Lựa chọn Nhà thầu gói thầu EPC tương tự thế nào?

  • Khởi xướng ticger_tkv
  • Ngày gửi
T

ticger_tkv

Guest
Xin gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người! Chúc năm mới vạn sự như ý!
Có một tình huống thế này tôi xin hỏi và mong mọi người cho ý kiến để thực hiện.
Có một gói thầu EPC được ký hợp đồng thực hiện vào tháng 12/2008. Gói thầu này do tính chất đặc thù nên áp dụng theo hình thức Chỉ đinh thầu.
Đến nay (02/2009) lại có một gói thầu EPC tương tự thuộc dự án khác thì có cơ sở nào để áp dụng tiếp hình thức Chỉ định thầu hay không? Nếu có thì cơ sở pháp lý nào hướng dẫn?
Chờ ý kiến của mọi người. Cảm ơn nhiều!
 
D

duc

Guest
Theo mình thì vẫn có thể:
1. Xem giá trị gói thầu là bao nhiêu??
2. nguồn vốn
3. Cơ chế đặc thù của dự án...
 

Hoàng Linh

Thành viên năng động
Tham gia
25/9/08
Bài viết
70
Điểm thành tích
8
Xin gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người! Chúc năm mới vạn sự như ý!
Có một tình huống thế này tôi xin hỏi và mong mọi người cho ý kiến để thực hiện.
Có một gói thầu EPC được ký hợp đồng thực hiện vào tháng 12/2008. Gói thầu này do tính chất đặc thù nên áp dụng theo hình thức Chỉ đinh thầu.
Đến nay (02/2009) lại có một gói thầu EPC tương tự thuộc dự án khác thì có cơ sở nào để áp dụng tiếp hình thức Chỉ định thầu hay không? Nếu có thì cơ sở pháp lý nào hướng dẫn?
Chờ ý kiến của mọi người. Cảm ơn nhiều!
¹
Bạn vẫn thực hiện bình thường gói thầu này theo đúng trình tự qui định của Luật đấu thầu và Nghị định 58/2008/NĐ-CP về hướng dẫn lựa chọn nhà thầu, và tham khảo thêm Thông tư 08/2003/TT-BXD ngày 9/7/2003 của Bộ XD hướng dẫn nội dung và quản lý HĐ Tổng thầu EPC (mình không biết hiện nay đã có văn bản nào thay thế Thông tư này chưa). Hơn nữa, việc thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hay hình thức nào khác thì tùy vào điều kiện từng gói thầu và được phê duyệt trong KH đấu thầu của DA. Chúc bạn hoàn thành tốt công việc.
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Xin gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người! Chúc năm mới vạn sự như ý!
Có một tình huống thế này tôi xin hỏi và mong mọi người cho ý kiến để thực hiện.
Có một gói thầu EPC được ký hợp đồng thực hiện vào tháng 12/2008. Gói thầu này do tính chất đặc thù nên áp dụng theo hình thức Chỉ đinh thầu.
Đến nay (02/2009) lại có một gói thầu EPC tương tự thuộc dự án khác thì có cơ sở nào để áp dụng tiếp hình thức Chỉ định thầu hay không? Nếu có thì cơ sở pháp lý nào hướng dẫn?
Chờ ý kiến của mọi người. Cảm ơn nhiều!
.

Bạn thân mến, Tôi xin đóng góp ý kiến như sau:

