Cách tính dự phòng phí

  • Khởi xướng thuycd04tb
  • Ngày gửi
T

thuycd04tb

Guest
[FONT=&quot]Nhờ các anh chị giải thích giúp em sự khác nhau cửa các công thức xác định chi phí Dự phòng trong Thông tư 05/2007/TT-BXD:
Đối với các công trình có thời gian thực hiện 2 năm :
_ Công thức (1.4):GDP = (GXD+GTB+GQLDA+GGPMB+GTV+GK)*10%
_Công thức (2.9): GDP=(GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK)*10%
Đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm:
_ Công thức (1.6): GDP1=(GXD+GTB+GGPMB+GQLDA+GTV+GK)*5%
_ Công thức (2.11): GDP1=(GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK)*5%
Tóm lại khi xác định chi phí dự phòng có tính đến đền bù không?[/FONT]
 

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
[FONT=&quot]Nhờ các anh chị giải thích giúp em sự khác nhau cửa các công thức xác định chi phí Dự phòng trong Thông tư 05/2007/TT-BXD:
Đối với các công trình có thời gian thực hiện 2 năm :
_ Công thức (1.4):GDP = (GXD+GTB+GQLDA+GGPMB+GTV+GK)*10%
_Công thức (2.9): GDP=(GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK)*10%
Đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm:
_ Công thức (1.6): GDP1=(GXD+GTB+GGPMB+GQLDA+GTV+GK)*5%
_ Công thức (2.11): GDP1=(GXD+GTB+GQLDA+GTV+GK)*5%
Tóm lại khi xác định chi phí dự phòng có tính đến đền bù không?[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
Nếu như bạn tính toán dự toán cho chủ đầu tư thì phải tính vào chi phí đền bù, còn nếu tính dự toán cho nhà thầu để đấu thầu thì ko tính chi phí đền bù vào
 

sunyal

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
16/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
18
Mình có đôi lời thế này:
Đối với các công thức 1.4; 1.6 là dùng để tính dự phòng phí trong Tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình.
Còn các công thức 2.9; 2.11 là dùng để tính dự phòng phí trong Dự toán công trình.
Nên có sự chênh nhau về khoản Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
Thân chào!:D
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chúng ta cùng trả lời một vài câu hỏi để làm rõ:

Câu hỏi 1: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình có bao nhiêu khoản chi phí ? Quy định ở đâu ?

Trả lời
: Tổng mức đầu tư xây dựng công trình gồm 7 nội dung chi phí. Mỗi nội dung chi phí bao gồm nhiều khoản mục chi phí nhỏ. Bao gồm:
1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
4. Chi phí quản lý dự án
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
6. Chi phí khác
7. Chi phí dự phòng

Tùy từng dự án đầu tư xây dựng công trình mà có thể bao gồm đủ cả 7 loại chi phí hoặc ít hơn. Các chi phí nhỏ cũng có tuỳ theo từng dự án, công trình. Ví dụ: Có dự án đầu tư xây dựng công trình không có Chi phí thiết bị (chỉ có Chi phí xây dựng thôi); cũng không phải dự án nào cũng có chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc (chi phí nhỏ bên trong nội dung chi phí Quản lý dự án).

Quy định về nội dung của Tổng mức đầu tư (không ai nhớ được hết) khi cần thiết bạn tra cứu tại Điều 4, Nghị định 99/2007/N Đ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Chi tiết hơn: Xem Mục II, Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Câu hỏi 2: Dự toán xây dựng công trình có bao nhiêu khoản chi phí ? Quy định ở đâu ?
Trả lời: Dự toán xây dựng công trình gồm 6 nội dung chi phí. Mỗi nội dung chi phí bao gồm nhiều khoản mục chi phí nhỏ. Bao gồm:

1. Chi phí xây dựng
2. Chi phí thiết bị
3. Chi phí quản lý dự án
4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
5. Chi phí khác
6. Chi phí dự phòng

Tương tự Tổng mức đầu tư, tùy từng dự án đầu tư xây dựng công trình mà có thể bao gồm đủ cả 6 loại chi phí hoặc ít hơn.

Quy định về nội dung của dự toán xây dựng công trình tra cứu Nghị định 99 và chi tiết ở Thông tư 05 mục II.2.

Câu hỏi 3: Khi nào thì Dự toán xây dựng công trình trở thành Tổng mức đầu tư xây dựng công trình?
Trả lời: Qua câu hỏi 1 và câu hỏi 2 ta thấy rằng Tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng công trình chỉ khác nhau ở nội dung chi phí: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Vậy:

Trường hợp 1. Khi dự án không phải bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư thì Dự toán xây dựng công trình trở thành Tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp 2. Khi dự án có một công trình duy nhất thì Dự toán xây dựng công trình cũng trở thành Tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Nếu dự án có nhiều công trình thì Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư được tính riêng thành một nội dung chi phí mà không phân bổ cho từng dự toán công trình, hạng mục công trình.

