Cách tính lệ phí thẩm định dự án đầu tư

ngocveu

Thành viên mới
Tham gia
30/3/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Mới có Thông tư Số: 176/2011/TT-BTC về tính lệ phí thẩm định dự án đầu tư nè các bác. nhưng còn lệ phí thẩm định thiết kế bản vẽ kỹ thuật và lệ phí thẩm định tổng dự toán k thấy đề cập đến, hai cái này vẫn tính theo Thông tư 109 chăng ?
- Xin
đóng góp ý kiến: Trong tổng mức đầu tư hiện nay không có lệ phí thẩm định thiết kế và dự toán nữa, mà nếu CĐT đủ năng lực thẩm định thì được hưởng chi phí thẩm tra.
Bác nào có file ví dụ cụ thể về cách tính vòng lặp để nội suy ra giá trị tổng mức đầu tư thì post lên a e xem với, chứ cứ thế này thì còn chưa thể thống nhất cách tính các chi phí tính nội suy theo tổng mức đầu tư được.
-
Bạn thangcola113 phức tạp hoá vấn đề quá, Các chi phí vẫn dựa vào giá trị XL, TB,QLDA, CPK, DP đó thôi. Đối với các chi phí tính theo TMĐT, đối với công trình thiết kế 2,3 bước thì ok rồi. Còn đối với công trình lập BCKTKT thì =tỷ lệ % x(XL+TB+QLDA+TV) là ok.
 

phamquangteo

Thành viên mới
Tham gia
18/12/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Ngoài chi phí thẩm định dự án đầu tư còn có chi phí thẩm định, phê duyệt quyết toán; Chi phí kiểm toán... Những cái này đều ăn theo TMĐT. Cái này là vòng lặp luẩn quẩn (cái cần tính thì phụ thuộc cái chưa có là TMĐT, mà trong TMĐT lại phải có tất cả các chi phí).:D
:D Tốt nhất là "áng chừng" TMĐT để nhân với mấy chi phí cần tính cho xong chuyện.:D
Tại sao khi quy định cách tính trong định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư 957/QĐ-BXD không nói rõ vấn đề này nhỉ?
Bên e thấy cách tính này mỗi người tính 1 kiểu không thống nhất, mà cũng chẳng có cách tính nào có thể khẳng định được tính chính xác cả (Bởi vì cách tính đúng chỉ có duy nhất 1 cách là cách tạo ra tham chiếu vòng trong excell như hướng dẫn của định mức 957/QĐ-BXD).
Hy vọng sớm có bác nào có giải thích cách tính kèm theo giải thích về tính pháp lý thỏa đáng để anh em có thể tham khảo!
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Tại sao khi quy định cách tính trong định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư 957/QĐ-BXD không nói rõ vấn đề này nhỉ?
Bên e thấy cách tính này mỗi người tính 1 kiểu không thống nhất, mà cũng chẳng có cách tính nào có thể khẳng định được tính chính xác cả (Bởi vì cách tính đúng chỉ có duy nhất 1 cách là cách tạo ra tham chiếu vòng trong excell như hướng dẫn của định mức 957/QĐ-BXD).
Hy vọng sớm có bác nào có giải thích cách tính kèm theo giải thích về tính pháp lý thỏa đáng để anh em có thể tham khảo!

Cách tính thì bạn có thể lập trên excel là cũng có thể tính chính sác được. Theo cách gán giá trị (hơi lâu một tí nhưng cũng ra TMĐT chính xác)
Về giải thích thì theo mình, đơn giản thế này:
- Các chi phí bác Bộ xây dựng công bố thường ăn theo giá trị xây lắp và thiết bị. Vì bác này biết tính dự toán chi tiết, cơ cấu dự toán...:D
- Các chi phí bác Bộ tài chính công bố thường ăn theo TMĐT. Vì bác này nghĩ bụng nhân với giá trị xây lắp thì được ít quá. Nhân hẳn với TMĐT vừa nhanh mà tăng chi phí cho anh em.:D
Có bác nào giải thích khác không ạ?:cool:
 

xuanvuong123

Thành viên năng động
Tham gia
28/7/09
Bài viết
54
Điểm thành tích
18
Tại sao khi quy định cách tính trong định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư 957/QĐ-BXD không nói rõ vấn đề này nhỉ?
Bên e thấy cách tính này mỗi người tính 1 kiểu không thống nhất, mà cũng chẳng có cách tính nào có thể khẳng định được tính chính xác cả (Bởi vì cách tính đúng chỉ có duy nhất 1 cách là cách tạo ra tham chiếu vòng trong excell như hướng dẫn của định mức 957/QĐ-BXD).
Hy vọng sớm có bác nào có giải thích cách tính kèm theo giải thích về tính pháp lý thỏa đáng để anh em có thể tham khảo!