1. Luật ĐT quy định có 07 hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó chỉ có hình thức ĐTRR là không có điều kiện, còn lại 06 hình thức là lựa chọn nhà thầu có điều kiện. Đối với chỉ định thầu là hình thức tồn tại 02 loại điều kiện gồm:
- Điều kiện về giá gói thầu quy định tại điểm đ khoản 1 điều 20 luật ĐT.
- Đìêu kiện về tính chất của gói thầu quy định tại điểm a;b;c;d khoản 1 điều 20 luật đấu thầu.
Bên cạnh đó điều 40 NĐ 58/2008 đã đưa vào câu " các trường hợp chỉ định thầu thực hiện theo quy định tai." điều 20 luật đấu thầu và điểm đ khoản 1 điều 101 luật xây dựng". Tôi xin trích dẫn điều luật để mọi người tiện xem xét.
Điều 20. Chỉ định thầu
1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
b) Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
d) Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ;
đ) Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Điều 40. Các trường hợp được chỉ định thầu
Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng.
Các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật Xây dựng, bao gồm:
1. Các trường hợp quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ;
2. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch trong trường hợp chủ đầu tư phải bảo đảm chứng minh được chỉ có nhà thầu duy nhất có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
3. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đầu tư;
4. Gói thầu dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư trong trường hợp cấp bách và chủ đầu tư phải đảm bảo xác định rõ được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của gói thầu; trường hợp không cấp bách thì phải tổ chức đấu thầu;
5. Gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
6. Đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135: trường hợp cộng đồng dân cư địa phương có thể đảm nhiệm thì giao cho người dân ở địa phương đó thực hiện; trường hợp có nhiều tổ chức đoàn thể tại địa phương có nhu cầu tham gia thì lựa chọn tổ chức đoàn thể đưa ra phương án thực hiện hiệu quả nhất. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình chỉ định thầu áp dụng cho trường hợp này;
Nếu xét về vấn đề bạn hỏi thì cả điều 20 và điều 40 đều không có trường hợp nào quy định về tính đặc thù gói thầu của bạn thì được chỉ định thầu.
Mặt khác: điểm 21 điều 4 luật đấu thầu quy định:
21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.
Theo khái niệm gói thầu EPC, đối chiếu với các quy định tại điều 20 luật đấu thầu và điều 40 NĐ 58/2008 nêu trên thì không có trường hợp nào quy định cho gói thầu EPC được chỉ định thầu.
Vậy vấn đề đặt ra trên thực tế:
- Nếu có gói thầu EPC chỉ có một nhà thầu duy nhất trong nước có thể làm được thì phải làm sao? ĐT quốc tế.
- Nhưng giá trị gói thầu EPC nhỏ mà đấu thầu quốc tế thì không ổn? nhỏ hay lớn cũng phải theo luật thôi.
Mong các bạn có ý kiến thêm.
 
Last edited by a moderator:
T

ticger_tkv

Guest
Rất cảm ơn các bạn!
Mọi người thảo luận thêm một chút về Gói thầu EPC này nhé.
Gói thầu này phục vụ cho một dự án khai khoáng.
Gói thầu này chưa từng được thực hiện ở Việt Nam (vì thế đương nhiên thiết bị là phải do nước ngoài cung cấp)
Giá trị gói thầu này khoảng trên 70 tỷ
Song, phần tư vấn thiết kế thì tư vấn VN có một Nhà thầu có thể đảm nhận (có thể nói là duy nhất).
Vì thế, tôi muốn mọi người thảo luận thêm vấn đề nếu tiếp tục để nhà thầu đã thực hiện gói thầu trước đó rồi thì có được không?
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Rất cảm ơn các bạn!
Mọi người thảo luận thêm một chút về Gói thầu EPC này nhé.
Gói thầu này phục vụ cho một dự án khai khoáng.
Gói thầu này chưa từng được thực hiện ở Việt Nam (vì thế đương nhiên thiết bị là phải do nước ngoài cung cấp)
Giá trị gói thầu này khoảng trên 70 tỷ
Song, phần tư vấn thiết kế thì tư vấn VN có một Nhà thầu có thể đảm nhận (có thể nói là duy nhất).
Vì thế, tôi muốn mọi người thảo luận thêm vấn đề nếu tiếp tục để nhà thầu đã thực hiện gói thầu trước đó rồi thì có được không?
Bạn thân mến .Bạn đã quên xem khái niện vè thế nào là gói thầu EPC:
điểm 21 điều 4 luật đấu thầu quy định:
21. Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.


Theo khái niệm gói thầu EPC, đối chiếu với các quy định tại điều 20 luật đấu thầu và điều 40 NĐ 58/2008 nêu trên thì không có trường hợp nào quy định cho gói thầu EPC được chỉ định thầu.
Vậy vấn đề đặt ra trên thực tế:
- Nếu có gói thầu EPC chỉ có một nhà thầu duy nhất trong nước có thể làm được thì phải làm sao? ĐT quốc tế.
- Nhưng giá trị gói thầu EPC nhỏ mà đấu thầu quốc tế thì không ổn? nhỏ hay lớn cũng phải theo luật thôi.Vậy có nghĩa bạn phải chơi với NN rồi.
 
T

tuanvec

Guest
Thông tư 08/2003/TT-BXD ngày 9/7/2003

Thông tư 08/2003/TT-BXD ngày 9/7/2003 của Bộ xây dựng đã hết hiệu lực. Không biết phải theo hướng dẫn nào để thực hiện (Trong trường hợp không có dự tóan thì thực hiện công tác chỉ định thầu ra sao) Nhờ các bạn chỉ giáo.
 
