Công tác cày xới, lu lèn mặt đường cũ!

anhtai27307

Thành viên mới
Tham gia
15/2/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Chào các bạn, mình nhờ các bạn giúp mình việc này:
- Theo định mức dự toán XDCT năm 2005, công tác xày xới mặt đường cũ, lu lèn mặt đường cũ sau cày phá (AD.25100) quy định cụ thể là m2. Nhưng thực tế phát sinh là với mỗi cấp đường, loại đường thì chiều dày kết cấu áo đường là khác nhau (ví dụ có loại dày 20cm, loại dày 30cm...). Vậy vẫn áp dụng chung hay có sự vận dụng nào khác không ạ?
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Chào các bạn, mình nhờ các bạn giúp mình việc này:
- Theo định mức dự toán XDCT năm 2005, công tác xày xới mặt đường cũ, lu lèn mặt đường cũ sau cày phá (AD.25100) quy định cụ thể là m2. Nhưng thực tế phát sinh là với mỗi cấp đường, loại đường thì chiều dày kết cấu áo đường là khác nhau (ví dụ có loại dày 20cm, loại dày 30cm...). Vậy vẫn áp dụng chung hay có sự vận dụng nào khác không ạ?
Xin nếu ý kiến:
Công tác cày xới mặt đường cũ, không phải là bóc hết lớp kết cấu áo đường như bạn nghĩ mà ở đây là tạo độ nhám, cào khoảng 10cm. Còn khối lượng bóc lớp kết cấu áo đường cũ là khối lượng đào, bóc rồi.
Với trường hợp dùng mã để tính lu lèn mặt đường cũ đã cày phá thì tính theo m2 là ok rồi.
 

Lucky Luke

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
11/8/12
Bài viết
38
Điểm thành tích
8
Chào các bạn, mình nhờ các bạn giúp mình việc này:
- Theo định mức dự toán XDCT năm 2005, công tác xày xới mặt đường cũ, lu lèn mặt đường cũ sau cày phá (AD.25100) quy định cụ thể là m2. Nhưng thực tế phát sinh là với mỗi cấp đường, loại đường thì chiều dày kết cấu áo đường là khác nhau (ví dụ có loại dày 20cm, loại dày 30cm...). Vậy vẫn áp dụng chung hay có sự vận dụng nào khác không ạ?
Xin nếu ý kiến:
Công tác cày xới mặt đường cũ, không phải là bóc hết lớp kết cấu áo đường như bạn nghĩ mà ở đây là tạo độ nhám, cào khoảng 10cm. Còn khối lượng bóc lớp kết cấu áo đường cũ là khối lượng đào, bóc rồi.
Với trường hợp dùng mã để tính lu lèn mặt đường cũ đã cày phá thì tính theo m2 là ok rồi.
Tớ đồng ý với cậu Cường một nửa cách hiểu, đó là công tác này không phải bóc hết lớp kết cấu áo đường.

Với dự án cải tạo, nâng cấp đường, các kết cấu áo đường cũ có thể vẫn được giữ lại và sau đó phủ kết cấu mới lên. Tuy nhiên, thường thì bề mặt đường cũ trước khi được nâng cấp đã bị hỏng, bề mặt không phẳng, có thể có nhiều ổ gà, ổ vịt con. Ngoài ra, ở một số vị trí cục bộ có thể bị cao su nhẹ hoặc có độ chặt không bảo đảm.

duonghong1.jpg

duonghong2.jpg

duonghong3.jpg

duonghong4.jpg

duonghong5.jpg

Ở các tuyến này, khi khảo sát đơn vị tư vấn sẽ lấy cao độ đường đen là cao độ trung bình. Trước khi tiến hành thi công lớp áo đường mới phủ lên, sẽ có công tác làm phẳng lại mặt đường cũ với độ chặt đồng đều theo yêu cầu bằng hình thức cày xới và lu lèn lại mặt đường cũ. Công tác này có trong định mức, đơn vị tính là m2. Trường hợp cao độ bề mặt của mặt đường cũ không phẳng và chênh cao lớn sẽ có công tác khác, gọi là bù vênh mặt đường cũ.

Tuy nhiên, đây không phải là tạo độ nhám và cào lại mặt đường cũ sâu khoảng 10cm như cậu cuongden trao đổi. Tạo độ nhám bằng cách dùng gầu máy đào sâu khoảng 7-10cm nham nhở theo chiều ngang hoặc xương cá trước khi phủ kết cấu áo đường mới lên để chống trượt và xô không được gọi là công tác cày xới - lu lèn lại mặt đường cũ.
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Tớ đồng ý với cậu Cường một nửa cách hiểu, đó là công tác này không phải bóc hết lớp kết cấu áo đường.
Em có dùng từ không chính xác đó mà bác, vì sáng sớm dậy thấy mấy anh lái máy cứ lái cái máy to to, dùng gầu cứ cào như xương cá chạy trước cổng nhà em nên em lỡ miệng phán bừa là cào, quốc...:D
 

ngochau1210pt

Thành viên mới
Tham gia
11/8/13
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
cả nhà cho mình hỏi cách tính khối lượng cày sới nền đường từ Trắc ngang mình đang làm hồ sơ thanh toán.trong dự toán ĐVT là (m2) mà khối lượng tổng hợp lại tính ra m3 không hiểu thế nào nữa.
 

Top