Hệ số trong đào đắp

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Theo em hiểu:
- Trong Định mức dự toán khối lượng đất đào tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào;
- Hệ số 1,28*[khối lượng đất đào]=[khối lượng đất tơi xốp] cần vận chuyển đi nếu đất này không dùng để đắp lại;
- 1,28 là hệ số chuyển từ thể tích đất tự nhiên sang đất tơi, em lấy theo TCVN 4447-1987;
Trong định mức đã tính đến hệ số nở rời của đất rồi bạn ạ. Vì vậy nếu bạn áp dụng định mức thì sẽ không còn hệ số này nữa!
- Em vừa lập một công thức tính khối lượng đất đào cho hố đào độc lập, nhờ anh VMC kiểm tra giúp em coi có thể dùng được không anh nha!
- Cám ơn anh rất nhiều, mong được anh góp ý thêm:D
Mình sẽ xem vào góp ý thêm cho bạn. Thanks!
 

congtaixnxl

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/6/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Trong định mức đã tính đến hệ số nở rời của đất rồi bạn ạ. Vì vậy nếu bạn áp dụng định mức thì sẽ không còn hệ số này nữa!

Mình sẽ xem vào góp ý thêm cho bạn. Thanks!
Vâng, em sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về vấn đề này trong thuyết minh của dự toán, cám ơn anh!

Trong định mức đã tính đến hệ số nở rời của đất rồi bạn ạ. Vì vậy nếu bạn áp dụng định mức thì sẽ không còn hệ số này nữa
Đúng là trong định mức có kể đến hệ số này rồi, và được hiểu ngầm qua thành phần hao phí ca máy đúng không anh VMC!
 
Last edited by a moderator:
H

HTUONG_TVDT

Guest
em muốn hỏi các bác về các hệ số đào đá , cảm ơn các bác d/c email của e hoangtumocoitinhyeu_2005 @yahoo.com.vn
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
em muốn hỏi các bác về các hệ số đào đá , cảm ơn các bác d/c email của e hoangtumocoitinhyeu_2005 @yahoo.com.vn
Đào đá không có hệ số bạn ạ. Khối lượng đào đá được tính theo m3 đá nguyên khai.
 

huyengiang

Thành viên mới
Tham gia
10/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
khối lượng công tác đào đất để đắp

Có một em xinh tươi cứ mong muốn TA chuyển vào Vũng Tàu:D sinh sống chỉ cần giải đáp giùm em một câu hỏi gửi qua email như sau:

Khối đất trước khi đào là một khối chặt (chặt tự nhiên) sẽ không thể chặt bằng sau khi đắp lại sử dụng máy đầm - nén chặt hơn (chặt nhân tạo, có tác động trọng lượng lên trên). Vì vậy, lượng đất đào ra khi lấp trở lại sẽ không đủ. Một khối đất nguyên thổ sau khi đào sẽ nở rời ra thể tích khi đó sẽ hơn một khối, nếu việc vận chuyển tính theo thể tích thì phải nhân thêm hệ số nở rời cho khối đất nguyên thổ.
Thầy em nói đúng và sếp em nói cũng đúng. Ý thầy em là để đắp (một hố có thể tích) 1m3 khối thì phải đem tới lượng đất đào ra từ (một cái hố khác) có thể tích là 1,6m3. Lượng đất đào ra từ hố 1,6m3 chặt tự nhiên, khi đào ra nó tơi thành 1,2 x 1,6m, khi có tác động của máy đầm để được độ chặt thiết kế thì chỉ được 1m3. Tuy nhiên, con số 1,6 và 1,2 đó thì tuỳ điều kiện thôi chứ không phải bất biến đối với mọi loại đất, mọi công trình... và để thuận lợi cho công tác quản lý, hệ số nở rời được tính trong định mức rồi. Ý sếp em chỉ rút gọn ý của thầy em lại thôi, không mâu thuẫn với nhau.
Vấn đề này hơi trừu tượng, mời các chuyên gia trao đổi thêm để giúp TA diễn giải cho rõ vấn đề nhé. Xin chân thành cảm ơn.

