Đơn giá cho phần khối lượng công việc phát sinh ???

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Theo Điều 36. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của Nghị định 48:

2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện thông qua việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh khối lượng và được quy định như sau:

a) Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;

b) Trường hợp khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán;


Lãng muốn hỏi ý kiến mọi người: Nếu khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% mà áp dụng đơn giá trong hợp đồng để ký Phụ lục HĐ và thanh toán thì có được không ???
 

doangs

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/4/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Tất nhiên là được, với điều kiện bạn thỏa thuận được đơn giá này với chủ đầu tư. :)
 

thanguong

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Bên tôi vẫn làm như vậy thôi, miễn là đơn giá trong HĐ đó được xây dựng phù hợp tại thời điểm phát sinh là ok
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Theo e thì câu trả lời nằm ở đây :"Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh". Rõ ràng Nghị định cho phép CĐT và NT thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể thỏa thuận đơn giá mới = đơn giá cũ là được (tất nhiên sự thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ pháp luật)
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Theo e thì câu trả lời nằm ở đây :"Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh". Rõ ràng Nghị định cho phép CĐT và NT thỏa thuận trong hợp đồng thì có thể thỏa thuận đơn giá mới = đơn giá cũ là được (tất nhiên sự thỏa thuận này nằm trong khuôn khổ pháp luật)

Trong hợp đồng của Lãng có điều khoản là:

Đối với trường hợp phát sinh tăng hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì các bên lập dự toán điều chỉnh cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bây giờ có 2 phương pháp:
1. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với giá thời điểm thi công
2. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với đơn giá như trong hợp đồng đã ký

Lãng muốn làm theo phương pháp 2 để giá trị phát sinh nhỏ đi, không vượt TMĐT, không phải phê duyệt lại TMĐT dẫn đến thanh toán nhanh hơn. Trong khi theo phương pháp 1 thì vượt TMĐT, bắt buộc phải phê duyệt lại nên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn mà có khi không biết đến bao giờ mới có kết quả.

Năm hết tết đến, vốn thì đọng quá lâu Lãng muốn thu hồi vốn về sớm không Tết này đói toàn tập. Mọi người cho thêm ý kiến giúp Lãng, xem cách Lãng làm như thế có được không, có "đá" vào quy phạm nhà nước không?

Xin cảm ơn !!!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Trong hợp đồng của Lãng có điều khoản là:



Bây giờ có 2 phương pháp:
1. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với giá thời điểm thi công
2. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với đơn giá như trong hợp đồng đã ký

Lãng muốn làm theo phương pháp 2 để giá trị phát sinh nhỏ đi, không vượt TMĐT, không phải phê duyệt lại TMĐT dẫn đến thanh toán nhanh hơn. Trong khi theo phương pháp 1 thì vượt TMĐT, bắt buộc phải phê duyệt lại nên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn mà có khi không biết đến bao giờ mới có kết quả.

Năm hết tết đến, vốn thì đọng quá lâu Lãng muốn thu hồi vốn về sớm không Tết này đói toàn tập. Mọi người cho thêm ý kiến giúp Lãng, xem cách Lãng làm như thế có được không, có "đá" vào quy phạm nhà nước không?

Xin cảm ơn !!!
Luật chỉ bắt tội khi gây thất thoát lãng phí, chứ còn trường hợp tiết kiệm cho CĐT thì ai dám bắt mà phải xoắn.
Muốn buộc tội thì phải chứng minh thiệt hại, ở đây CĐT có lợi nên không vấn đề gì phải lăn tăn.
Mặt khác, đọc văn bản như Lãng thì thành đau bụng uống nhân sâm đó, người ta nói lập dự toán trình phê duyệt, thỏa thuận hợp đồng chứ người ta có nói là phải lập đơn giá/dự toán mới đâu. Áp luôn đơn giá cũ thì đã làm sao mà cứ lăn tăn. Để đầu óc ủ mưu đòi tiền còn về ăn tết sớm.
Với lại thanh toán sớm, trả hết công nợ, đem tiền gửi ngân hàng còn tốt hơn là chờ vài năm mới thanh toán. Bên mình có mấy ông nhà thầu thi công vốn NSNN, hợp đồng toàn bị trói câu: giữ lại x% chờ phê duyệt quyết toán. mà quyết toán thì nộp lên sở Tài chính mấy năm vẫn chưa thấy phê duyệt gì. có lẽ GXD làm thêm phần mềm thanh quyết toán cho các Sở nữa để đẩy nhanh lên chăng
 

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Trong hợp đồng của Lãng có điều khoản là:



Bây giờ có 2 phương pháp:
1. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với giá thời điểm thi công
2. Lập dự toán phần khối lượng phát sinh tăng hơn 20% với đơn giá như trong hợp đồng đã ký

Lãng muốn làm theo phương pháp 2 để giá trị phát sinh nhỏ đi, không vượt TMĐT, không phải phê duyệt lại TMĐT dẫn đến thanh toán nhanh hơn. Trong khi theo phương pháp 1 thì vượt TMĐT, bắt buộc phải phê duyệt lại nên thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn mà có khi không biết đến bao giờ mới có kết quả.