Theo ý của cá nhân mình thì hiểu và giải thích như thế này cho đơn giản:
- Một số chi phí tính theo tỷ lệ % x TMĐT (chi phí kiểm toán; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; phí thẩm định dự án đầu tư) bởi vì khi làm các công tác: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán, thẩm định dự án đầu tư phải kiểm tra tất cả toàn bộ các khoản mục chi phí liên quan thuộc TMĐT nên quy định tính theo tỷ lệ % của TMĐT là hợp lý như trong quy định.
- Còn các chí phí khác cũng làm hoặc kiểm tra các khoản mục chi phí của TMĐT nhưng chủ yếu vẫn là chi phí XD + TB, nên tính theo XD+TB.
- Cách xác định nó duy nhất là theo vòng lặp thui (vì : chi phí kiểm toán; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; phí thẩm định dự án đầu tư thuộc TMĐT mà) .
 
Last edited by a moderator:

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Về vấn đề này, mình xin có một số ý kiến thảo luận cùng các bạn như sau:
1. Về mặt pháp lý
- Các chi phí phí thẩm định dự án đầu tư, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán được quy định là được xác định theo Tổng mức đầu tư (Thông tư 19/2011/TT-BTC, TT 176/2011/TT-BTC).
- Cách tính này có thể là chưa được thuận tiện,hợp lý nhưng nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật còn các cách tính khác có thể hợp lý hơn nhưng hiện tại chưa được quy định ở đâu cả.
2. Cách xác định các chi phí tính theo TMĐT (không sử dụng vòng lặp excel, ở đây chỉ nêu ra cho trường hợp tính lệ phí thẩm định)
* Xây dựng phương trình tính
Ta có: TMĐT = Gxl+Gtb+Gql+ Gtv+ Gk + Gdp = Gxl+Gtb+Gql+ Gtv+ (Gk1 + Gtd) + Gdp (1)
Trong đó:
- Gk1 : Chi phí khác đã tính được (chưa bao gồm phí thẩm định)
- Gtd: Phí thẩm định cần tính (nằm trong Gk)
Đặt:
- A= Gxl+Gtb+Gql+Gtv+Gk1+Gdp (coi dự phòng cũng đã được xác định để minh họa việc tìm phương trình tính*)
- G = TMĐT
- Gtd = K.TMĐT = K.G ( K là hệ số phụ thuộc vào giá trị G)
Phương trình (1) trở thành : A+K.G=G (2)- Nếu K, G tồn tại thì nó phải thỏa mãn phương trình này
- K là hệ số xác định theo công thức:
K = ka+(kb-Ka)(G-Ga)/(Gb-Ga) = ka+(kb-ka).G/(Gb-Ga) - (kb-ka).Ga/(Gb-Ga)=(Ka.Gb-kb.Ga)/(Gb-Ga)+(kb-ka).G/(Gb-Ga)
Với ka,kb,Ga,Gb là giá trị các cận tỷ lệ chi phí, giá trị cho theo bảng định mức, được tra theo G.
Đặt
c= (Ka.Gb-kb.Ga)/(Gb-Ga)
h= (kb-ka)/(Gb-Ga)
ta có :
K = c + h.G - Ở đây c & h là các hệ số chỉ phụ thuộc vào các cận tra theo G
thay công thức K ở trên vào (2) ta có :
A+(c+h.G).G = G hay h.G^2+(c-1).G+A = 0 (3)- Phương trình bậc 2 có hai tham số là h và c phụ thuộc G
Nhận xét:
Tổng mức đầu tư G nếu có sẽ là nghiệm của (3). Giải được 3 sẽ tìm được G và c,h,K và từ đó tính được phí thẩm định dự án đầu tư.
* Giải phương trình (3)
Nhận xét:
- Các hệ số h và c là chưa biết nó phụ thuộc khoảng giá trị (Ga,Gb) có chứa G.
- Nếu dự đoán được khoảng (Ga,Gb) có chứa G thì sẽ tìm được h,c và giải được phương trình (3)
- Giá trị A và G chênh nhau không lớn => Có thể dựa vào A để tìm ra khoảng có chứa G.
Cách giải phương trình (3)