Chào Thế Anh!
Mình lấy một ví dụ cụ thể để cùng Thế Anh giả thích rõ hơn vấn đề này được không?
Áp dụng đối với công tác đào đất để đắp (vị trí đào cách đắp 7,5km)

Khi nghiệm thu, khối lượng nghiệm thu đo tại nơi đắp (K=0,9) là 10 (100m3)
-> Khối lượng vận chuyển = 10 x 1,1 = 11 (100m3) (1,1: Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đắp)
-> Vấn đề mình thắc mắc ở đây như sau:
+ Trường hợp 1: Khối lượng đào xúc đất để san lấp (Mã hiệu AB.241.53 chẳng hạn) sẽ bằng 11 (100m3) (Bảng dự toán chi tiết) và theo đó khối lượng vật liệu đất cần đào = 11 x 100 = 1.100m3 (100: Định mức vật liệu) (Bảng phân tích vật tư).
+ Trường hợp 2: Khối lượng đào xúc đất để san lấp (Mã hiệu AB.241.53 chẳng hạn) sẽ bằng 10 (100m3) (Bảng dự toán chi tiết) và theo đó khối lượng vật liệu đất cần đào = 10 x 100 x 1,1= 1.100m3 (100: Định mức vật liệu và 1,1: Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đắp) (Bảng phân tích vật tư).
Như vậy trường hợp nào nêu trên là đúng
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Mình nói thế này cho bạn dễ hiểu:
Ví dụ bạn cần đắp một hố móng công trình có kích thước là Rài x rộng x cao = 2 x 1 x 1,5m với độ chặt K = 0,90 chẳng hạn. Như vậy khối lượng đất đắp tính theo kích thước hình học là 2x1x1,5=3,0(m3). Tuy nhiên thực tế khi bạn đắp thì khối lượng đất bạn dùng thực tế không phải bằng 3,0 m3 như tính toán ở trên vì với độ chặt K = 0,9 thì bạn phải dùng một khối lượng nhiều hơn. ứng với độ chặt K = 0,9 thì bạn sẽ có hệ số tương ứng là 1,1. Vậy thực tế bạn phải dùng 3 x 1,1 = 3,3 m3 đất để đắp hố móng có kích thước như trên.

Bác căn cứ vào đâu mà nói ứng với K=0,9 là nhân 1,1 vậy? Mà cho em hỏi là trong định mức 24 và 1776 có cần phải nhân thêm hệ số này ko :confused:
 

Daotrung09

Thành viên mới
Tham gia
15/5/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Hệ số đất đắp nền đường

cho em hỏi em có một công trình khi vận chuyển đất để đắp đất K95 nhân với 1,2 và K98 thì nhân với 1,21. Vậy họ tính theo định mức hay quy phạm nào? Hãy giúp cho em với
 
S

son_vq121

Guest
@ capcon, daotrung09: hệ số chuyển đối bình quân từ đất đào sang đất đắp dược quy định trong Phần thuyết minh của Chương II "Công tác đào, đắp đất, đá, cát" của Bộ định mức 24 (hoặc 1776), trong đó:

- K = 0,85 thì hệ số chuyển đổi là 1,07
- K = 0,90 thì hệ số chuyển đổi là 1,10
- K = 0,95 thì hệ số chuyển đổi là 1,13
- K = 0,98 thì hệ số chuyển đổi là 1,16

Còn như daotrung09 nói hệ số chuyển đổi cho K95, K98 tương ứng là 1,20; 1,21 thì mình chưa nghe, chưa thấy.

Anh em khác có ý kiến với!

Thân!
 

philongkt09

Thành viên mới
Tham gia
31/3/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình nói thế này cho bạn dễ hiểu:
Ví dụ bạn cần đắp một hố móng công trình có kích thước là Rài x rộng x cao = 2 x 1 x 1,5m với độ chặt K = 0,90 chẳng hạn. Như vậy khối lượng đất đắp tính theo kích thước hình học là 2x1x1,5=3,0(m3). Tuy nhiên thực tế khi bạn đắp thì khối lượng đất bạn dùng thực tế không phải bằng 3,0 m3 như tính toán ở trên vì với độ chặt K = 0,9 thì bạn phải dùng một khối lượng nhiều hơn. ứng với độ chặt K = 0,9 thì bạn sẽ có hệ số tương ứng là 1,1. Vậy thực tế bạn phải dùng 3 x 1,1 = 3,3 m3 đất để đắp hố móng có kích thước như trên.
 