Năm hết tết đến, vốn thì đọng quá lâu Lãng muốn thu hồi vốn về sớm không Tết này đói toàn tập. Mọi người cho thêm ý kiến giúp Lãng, xem cách Lãng làm như thế có được không, có "đá" vào quy phạm nhà nước không?

Xin cảm ơn !!!
Theo mình trước hết phải xem hợp đồng là loại hợp đồng gì? theo đơn giá cố định hay đơn giá điều chỉnh?
- Nếu theo đơn giá cố định thì lập dự toán phần khối lượng phát sinh với đơn giá trong hợp đồng.
- Nếu theo hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì lập dự toán phần khối lượng phát sinh với đơn giá tại thời điểm lập.
Sau đó bạn phải làm theo đúng quy trình, trình lên chủ đầu tư phê duyệt (có thể phải thẩm tra) rồi làm phụ lục hợp đồng.
Ai có ý kiến thật rõ ràng, cụ thể về vấn đề này xin trao đổi thêm. vì vấn đề này rất hay xảy ra và bàn đến nhiều nhưng lại chưa tường tỏ, nhiều ý kiến trái chiều, mỗi nơi làm 1 kiểu.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo mình trước hết phải xem hợp đồng là loại hợp đồng gì? theo đơn giá cố định hay đơn giá điều chỉnh?
- Nếu theo đơn giá cố định thì lập dự toán phần khối lượng phát sinh với đơn giá trong hợp đồng.
- Nếu theo hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì lập dự toán phần khối lượng phát sinh với đơn giá tại thời điểm lập.
Sau đó bạn phải làm theo đúng quy trình, trình lên chủ đầu tư phê duyệt (có thể phải thẩm tra) rồi làm phụ lục hợp đồng.
Ai có ý kiến thật rõ ràng, cụ thể về vấn đề này xin trao đổi thêm. vì vấn đề này rất hay xảy ra và bàn đến nhiều nhưng lại chưa tường tỏ, nhiều ý kiến trái chiều, mỗi nơi làm 1 kiểu.
Ý kiến của bạn nêu không phù hợp với quy định và chẳng áp dụng được cho trường hợp của Lãng hỏi
1. Nếu theo đơn giá cố định thì lập dự toán phần khối lượng phát sinh với đơn giá trong hợp đồng: bạn xem lại khoản 1 điều 36 NĐ 48 trước khi đọc tiếp đến khoản 2 mà bạn Lãng đã trích ngay từ đầu
2. Ngay trong điểm a, khoản 2 điều 36 đã nói: Trường hợp khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng phát sinh;
Hợp đồng có 1 nguyên tắc rất quan trọng là thỏa thuận. Mà đã thỏa thuận thì các bên tự tính lợi ích của mình để đưa ra điều mình mong muốn. PHáp Luật cho phép tức là cho 1 giới hạn cụ thể, 2 bên có thể tự thỏa thuận với nhau trong giới hạn đó. Kịch sàn hay kịch trần đều là thỏa thuận, miễn là các bên đi đến cái kết là ký được 1 cái làm thỏa mãn nhu cầu các bên trên nguyên tắc Win - Win, nếu 1 bên thất bại, tự nhiên là thỏa thuận bị phá vỡ.
Ở đây Lãng đã nói lên 1 vấn đề là nếu áp đơn giá mới thì phải điều chỉnh TMĐT, duyệt lại từ đầu chưa biết bao giờ mới xong, nếu dùng đơn giá cũ thì có thể thanh toán sớm. Nhà thầu tự cân nhắc thiệt hơn chỗ này, tránh ăn thua quá về 1 đồng đơn giá mà chưa biết bao giờ mới được nhân, như VD tôi đã nêu về vấn đề quyết toán.
 

thanguong

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Đồng ý với ý kiến của naat thôi, tôi chấp nhận giá thấp vì tôi có đủ năng lực làm đảm bảo chất lượng mà vẫn có lợi cho tôi là được chứ có phạm luật gì. Đương nhiên nên chọn theo cách của Lãng thôi vì nếu như căn ke quá chỉ vì 1 chút lợi mà cứ mải miết đi đòi phê duyệt lại thì cái công và ...(nhiều cái khác) nữa có khi phê xong cũng chết. Thà rằng chốt luôn cho xong. Giống như mấy gói thầu bên tôi làm từ trước thì rồi cũng đến giai đoạn kiểm toán quyết toán, cắt đi vài ba chục triệu gì đó, sếp ok luôn khỏi cần đi đấu tranh đòi quyền..hii..để thời gian làm việc khác..Chúc Lãng nhanh chóng thu hồi vốn..heeee
 

doangs

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
17/4/09
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Trường hợp phát sinh lấy đơn giá bằng hoặc lớn hơn giá thầu thì không sao, còn trường hợp giảm thấp giá thầu có ai gặp chưa ạ? Bên em đang phải tranh đấu cho trường hợp này. Giá lập lại theo các quy định nhà nước thấp hơn thời điểm bỏ thầu. Vậy nên CDT không hài lòng với phương pháp đàm phán theo kiểu win - win.
 

Top