty khác đứng ra nhận hợp đồng. Sau đó công ty em nhận lại thi công.
Em phải làm hơp đồng xây dựng của công ty em và công ty mà công ty em nhờ đứng ra thầu như thế nao?
Theo quy định hiện hành của pháp luật về xây dựng, bên nhận thầu không được phép chuyển nhượng các trách nhiệm và nghĩa vụ hợp đồng cho bên thứ ba. Trường hợp đơn vị bạn chưa đủ năng lực để đảm nhiệm toàn bộ gói thầu, đơn vị bạn có thể tham gia thực hiện gói thầu với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ (tùy theo điều kiện và các quy định của quá trình lựa chọn nhà thầu). Đơn vị bạn nhờ đơn vị khác đứng ra nhận hợp đồng sau đó nhận lại mà không được sự đồng ý của chủ đầu tư là vi phạm pháp luật. Bạn cần xem lại để có hướng xử lý phù hợp. Chúc bạn thành công.
 

trieumaithuong

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/12/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Về bảo đảm thực hiện hợp đồng, trong Luật Đấu thầu và NĐ 58 có thể nói chưa rõ lắm (vì cái này thuộc lĩnh vực hợp đồng theo lĩnh vực Luật Dân sự), tuy nhiên có thể hiểu bảo đảm thực hiện hợp đồng, nó sẽ giống như bảo đảm dự thầu mà thôi. Muốn hay không thì các quy định về đảm bảo hợp đồng phải được nêu rõ trong HSMT. Thông thường các NT liên danh thì của ai người đó có bảo lãnh vì một lý do rất đơn giản là NH nơi một NT là liên danh ko chấp nhận bảo lãnh cho một ông NT khác mà họ không biết và ko quản lý (vì đa phần bảo lãnh bằng tín chấp chính HĐ đó). Trong trường hợp muốn bảo lãnh cho tất cả thành viên thì phải có ký quỹ (đây là KN của mình khi làm nhà thầu).

Để giải quyết vấn đề sợ ko túm đc một NT nào đó thì trong khi thương thảo HĐ Bạn có thể nêu trách nhiệm của các thành viên khác or lãnh đạo liên danh có trách nhiệm thay cho thành viên đó (ở phần quy định trách nhiệm riêng và trách nhiệm chung của liên danh) là được, chứ cứ bắt một NT trong liên danh bảo lãnh cho các NT còn lại là hơi bị xương và tốn khá nhiều kinh phí của NT (Đặc biệt là các gói thầu giá trị lớn).

Mấy điều trao đổi như vậy.
Vấn đề này không phải là không có cách xử lý hữu hiệu các bạn ạ. Các bạn có thể vận dụng Bộ luật dân sự để giải quyết trường hợp này. Trong Hợp đồng có các nhà thầu liên danh thì các bạn luôn luôn ghi câu: các nhà thầu liên danh trong hợp đồng này có nghĩa vụ liên đới trong toàn bộ quá trình thực hiện Hợp đồng. Thuật ngữ "liên đới" trong luật dân sự được hiểu nôm na là nhà thầu này phải chịu trách nhiệm khi nhà thầu kia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của hợp đồng. Điều này được luật pháp cho phép và các bạn nên tận dụng, nó rất logic, khi 1 nhà thầu lựa chọn/hoặc cùng chơi trên 1 sân với nhà thầu khác có nghĩa là họ đã lựa chọn nhau, và họ phải chịu trách nhiệm về nhau.
Theo mình, trong Hợp đồng chỉ nên ghi tổng số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng, tổng số tiền bảo lãnh bảo hành và ghi 1 câu chốt là các Bên liên danh chịu trách nhiệm liên đới về vấn đề trên, còn các bên liên danh chia nhau đóng góp tiền bảo đảm, bảo lãnh như thế là việc của họ, mình chỉ cần quan tâm mình được bảo đảm như thế nào thôi.
 

Top