tiensang2010

Thành viên mới
Tham gia
1/1/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Bác có thể nói rõ cụ thể hơn về các hệ số này ko? Bác có thể đưa cụ thể cho anh em rõ hơn luôn.
Đối với đơn giá gia lai, cụ thể như sau:
k=0.90 hệ số là 1.1
K=0.95 hệ số là 1.13
K=0.98 hệ số là 1.16
 

tranbay

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
cho em hỏi em có một công trình khi vận chuyển đất để đắp đất K95 nhân với 1,2 và K98 thì nhân với 1,21. Vậy họ tính theo định mức hay quy phạm nào? Hãy giúp cho em với
Theo tôi nghĩ hề số 1,2 chính là hệ số sử dụng vật liệu. như vậy:
-nếu đơn giá đất để đắp được tính chuyển đổi từ đất đào nguyên thổ thì hệ số áp dụng trong dự toán bạn lấy theo ĐM 1776(1,07; 1,1; 1,13; 1,16).
-nếu đơn giá đất để đắp được tính theo đơn giá thông báo của địa phương thì hệ số áp dụng trong dự toán bạn tạm tính 1,3. Hệ số thực tế phải dựa vào kết quả thí nghiệm thực tế. NHưng thực tế từ xưa đến nay không Chủ đầu tư nào thực hiện công tác đó cả.
Xin các bạn góp ý thêm!
 

YaO.Kidnoob

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
23/7/08
Bài viết
37
Điểm thành tích
18
Tuổi
38
Như vậy là bạn vẫn chưa hiểu rõ công tác đào, đắp trong định mức rồi. Mình xin trao đổi thêm để bạn hiểu rõ vấn đề này:
- Khi bạn tính khối lượng đào đất thì bạn sẽ tính với khối lượng đất nguyên thổ, tức là bạn phải tính toán khối lượng theo kích thước hình học (không nhân hệ số gì hết).
- Khi bạn tính khối lượng đào đất để đắp thì bạn sẽ tính bằng khối lượng đất đắp (tính theo kích thước hình học của hố cần đắp) nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp (hệ số này bạn tra bảng trong định mức).
- Khi bạn tính khối lượng đất đắp thì bạn phải tính khối lượng đất đo tại nơi đắp, có nghĩa là khối lượng đất này sẽ bằng khối lượng đất đắp tính theo kích thước hình học nhân với hệ số đầm nén (tùy theo bạn đắp với độ chặt bằng bao nhiêu thì sẽ có hệ số tương ứng)
- Khi bạn tính khối lượng vận chuyển đất thì bạn tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào (đã tính đến hệ số nở rời của đất).

Xin chốt lại chổ này bằng một ví dụ , các bạn xem có đúng không ?
1 . Sau khi tính toán san nền, thiết kế đưa cho mình khối lượng đắp là : 100 m3
2. Lập dự toán :
2.1 Đào đất để đắp:
AB.24123 : đào xúc lấy đất tại mỏ để đắp bằng máy đào <=0,8 m3 , đất cấp iii ,hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp 1,13 (hệ số đầm nén).
100*1.13 =113m3
2.2 Vận chuyển đất (ab.41433) từ mỏ đến vị trí đắp cách mỏ đất 1km , hệ số nở rời của đất 1,2 (đã tính trong định mức, không tính nữa ) : đào bao nhiêu thì vận chuyển bấy nhiêu
100*1.13 = 113 m3
2.3 San đầm đất bằng máy đầm 9tấn k=0.95 (AB.62113) hệ số đầm nén 1.13 :
100*1.13 = 113 m3
 
Last edited by a moderator:

lvtuan1979

Thành viên mới
Tham gia
10/1/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Theo mình nghĩ: Các mục 2.1; 2.2 của bạn là đúng, nhưng mục 2.3 là không đúng, San đầm đất (hay đắp đất) là tính cho 1m3 hoàn thiện (đã tính đến hệ số le lèn và hệ số nở rời của đất) - Tức là mục san đầm K95 của bạn với khối lượng là 100m3. Quy định lại định mức 1776 - Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp (đo từ kích thước hình học).
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
176
Điểm thành tích
28
Các bạn đọc chương II công tác đào đất định mức 1776

Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I.
Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới.
Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng.
Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển.
 