Câu hỏi 4: Chi phí dự phòng được tính như thế nào ?
Trả lời:

>> Đối với TMĐT: Chi phí dự phòng được tính cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
Dự án có thời gian thực hiện < 2 năm: CP dự phòng bằng 10% trên tổng 6 nội dung chi phí còn lại (như vậy có cả dự phòng cho Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư).
Dự án có thời gian thực hiện > 2 năm: CP dự phòng ngoài 5% trên tổng 6 nội dung chi phí còn lại (có cả dự phòng cho Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư) còn có dự phòng cho yếu tố trượt giá.

>> Đối với dự toán: Cách tính tương tự như TMĐT nhưng theo nội dung chi phí của dự toán, nếu bạn biết về toán học sẽ không thấy số hạng Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư tham gia trong phép toán (trừ trường hợp xảy ra câu hỏi 3).

Bảng tính bài toán chi tiết một ví dụ trên bảng tính Excel xác định chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá tính theo chỉ số giá xây dựng (cho cả TMĐT, dự toán và gói thầu) theo chính xác hướng dẫn của Thông tư 05 sẽ được TA đưa lên chia sẻ cùng các đồng nghiệp trong thời gian tới.

Trích bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ định giá của Ks. Nguyễn Thế Anh
Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng.
 

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
Trường hợp 2. Khi dự án có một công trình duy nhất thì Dự toán xây dựng công trình cũng trở thành Tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Bác TA có thể giải thích rõ cho e chỗ này.TH2 của bác ghi có phải là đang xét đến có chi phí bồi thường giải phóng MB.thế sao dự toán xd lại vẫn gọi là tổng mức đầu tư
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trường hợp 2. Khi dự án có một công trình duy nhất thì Dự toán xây dựng công trình cũng trở thành Tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Bác TA có thể giải thích rõ cho e chỗ này.TH2 của bác ghi có phải là đang xét đến có chi phí bồi thường giải phóng MB.thế sao dự toán xd lại vẫn gọi là tổng mức đầu tư

Dự án có nhiều công trình hay hạng mục công trình, tương ứng có dự toán cho các công trình và hạng mục công trình đó. Khi đó người ta tính chi phí bồi thường giải phóng MB thành một khoản mục chi phí riêng, không phân bổ cho từng dự toán công trình hay hạng mục công trình. Như vậy dự toán khác xa tổng mức đầu tư.

Dự án chỉ có một công trình, có giải phóng mặt bằng. Khi đó chỉ có một dự toán xây dựng công trình, thì chi phí giải phóng mặt bằng được tính trọn vẹn cho công trình đó -> dự toán trở thành Tổng mức đầu tư.
 
K

KhongAn

Guest
Xin hỏi anh TA, Chi phí dự phòng = 10% x G chẳng hạn, thì G có bao gồm cả thuế GTGT không ?
Em đoán dự phòng bao gồm cả GTGT.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Xin hỏi anh TA, Chi phí dự phòng = 10% x G chẳng hạn, thì G có bao gồm cả thuế GTGT không ?
Em đoán dự phòng bao gồm cả GTGT.

Không cần đoán đâu, mà theo logic thì phải bao gồm cả GTGT. Chúng ta làm rõ câu hỏi này bằng cách đặt một câu hỏi khác:

Giả dụ khối lượng phát sinh, bạn phải dùng đến dự phòng phí để thực hiện khối lượng phát sinh đó. Vậy bạn có phải nộp thuế GTGT cho phần giá trị đó không ?

Trả lời: Hiển nhiên là có rồi, như vậy phải tính cả dự phòng cho nộp VAT nếu không bạn lấy đâu ra kinh phí để nộp VAT cho phần giá trị tăng thêm ?
 

kun nhim

Thành viên mới
Tham gia
25/8/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Chào cả nhà a. Em là thành viên mới tinh. Em có một thắc mắc muốn hỏi cả nhà.
Theo Luật Đấu thầu, căn cứ để xác định giá gói thầu là tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán được duyệt (nếu có). Tuy nhiên, dự phòng phí được xác định cả trong tổng mức đầu tư lẫn dự toán. Vậy khi xác định giá gói thầu thì dự phòng phí xác định như thể nào nhỉ, theo cái nào đây. Cả nhả kíu em với.
 
