Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế

  • Khởi xướng khanhme01
  • Ngày gửi
T

tabcgd

Guest
Chào các bạn, tôi thấy chúng ta tranh luận rất hay, cá nhân tôi xin có ý kiến về việc thay đổi thiết kế các CTGT như sau:
1. Quy trình khảo sát quy định khối lượng khảo sát quá ít. Thử tượng tượng xem, 1Km mà khoan 1-2 lỗ khoan thì tôi đố các vị dù có lương tâm nghề nghiệp đến mấy, kể cả làm không công cũng chẳng thể xác định chính xác địa chất để mà có số liệu thiết kế chính xác.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao hầu hết công trình do tư vấn nước ngoài làm thì ít phải thay đổi thiết kế mà cứ tư vấn trong nước làm là hay có việc đó?
Xin trả lời: Cùng một dự án nhưng nếu tư vấn nước ngoài làm có thể nhận được mức chi phí thậm chí gấp hàng chục lần so với việc tư vấn trong nước làm. Lý do là họ chẳng bị chi phối bởi quy trình của VN, sản phẩm họ phải làm ra đảm bảo chất lượng tốt tương xứng với chi phí họ nhận được. Với chi phí hàng chục lần đó, tư vấn trong nước khoan 20 lỗ khoan/1Km thì liệu độ chính xác có hơn gấp nhiều lần?
Câu hỏi nữa là: Biết thế tại sao không khoan hàng chục lỗ khoan đi?
Trả lời: Thanh tra vào sẽ hỏi ông nào duyệt? duyệt theo quy trình nào? tại sao lại duyệt quá cao? kết luận thất thoát.
2. Định mức chi phí KSTK của Bộ Xây dựng còn thấp
Mặc dù cũng là kỹ sư kinh tế xây dựng vừa là kỹ sư xây dựng cầu đường, tôi cũng am hiểu tương đối về lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của ngành nhưng tôi thấy định mức của VN nhiều cái không sát thực. Khi XD ĐM thường tham khảo cái trước đó, mà thời xưa tiền không có mấy, làm toàn công trình cấp thấp nên nay đem định mức đó (tuy có sửa) áp dụng cho công trình hiện đại thì làm sao phù hợp?
Một vấn đề khác, BXD là cơ quan chủ trì ban hành ĐM cho các ngành, các chuyên gia cứ suy diễn từ việc làm 1 công trình xây dựng dân dụng ra áp dụng cho CTGT trải dài theo tuyến qua các vùng có tính chất tự nhiên, địa hình địa chất thủy văn, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì làm sao sát thực được?
Còn tất nhiên, các yếu tố khác như GPMB, quy hoạch điều chỉnh hay thời gian thẩm định phê duyệt và yếu tố do nhà thầu thi công thì chỗ này chỗ nọ cũng có. Tuy nhiên, theo tôi tiền nào của ấy, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là vấn đề kinh phí như trên.
 
T

td.bitexco

Guest
Không thể có kết luận chủ quan và vội vàng được

Chào các bạn, tôi thấy chúng ta tranh luận rất hay, cá nhân tôi xin có ý kiến về việc thay đổi thiết kế các CTGT như sau:
1. Quy trình khảo sát quy định khối lượng khảo sát quá ít. Thử tượng tượng xem, 1Km mà khoan 1-2 lỗ khoan thì tôi đố các vị dù có lương tâm nghề nghiệp đến mấy, kể cả làm không công cũng chẳng thể xác định chính xác địa chất để mà có số liệu thiết kế chính xác.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao hầu hết công trình do tư vấn nước ngoài làm thì ít phải thay đổi thiết kế mà cứ tư vấn trong nước làm là hay có việc đó?
Xin trả lời: Cùng một dự án nhưng nếu tư vấn nước ngoài làm có thể nhận được mức chi phí thậm chí gấp hàng chục lần so với việc tư vấn trong nước làm. Lý do là họ chẳng bị chi phối bởi quy trình của VN, sản phẩm họ phải làm ra đảm bảo chất lượng tốt tương xứng với chi phí họ nhận được. Với chi phí hàng chục lần đó, tư vấn trong nước khoan 20 lỗ khoan/1Km thì liệu độ chính xác có hơn gấp nhiều lần?
Câu hỏi nữa là: Biết thế tại sao không khoan hàng chục lỗ khoan đi?
Trả lời: Thanh tra vào sẽ hỏi ông nào duyệt? duyệt theo quy trình nào? tại sao lại duyệt quá cao? kết luận thất thoát.
2. Định mức chi phí KSTK của Bộ Xây dựng còn thấp
Mặc dù cũng là kỹ sư kinh tế xây dựng vừa là kỹ sư xây dựng cầu đường, tôi cũng am hiểu tương đối về lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của ngành nhưng tôi thấy định mức của VN nhiều cái không sát thực. Khi XD ĐM thường tham khảo cái trước đó, mà thời xưa tiền không có mấy, làm toàn công trình cấp thấp nên nay đem định mức đó (tuy có sửa) áp dụng cho công trình hiện đại thì làm sao phù hợp?
Một vấn đề khác, BXD là cơ quan chủ trì ban hành ĐM cho các ngành, các chuyên gia cứ suy diễn từ việc làm 1 công trình xây dựng dân dụng ra áp dụng cho CTGT trải dài theo tuyến qua các vùng có tính chất tự nhiên, địa hình địa chất thủy văn, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì làm sao sát thực được?
Còn tất nhiên, các yếu tố khác như GPMB, quy hoạch điều chỉnh hay thời gian thẩm định phê duyệt và yếu tố do nhà thầu thi công thì chỗ này chỗ nọ cũng có. Tuy nhiên, theo tôi tiền nào của ấy, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là vấn đề kinh phí như trên.