Last edited by a moderator:

dhkt02

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Qui trình thực hiện gói thầu chìa khóa trao tay

Mình đang làm dự án có gói thầu "Chìa khóa trao tay" muốn xin ý kiến đóng góp của mọi người.
1. Các công việc của Tổng thầu như: lập dự án, thiết kế, thi công...khi thực hiện thì việc thẩm tra, thẩm định, giám sát...do Tổng thầu tự thuê đơn vị tư vấn thực hiện hay do Chủ đầu tư thuê.
2. Chủ đầu tư có phải thuê đon vị tư vấn quản lý dự án hay không( CĐT không đủ năng lực)
Ai có qui trình thực hiện gói thầu nay thì gửi cho mình xin nhé.
thanks!
 

dhkt02

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
ui cha, chẳng ai giúp mình vậy??? Có bác nào bít về qui trình thực hiện dự án theo hình thức "Chìa khóa trao tay" hok, chỉ giùm em với. Help me!
thanks
 

dhkt02

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
E sưu tầm được cái này các bác xem cho ý kiến nhé:

[FONT=&quot]HÌNH THỨC CHÌA KHÓA TRAO TAY[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]1. Hình thức Chìa khóa trao tay được áp dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện Tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]2. Trách nhiệm quản lý thực hiện dự án:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]2.1. Chủ đầu tư có trách nhiệm:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]a) Làm thủ tục trình duyệt các nội dung của dự án;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]b) Tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổng thầu;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]c) Ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]d) Tổ chức việc thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu theo tiến độ trong hợp đồng và các quy định của pháp luật;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]e) Đảm bảo vốn để thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế,[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]g) Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]h) Thực hiện các nhiệm vụ khác của Chủ đầu tư theo quy định tại Điều 14 của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]2.2. Nhà thầu có trách nhiệm:[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]a) Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]b) Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về tiến độ, chất lượng, giá cả và các yêu cầu khác của dự án theo đúng hợp đồng đã ký kết;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]c) Trường hợp có giao thầu lại cho các thầu phụ thì phải thực hiện đúng cam kết trong Hồ sơ dự thầu và hợp đồng do tổng thầu đã ký với Chủ đầu tư;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]d) Chịu hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho Chủ đầu tư khai thác, vận hành dự án;[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]e) Thực hiện bảo hành công trình và các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.[/FONT]
 

dhkt02

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
29
Điểm thành tích
8
Thứ 6 ngày 13

Thứ Sáu ngày 13 của bất kỳ tháng nào trong bất kỳ năm nào được xem như một ngày kém may mắn ở nhiều nước phương Tây, điển hình tại Anh Quốc, Đức, Bồ Đào Nha. Điều tương tự còn bắt gặp cả những nơi khác trên thế giới như tại Hy LạpTây Ban Nha. Nỗi ám ảnh về Thứ Sáu ngày 13 đã được gọi là paraskavedekatriaphobia, một câu bắt nguồn từ những từ móc nối vào nhau của người Hy Lạp: Παρασκευή, δεκατρείς và φοβία, nghĩa là "Thứ Sáu, số thứ tự thứ 13, sự sợ hãi/ám ảnh từng người". Đánh vần xen kẽ nhau các từ nói trên có thể tổ hợp thành các từ paraskevodekatriaphobia, paraskevidekatriaphobia, hay friggatriskaidekaphobia và là một hình thái đặc biệt của triskaidekaphobia (nỗi ám ảnh về con số thứ 13). ở Ý ngày thứ Sáu kém may mắn là ngày 17.
Lịch sử

Dossey, tác giả cuốn Holiday Folklore, Phobias and Fun, cho biết nỗi sợ bắt nguồn từ thời cổ đại, khi số 13 và thứ Sáu - hai điều mang lại vận đen kết hợp với nhau thì tạo nên một ngày vô cùng bất hạnh.
Trước thế kỷ 21, mặc dù số thứ tự 13 được xem như là xui xẻo và ngày thứ Sáu được xem là ngày đen đủi, đã không có mối liên kết nào giữa chúng. Những tài liệu đầu tiên đề cập đến "Thứ Sáu, ngày 13" được nghe chung chung xuất hiện vào đầu những năm 1900.
Tuy nhiên có những dẫn chứng phổ biến hiện hữu xung quanh nguồn gốc của khái niệm:

  1. "Bữa ăn cuối cùng" (The Last Supper), với câu chuyện Giuđa là vị khách thứ 13 và ngày Giê-su bị đóng đinh là ngày thứ Sáu.
  2. Điều khác cũng thuộc Kinh ThánhEva đã tặng Adam trái cây vào ngày thứ Sáu và Abel bị giết cũng xảy ra vào ngày thứ Sáu (mặc dù Kinh Thánh không xác nhận những ngày của tuần lễ khi những sự kiện này xảy ra)
  3. Sự khỏi đầu vào ngày thứ Sáu (13 tháng 10 năm 1307), kỳ hạn những Hiệp sĩ Công giáo trong hội Knights Templar đã bị bắt giữ cùng lúc tại Pháp bởi những thuộc hạ của vua Philippe IV.
  4. Con số 13 cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết của Na Uy về 12 vị thần dự tiệc tại thiên đường Valhalla. Khi đó một vị khách không mời thứ 13 xuất hiện, thần tinh quái Loki. Tại đó, Loki đã ngầm liên kết với Hoder, thần bóng tối, bắn thần Balder xinh đẹp, vị thần mang lại niềm vui và hạnh phúc, bằng một mũi tên tẩm độc tầm gửi. Balder chết và cả trái đất chìm trong bóng tối và tang tóc. Đó là một ngày đen đủi, bất hạnh.
Dù vậy, trên phương diện lịch sử không có sự mê tín về thứ Sáu nào liên kết với ngày thứ 13 của tháng.
Trường hợp của Hy Lạp, thứ Sáu ngày 13 tháng 4 năm 1204 là ngày mà Constantinople bị những kẻ tử vì đạo cướp bóc trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ 4. Của cải của thành phố đã rơi vào tay người Thiên Chúa Giáo khi những chiến lợi phẩm được mang từ đây về, đã khiến cho thứ Sáu ngày 13 mang ý tồi tệ. Quá mỉa mai, Constantinople đã sụp đổ lần thứ hai trong lịch sử của nó vào ngày thứ Ba ngày 29 tháng 5 năm 1453 khi những đạo quân Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt dấu chấm hết cho Đế chế Byzantine và những vùng người Hy Lạp xác lập chủ quyền trong một vài thế kỷ, vì vậy điều này càng củng cố thêm rằng thứ Ba ngày 13 như là một ngày xui xẻo ở Hy Lạp.
Một vài câu chuyện thời hiện đại (bao gồm cuốn Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code) tuyên bố rằng khi vua Philippe IV của Pháp bắt giữ những người trong hội Templar vào ngày 13 tháng 10 năm 1307, đã trở thành sự khởi đầu cho huyền thoại về sự xui xẻo của thứ Sáu ngày 13. Tuy nhiên, về mặt lịch sử tuy có những dẫn chứng rất chặt chẽ về việc con số 13 đã được cân nhắc xem như là bất hạnh, sự liên tưởng có thực trong tâm trí về thứ Sáu ngày 13 lại dường như là một điều bịa đặt từ đầu những năm 1900.:)):D (sưu tầm)
 

phong2tky

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/10/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Xin gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả mọi người! Chúc năm mới vạn sự như ý!
Có một tình huống thế này tôi xin hỏi và mong mọi người cho ý kiến để thực hiện.
Có một gói thầu EPC được ký hợp đồng thực hiện vào tháng 12/2008. Gói thầu này do tính chất đặc thù nên áp dụng theo hình thức Chỉ đinh thầu.
Đến nay (02/2009) lại có một gói thầu EPC tương tự thuộc dự án khác thì có cơ sở nào để áp dụng tiếp hình thức Chỉ định thầu hay không? Nếu có thì cơ sở pháp lý nào hướng dẫn?
Chờ ý kiến của mọi người. Cảm ơn nhiều!
hehe còn đi hỏi lung tung:"Gói thầu này do tính chất đặc thù nên áp dụng theo hình thức Chỉ đinh thầu" Thế bây giờ làm thế nào???
 

vulien_viwaco

Thành viên mới
Tham gia
5/11/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Chỉ định thầu thực hiện chìa khóa trao tay

Tôi có nguồn vốn ngân sách để đầu tư dự án ( dự án nhóm C) và muốn chỉ định thầu theo hình thức Chìa khóa trao tay cho một đơn vị mình biết là thực hiện tốt và thuận lợi thì có được không, hãy mách cho mình mới. Mình đọc bài của bạn thì thấy dự án nhóm C được chỉ định thầu chì khóa trao tay. Vậy thì điều kiện để chỉ định thầu chìa khóa trao tay thế nào và quy định ở đâu?
Có bạn nào biết mách cho mình với, mình đang rất cần. Cảm ơn các bạn nhiều.:))
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top