Bước 1: Giải phương trình (3) với các giá trị Ga,Gb,Ka,Kb tra theo A
- Tra các cận Ga,Gb,Ka,Kb theo A
- Tính h,c và giải được phương trình (3) ra G1,G2 và lựa chọn được G thích hợp (chỉ có một nghiệm thỏa mãn)
Bước 2:
- So sánh giá trị nghiệm G(nghiệm thỏa mãn) với giá trị A:
+ Nếu G và A cùng thuộc một khoảng (Ga,Gb) thì các giá trị Ga,Gb,ka,kb đã sử dụng cũng phù hợp với G => G chính là tổng mức đầu tư cần tìm. Từ G tính lại ra K và phí thẩm định dự án.
+ Nếu G và A không cùng thuộc một khoảng (Ga,Gb) thì các giá trị Ga,Gb,ka,Kb đã xác định ở bước 1 không phù hợp với G, vì vậy tra lại các giá trị ga,Gb,ka,kb theo G rồi giải lại phương trình (3) sẽ tìm được G. Sau khi tìm được G thì tìm được K, từ đó tìm được phí thẩm định dự án.
*Các điều kiện khác chưa đưa vào phương trình (3)
- Chi phí dự phòng: Ở trên giả định dự phòng đã được xác định sẵn, việc giả định như vậy để tiện cho việc xây dựng phương trình tính. Thực tế dự phòng còn phụ thuộc vào cả phí thẩm định đã nêu vì vậy khi tính cần đưa cả yếu tố dự phòng vào hệ số K.(dạng phương trình thì vẫn vậy)
- Hệ số chi phí trong các trường hợp cụ thể: phí thẩm định trong trường hợp cụ thể có thể phải nhân với một hệ số h nào đó theo quy định. Khi tính cần đưa hệ số này vào phương trình.
- Có 3 khoản mục cần tính theo Tổng mức đầu tư. Phương trình tính vẫn có dạng như phương trình (3) trong đó các hệ số h,c là tổng của 3 hi, ci thành phần.Lưu ý những khoản mục có VAT.
3. Áp dụng giải phương trình trên Excel
- Cách này có thể xây dựng thành các công thức để giải trên Excel, thuận tiện cho việc áp dụng nhiều lần.
 
Last edited by a moderator:

o0o_pro8x_o0o

Thành viên có triển vọng
Tham gia
21/12/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Theo mình thì không phải tính lặp làm gì cho mệt. Lệ phí thẩm định dự án <=150 triệu nên khi nội suy từ bảng phụ lục sẽ sai số không đáng kể.
 
C

chuotdong

Guest
- Cách này có thể xây dựng thành các công thức để giải trên Excel, thuận tiện cho việc áp dụng nhiều lần.
Trên Excel thì dùng menu Solver hay Goal Seek gì đấy là được, không cần công thức. Có cái lợi là vòng lặp bao nhiêu biến cũng được
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
[FONT=&quot]
1. Về mặt pháp lý
- Các chi phí phí thẩm định dự án đầu tư, chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra phê duyệt báo cáo quyết toán được quy định là được xác định theo Tổng mức đầu tư (Thông tư 19/2011/TT-BTC, TT 176/2011/TT-BTC).
- Cách tính này có thể là chưa được thuận tiện,hợp lý nhưng nó đã được quy định trong các văn bản pháp luật còn các cách tính khác có thể hợp lý hơn nhưng hiện tại chưa được quy định ở đâu cả.
3. Áp dụng giải phương trình trên Excel
- Cách này có thể xây dựng thành các công thức để giải trên Excel, thuận tiện cho việc áp dụng nhiều lần.
[/FONT]
Bạn có một bài phân tích rất hay theo ngôn ngữ của toán Học.
Nhưng mình nghĩ, các bác lập ra Văn bản pháp lý không có ý định "luyện toán" cho những ngườ thực thi đâu.
Mình nghĩ, Dự kiến được chi phí dự phòng (đương nhiên lúc lập dự án dự kiến nghĩ là đủ và có dư, nếu không đủ thì đã điều chỉnh trong quá trình thực hiện).
Vì vậy, sẽ không có chuyện phải dùng làm vòng lặp.
 