Xin lưu ý bạn là BXD là cả một bộ máy quản lý Nhà nước mà ở đó có đầy đủ các chuyên gia hàng đầu! trên tất cả các lĩnh vực về XDCB. Đừng vì sự nhìn nhận ở một vài công trình hay thực tế gặp phải mà vội kết luận hệ thống ĐM là "suy diễn" được. Bạn nói là "am hiểu tương đối về lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của ngành" thử hỏi quy trình xây dựng định mức cho từng công tác như thế nào bạn có biết không mà đã vội kết luận là "suy diễn", hệ thống ĐM của BXD ban hành thay đổi từ ĐM 56/BXD-VKT, đến 1242/1998/QDD-BXD rồi hiện nay là 24/2005/BXD chả lẽ bạn không biết hay sao? Nếu cứ dựa vào cái cũ thì cần gì phải thay đổi nhiều như thế cho tốn kém. Là một kỹ sư nhất là trong lĩnh vực XD thiết nghĩ chúng ta nên "hiểu" và vận dụng linh hoạt hệ thống ĐM và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước để áp dụng vào thực tế hơn là "tưởng tượng" ra các lý do và đổi tại cơ chế. Không có một hệ thống văn bản quy trình quy phạm của bất kỳ quốc Gia nào là hoàn hảo cả, chúng ta cần có thời gian để xây dựng, đúc kết để chỉnh sửa và hoàn thiện dần, tất cả đang trông chờ vào "ý kiến đóng góp", vào "sáng kiến" của các bạn. Thân chào!
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Mình có đồng quan điểm với anh td.bitexco.
Nhiều người trong chúng ta có cách suy nghĩ định mức của bộ thiếu hợp lý, không đầy đủ khiến cho công việc lập dự toán gặp nhiều khó khăn.
Từ suy diễn mà 1 bạn dùng để nói các chuyên viên của bộ xây dựng xây dựng định mức là không chấp nhận được.Mọi thứ đều được tính toán 1 cách khoa học, chi tiết để ra được định mức áp dụng cho các công trình xây dựng cơ bản trên cả đất nước,
Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng nghiên cứu, cố gắng tìm hiểu để có thể vận dụng 1 cách linh hoạt và thông minh định mức của bộ xây dựng để công viêc được tốt hơn chứ không nên nói những điều không chính xác và thiếu suy nghĩ như vậy.
 
T

tabcgd

Guest
Chào mọi người
Tôi chỉ muốn giải thích rõ đôi chút cho mọi người hiểu rằng ngành giao thông không đến mức quá tồi tệ như một số ý kiến quy chụp đâu.
Còn việc định mức khảo sát thiết kế, nếu ai vấp phải vấn đề mới thấy nó phức tạp. Có bạn bảo vận dụng linh hoạt và thông minh, thiết nghĩ bạn đó chắc còn trẻ và chưa phải giải trình thanh tra mấy.
Còn phương pháp tính định mức ư? công thức nội suy chi phí thiết kế hiện nay như hàm forcast trong excel. Tôi không dám nghĩ mình là một chuyên gia gì nhưng nhiều dự thảo Thông tư, Nghị định của Bộ XD đề nghị góp ý tôi cũng từng tham gia. Có nhiều ý kiến các Bộ khác đóng góp nhưng chưa được để tâm lắm.
Nếu ai am hiểu về cấp hạng công trình, thử xem có hợp lý không nếu đường GTNT A có cấp công trình là cấp III mà đường cấp kỹ thuật IV, V, VI (cấp cao hơn GTNT A) lại có cấp công trình là IV (thấp hơn GTNT A) trong ND209?
Một vấn đề nữa, tuyến đường kéo dài hàng trăm Km mà áp dụng định mức chi phí thiết kế 2 bước (TKCS và TKBVTC) thì thử hỏi làm sao tránh được sai sót trong khi quy trình cho phép mỗi Km khoan có vài lỗ?
 