Y

ylangylang2004

Guest
Mình xin hỏi cả nhà vấn đề này ạ! Theo TT05 nếu dự án có thời gian thực hiện trên 2 năm thì chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án . Vậy "thời gian thực hiện dự án là gì" và được tính từ khi nào?
1. Là thời gian kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành xây dựng công trình?
2. Là thời gian từ khi có quyết định duyệt dự án đầu tư đến khi bàn giao công trình?
3. Là thời gian từ khi ký kết hợp đồng cho công tác khảo sát, lập dự án đầu tư đến khi kết thúc thanh quyết toán công trình và bàn giao lại cho chủ đầu tư?
Mình thường lấy theo trường hợp 1 để tính thời gian thực hiện dự án và có (tạm) tính thêm hệ số cho VL khi lập TMĐT.
Các bạn thường tính thời gian này như thế nào? Cùng nhau trao đổi nhé!
 

pnanhhuy1986

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
77
Điểm thành tích
8
Theo mình thì thời gian thực hiện dự án ko nhất thiết phải tính từ khi khởi công đến khi hoàn thành.Vì có những dự án mình phải lập dự án rồi thuê tư vấn thiết kế khảo sát, trong thời gian này mình cũng phải đi vay vốn thực hiện dự án chứ ko phải hoàn toàn là vốn chủ.Sau đó mới đến thi công xong rồi thanh quyết toán công trình.Nói chung là tùy thuộc vào từng dự án cụ thể mà áp dụng
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Theo mình trong thông tư 05/2007/TT-BXD thì thời gian thực hiện dự án phải tính cả thời gian chuẩn bị đầu tư.

Vì khi lập dự án đầu tư thì chúng ta phải quan tâm đến dự phòng phí của dự án đó, dự án càng lớn thì chi phí dự phòng càng lớn và càng quan trọng.

Khi lập dự án thì đơn vị lập dự án cũng phải tính toán được thời gian thực hiện của dự án là bao lâu?

Mặt khác đối với những công trình có thời gian kéo dài cần phải tính thêm phần lãi vay cho dự án đó.

Đôi điều trao đổi, mong các bác tiếp tục cho ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề nhé!
 
Y

ylangylang2004

Guest
Thời gian thực hiện dự án theo mình hiểu thì đúng là tính cả thời gian chuẩn bị dự án. Thời gian này liệu TVTK có thể đưa ra? Theo mình, Tư vấn thiết kế chỉ tính toán được thời gian thi công khi các điều kiện khác (vốn, mặt bằng, nhà thầu, các thủ tục pháp lý cho việc khởi công,...) đã sẵn sàng. Các điều kiện khác như đã nói ở trên nằm ngoài tầm kiểm soát của TVTK.
Chính vì vậy mình thường đưa một khoản dự phòng vào trong giá vật liệu khi tính TMDT, nói thật (rất) nhiều dự án có thời gian chuẩn bị dự án lớn hơn cả thời gian thi công công trình, nếu không tính thời gian CBDA thì kinh phí dự án chắc lại phải điều chỉnh thôi. Thế các bạn khác tính tổng mức đầu tư cho dự án có thời gian thực hiện dự án > 2năm như thế nào ạ?
 

ankhanhjvc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
31/12/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Cho mình hỏi một chút, không biết trước kia dự phòng phí được tính thế nào nhỉ? Và bây h mình muốn tách dự phòng phí của dự toán ra thành nhiều phần, ví dụ như cho QLDA, cho Tk chẳng hạn thì có được không? Thank.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Cho mình hỏi một chút, không biết trước kia dự phòng phí được tính thế nào nhỉ? Và bây h mình muốn tách dự phòng phí của dự toán ra thành nhiều phần, ví dụ như cho QLDA, cho Tk chẳng hạn thì có được không? Thank.

Được quá đi chứ. Mình đã từng làm 1 cái như thế rồi nhưng không phải ngẫu nhiên mà làm như thế, tất cả là do CĐT muốn như thế để phân bổ vốn và dự trù, dự phòng kinh phí cho từng giai đoạn, từng thành phần công việc của dự án.

Kể ra làm như thế này thì không đúng trình tự quy định nhưng biết làm sao được khi mà CĐT thích vậy. Nếu trường hợp của bạn không có yêu cầu tách dự phòng phí ra thì bạn nên theo như ND99 và Thông tư 05 mà làm để sau này có thẩm tra, thẩm định đỡ phải bị bắt bẻ lằng nhằng, đi giải trình khổ lắm.
 

Diệp Thanh

Thành viên rất năng động
Tham gia
16/5/08
Bài viết
116
Điểm thành tích
18
Chào anh Thế Anh. Hiện tại em đang theo học lớp ks định giá tại trường LHP.

Anh cho em hỏi công thức xác định chi phí dự phòng chính xác là như thế nào ạ vì em thấy công thức trong sách và công thức tại thông tư 05 là khác nhau.

Em đang thấy bài giảng tính theo thông tư 05 (Nhưng k tính số năm) và tính cho toàn bộ tổng mức đầu tư mà không phân đoạn thi công???


Tại sao năm thứ nhất lại không xét đến yếu tố trượt giá trong khi tình hình thực tế lại có trượt giá?
 
Last edited by a moderator:

Top