Last edited by a moderator:

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Ngoài chi phí thẩm định dự án đầu tư còn có chi phí thẩm định, phê duyệt quyết toán; Chi phí kiểm toán... Những cái này đều ăn theo TMĐT. Cái này là vòng lặp luẩn quẩn (cái cần tính thì phụ thuộc cái chưa có là TMĐT, mà trong TMĐT lại phải có tất cả các chi phí).:D
:D Tốt nhất là "áng chừng" TMĐT để nhân với mấy chi phí cần tính cho xong chuyện.:D
Em đồng ý quan điểm của bác, khéo dự đoán chi phí dự phòng cho dôi dôi ít ít đủ để bù đắp cho phần chi phí tăng thêm là được.
Còn nếu dự đoán không chuẩn thì trong qua trình thực hiện đã có điều chỉnh TMĐT rồi.
Mọi số lẻ hay như để tính vòng lặp đã đẩy về hết chi phí dự phòng rồi. TMĐT có bao giờ dùng hết đâu, bao giờ cũng có khoản dự phòng để phòng thủ mà.
Đừng bao giờ nghĩ đến vòng lặp cho phức tạp, không nhiều người giỏi tin học đâu.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Đừng bao giờ nghĩ đến vòng lặp cho phức tạp, không nhiều người giỏi tin học đâu.
Hay là mình giải phương trình theo kiểu toán học nhể?
Cứ coi TMĐT là ẩn X đi. Lập một cái phương trình để tính.
Mình đang suy nghĩ là công trình có TMĐT lên vài nghìn tỷ thì máy tính nào bấm được đây?:D
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Hay là mình giải phương trình theo kiểu toán học nhể?
Cứ coi TMĐT là ẩn X đi. Lập một cái phương trình để tính.
Mình đang suy nghĩ là công trình có TMĐT lên vài nghìn tỷ thì máy tính nào bấm được đây?:D
Bác đùa cũng ... giai nhỉ. ai coi TMDT là ẩn thì giơ tay cái :D. Tổng mức đầu tư là tổng chi phí dự kiến có dư đầu tư vào 01 dự án (Vì nếu thiếu thì xin điều chỉnh ngay).
Coi TMĐT ở 1 thời điểm xác định là costan sẽ đúng bản chất hơn.
Còn các khoản mục chi phí dịch chuyển chi phí trong 2 nhóm:
1. Nhóm 1: chi phí xây dựng --> chi phí khác (6 khoản mục chi phí).
2. Nhóm 2: Chi phí dự phòng.
Dự án có: chi phí dự phòng còn lại (giai đoạn sau xây dựng) càng nhỏ càng tốt --->0, càng chứng tỏ các nhà quản lý (Chủ đầu tư và Tư vấn giỏi tương đương thầy bói).
Do có sự dịch chuyển này mà không bao giờ phải lặp đi lặp lại khi tính các chi phí phụ thuộc vào TMĐT.
Tóm lại: nếu không có chi phí dự phòng, em sẽ nghĩ đến chuyện dùng vòng lặp, nhưng sẽ rất khó khăn với em vì trình còi về tin và toán.
Bác nào đồng ý quan điểm này, thank em cái:D.
 
Last edited by a moderator:

kikido

Thành viên rất năng động
Tham gia
9/8/12
Bài viết
104
Điểm thành tích
28
Các bác lại chuyển sang đàm đạo toán học rồi, cái vấn đề này cứ tưởng nhỏ nhưng luôn làm cho người làm dự toán phải đau đầu.
Trước e cũng phải tính lặp thủ công vài ba lần ra TMĐTTT rồi tính ngược lại, bh thì e hay dùng cái chức năng vòng lặp đi lặp lại trong excel cho nhanh, kiểm tra lại thì cũng khá cxac!
 

Top