P

PVN

Guest
Giao thông tức mình định mức xây dựng, nhưng xây dựng cũng có cái tức mình giao thông.
Ví dụ: Cùng làm một việc như nhau, mà bảng lương giao thông cao hơn xây dựng?
(Không biết bây giờ còn đúng không)

Nói đi nói lại thì tội nợ là tại định mức :)
Mà tội nợ cũng không hoàn toàn tại định mức mà tại người sử dụng định mức
Mà người sử dụng định mức cũng có người có tội có người vô tội
Ví dụ: người dùng định mức để định hướng dự toán thì OK, đằng này cứ dùng định mức để moi móc bặt chẹt nhau từng ly từng tý thì rất mệt. Định mức chỉ là cái bình quân tổng thể của xã hội, chứ áp vào từng trường hợp cụ thể làm sao đúng được.

Theo PVN đó là cả hệ thống tư duy xã hội, NĐ 99 không thể ngày 1, ngày 2 mà cải tổ được. Ví dụ: Đấu thầu mà cứ nhăm nhăm chẻ hoe từng mét khối cát, từng cái cọc tre, nghiệm thu mà cứ soi từng mẫu thử bê tông, trừ thể tích chiếm chỗ bê tông của từng mẩu cốt thép. Biết đấy, nhưng không làm khác được, vì sợ thanh tra kiểm toán.

Tức mình đi làm thanh tra kiểm toán :)
 
Last edited by a moderator:
N

nmha

Guest
Về cơ bản, tôi thống nhất với ý kiến của bạn tabcgd. Tôi biết bạn là người có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông. Mong bạn tiếp tục phát huy để có nhiều ý kiến hơn nữa. Tôi nghĩ, với vị trí công tác tại Cục quản lý chuyên ngành của bạn bây giờ thì những kinh nghiệm khi bạn công tác tại Cục GD & QLCL CTGT sẽ giúp ích rất nhiều.
 
Last edited by a moderator:
V

vinhhuong

Guest
Hic . Nói chung bản vẽ thi công lập có thể là do:
+ Nhà thầu tư vấn lập BVTC
+ Nhà thầu thi công lập luôn BVTC
Lập do ai là phụ thuộc vào năng lực của đơn vị đó có đủ điều kiện để lập ko và đồng thời CDT có thuê đơn vị đó hay ko .
 
C

chuotdong

Guest
Xin chào bác Đổi mói, Bác có văn bản nào qui định: đối vói DA ODA thì BVTC do nhà thầu lập và TV GS duyệt ? Nếu có, Bác post lên cho anh, em xem đuọc không?

Cái này là theo thông lệ quốc tế bạn ah. Nó được xác định tùy công trình, hạng mục cụ thể của Dự án ODA đó sẽ làm theo Luật VN hay thông lệ quốc tế.
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
Hic . Nói chung bản vẽ thi công lập có thể là do:
+ Nhà thầu thi công lập luôn BVTC
Lập do ai là phụ thuộc vào năng lực của đơn vị đó có đủ điều kiện để lập ko và đồng thời CDT có thuê đơn vị đó hay ko .
Thật không bạn, có đơn vị nào vừa thi công vừa thiết kế trong cùng 1 công trình không bạn ? :beat:

Còn hiện nay nhiều đơn vị có đủ chứng chỉ, giấy phép .... cả thi công XD và tư vấn thiết kế đấy
 
Y

ylangylang2004

Guest
Cho mình hỏi luôn các bạn. Nếu nhà thầu thi công lập luôn bản vẽ thi công thì giá gói thầu khi chào thầu có bao gồm kinh phí lập TK BVTC, CP đảm bảo giao thông thuỷ, đảm bảo GT đường bộ (nếu có) không?
 

bth2018

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
31/8/07
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Cho mình hỏi luôn các bạn. Nếu nhà thầu thi công lập luôn bản vẽ thi công thì giá gói thầu khi chào thầu có bao gồm kinh phí lập TK BVTC, CP đảm bảo giao thông thuỷ, đảm bảo GT đường bộ (nếu có) không?

Có bao gồm các chi phí trên. Riêng các công trình giao thông vốn TƯ thì hầu như là vậy. Có hai cách:
- Hoặc phân bổ vào từng đơn giá
- Hoặc để 1 cục.

Nhưng một điều tất yếu là trong HSMT quy định thế nào thì làm thế bạn ạ.
 