N

Nguyenhongna

Guest
Trường hợp 1 mới đúng vì đây là khối lượng đào đất để chuyển đến nơi đắp. Nơi đắp đã được thẩm định hệ số đầm nén K=0.9 vì vậy khối lượng đất cần đào và vận chuyển đến phỉa được tính khối lượng đo tại nơi đào nhân với 1.1 vì đất nguyên thổ có hệ số tơi xốp của tự nhiên.
Còn trong trường hợp bạn chỉ cần đào một khu đồi đổ đi (Không thanh toán khối lượng đắp tại nơi mới) thì chỉ cần tính khối lượng đào đo tại nơi đào thôi.
Kinh nghiệm của Chủ đầu tư nơi mình công tác thì chỉ tính san nền K=0.85. Diện tích làm nền đường giao thông trong khu đô thị thì tính thêm chiều cao 0.3m K=0.9 và chiều cao 0.3m K=0.98. Nếu tính san nền đô thị mà tính toàn bộ khối lượng K=0.9 luôn thì tốn tiền mà thực tế không ai làm được vì cứ 0.2m đến 0.3m mà lu một lần thì chẳng nhà thầu nào làm thế hộ chỉ làm thế được khi lu nèn đường giao thông thôi.
 

hoangnga283

Thành viên mới
Tham gia
16/7/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
24
các pác làm ơn chi gúp em,với hệ số đầm chặt k=0.9 thì có làm móng xây dựng công trình đc ko? có tiêu chuẩn nào nói về ái này ko?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
các pác làm ơn chi gúp em,với hệ số đầm chặt k=0.9 thì có làm móng xây dựng công trình đc ko? có tiêu chuẩn nào nói về ái này ko?
không hiểu ý bạn nói lắm, bởi vì móng công trình là một bộ phận của công trình, được tính toán theo tải trọng công trình và khả năng chịu tải của đất nền, không liên quan đến hệ số đầm chặt (có chăng chỉ là sức chịu tải của đất nền lớn hơn một chút khi chưa đầm).
Còn nếu bạn hỏi thì chắc là áp dụng cho công trình giao thông nhưng ngay cả công trình giao thông thì còn phải xem vật liệu làm móng đường nữa nên không thể kết luận được
 

ngocvu92

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Các bác nói nhiều tôi không hiểu gì cả:
Tôi ví dụ thế này: Tôi cần đắp đất nền xưởng 10x10x0.3 = 30m3 (K98)
1: Khối lượng san đầm K98 là 30m3 (ok không bàn nữa)
2: Khối lượng đào xúc đổ lên phương tiện ô tô để vận chuyển đến nơi đắp là = .....?m3
3: Khối lượng vận chuyển bằng ô tô 10 tấn để đắp là = .....?m3
Các bác điền khối lượng vào chổ trống và giải thích cụ thể dùm để cho mọi người hiểu mà làm cho đúng khi lập dự toán, thanh quyết toán
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Các bác nói nhiều tôi không hiểu gì cả:
Tôi ví dụ thế này: Tôi cần đắp đất nền xưởng 10x10x0.3 = 30m3 (K98)
1: Khối lượng san đầm K98 là 30m3 (ok không bàn nữa)
2: Khối lượng đào xúc đổ lên phương tiện ô tô để vận chuyển đến nơi đắp là = .....?m3
3: Khối lượng vận chuyển bằng ô tô 10 tấn để đắp là = .....?m3
Các bác điền khối lượng vào chổ trống và giải thích cụ thể dùm để cho mọi người hiểu mà làm cho đúng khi lập dự toán, thanh quyết toán
Bạn đọc chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát quyển định mức 1776 sẽ thấy: với K = 0.98, hệ số chuyển đổi đất đào và đất đắp là 1,16. Như vậy, muốn đắp 1m3 đo tại nơi đắp, bạn cần đào và vận chuyển 1,16 khối đất.
Ở bài toán bạn đưa ra ở trên, KL đất cần đào và vận chuyển là 30 x 1.16 = 34.8m3 (KL đào bằng KL vận chuyển)
 

ngocvu92

Thành viên mới
Tham gia
14/8/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Bạn thongktnl cho mình hỏi luôn. Vậy khi tính dự toán với giả thiết trên thì ta nhập vào khối lượng 2 công tác:
2:AB.24133 Khối lượng đào xúc đổ lên phương tiện ô tô để vận chuyển đến nơi đắp là 34.8m3 hay là 30m3
3: AB.41433 Khối lượng vận chuyển 1000M bằng ô tô 10 tấn để đắp là là 34.8m3 hay là 30m3
Xin cam ơn trước nha
 

Top