M

minhtuong

Guest
Thật không bạn, có đơn vị nào vừa thi công vừa thiết kế trong cùng 1 công trình không bạn ? :beat:

Còn hiện nay nhiều đơn vị có đủ chứng chỉ, giấy phép .... cả thi công XD và tư vấn thiết kế đấy

Có đấy bạn ạ, hợp đồng EPC (thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình)
 
C

chuotdong

Guest
Đúng là EPC (cái này mình đã nêu ở một topic khác rồi, nó là trường hợp riêng), nhưng khi nào thì áp dụng EPC, có nên áp dụng phổ biến hình thức này ko bạn ?
 

nguoivodanh1805

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/9/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
54
Thật không bạn, có đơn vị nào vừa thi công vừa thiết kế trong cùng 1 công trình không bạn ? :beat:

:beat: :beat:
Vậy bạn hiểu thế nào về gói thầu EPC đấu thầu quốc tế ?
Trong EPC nhà thầu vừa thiết kế vừa thi công đó
:beat:
Nếu đã năm vấn đề thi :beer:
 
T

tatylic

Guest
Trình tự thiết kế, quy hoạch và tỷ lệ bản vẽ...

Xin lỗi các anh, chị vì đây chỉ là một câu hỏi ! :D

Xin cho em hỏi, trình tự thiết kế, quy hoạch từ khi dự án chỉ là một ý tuởng đến khi hình thành đuợc các hạng mục công trình trong dự án, sẵn sàng đi vào hoạt động. Giới hạn câu hỏi của em là dự án đầu tư xây dựng một KCN hoặc một CCN. Xin anh chị phân rõ 2 truờng hợp cho em là KCN, CCN nằm trong quy hoạch phát triển đã đuợc Thủ tuớng chính phủ phê duyệt và KCN, CCN nằm ngoài quy hoạch, không đuợc TTCP phê duyệt mà hình thành theo quyết định của UBND cấp Tỉnh, Thành Phố.

Tuơng ứng với trình tự thiết kế, quy hoạch ấy thì những bộ hồ sơ đi kèm yêu cầu có phần bản vẽ, vậy tỷ lệ quy định tuơng ứng của các bản vẽ ấy là như thế nào ? Khi nào thì 1/50.000-200.000. Khi nào thì 1/2.000. Khi nào thì 1/500. Và khi nào thì 1/200 ?
Có phải là : Trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng KCN, CCN thì tỷ lệ của các bản vẽ phải là 1/200-1/500 không ?

Chân thành cảm ơn anh chị !
 
D

dongdiemtrang

Guest
em cũng đang thắc mắc vấn đề này mà không biết hỏi ai, nếu khi nào tatylic biết được câu trả lời thì xin thông tin cho em với nhé. mail của em là diemtrang1981@gmail.com. Em xin cảm ơn trước:beer:
 
D

dongdiemtrang

Guest
Cho em hỏi tí

em thấy mấy anh chị thảo luận đơn vị thi công lập bản vẽ thi công, có quy định này không vậy nhỉ? sao em thấy nó lạ quá, em thấy quy định hiện hành thì bản vẽ thi công do đơn vị tư vấn thiết kế lập mà (trừ hợp đồng EPC), nếu có quy định nào hay theo một thông lệ quốc tế thì xin chỉ dùm em với.:beer:
 
H

hnlan

Guest
Hiện nay TKBVTC do T­ư vấn lập chứ :p có phải do Nhà thầu thi công XD hoặc lắp đặt lập đâu.

Sai toét rồi. Xem lại luật đấu thầu đi. Mình cũng đã làm cả Nhà thầu thi công, đơn vị Tư vấn thuộc nhà thầu thi công và hiện đang làm Tư vấn nên cũng gọi là hơi hơi biết vụ này :D
 
D

dongdiemtrang

Guest
Xin nêu quy định cụ thể (ko tìm ra được)

Theo mình biết thì đối với dự án có bước thiết kế là ba bước và đấu thầu diễn ra sau bước thứ hai (khi đã có thiết kế kỹ thuật) thì nhà thầu có trách nhiệm lập bản vẽ thiết kế thi công. Còn đối với tổng thầu thiết kế thi công thì đương nhiên nhà thầu phải lập thiết kế BVTC.

Các anh các chị ơi cho em hỏi thêm, em đang rất băn khoăn khi nghe các anh chị thảo luận về vấn đề này. Cho em hỏi quy định cụ thể nào quy định đối với dự án thiết kế 3 bước thì thiết kế bản vẽ thi công là do nhà thầu thi công lập vậy? còn quy định nào quy định khi có bản vẽ thiết kế kỹ thuật rồi là mình có thể tiến hành đấu thầu xây lắp? Em đang bối rối lắm, tìm hoài mà không ra....:confused:
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top