Lương nhân công áp sai vùng thì hồ sơ dự thầu có bị loại bỏ?

nguoivn12

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
21/1/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Theo mình thì hồ sơ này hoàn toàn hợp lệ. Việc áp giá nhân công thấp hơn hoàn toàn là do biện pháp của nhà thầu thôi. Họ có thể thuê được nhân công với giá rẻ hơn. Vấn đề là không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình là ok.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Ý bạn là điều chỉnh giá cái nào, theo ý kiến mình nếu điều chỉnh giá Gói thầu thì là theo vùng 2 còn giá hợp đồng thì vẫn là theo vùng 3? Còn ý của bạn là cả 2 cái điều chỉnh đều theo vùng 2 cả?
Ý của mình ví dụ thế này cho dễ hiểu:
* Công trình làm ở vùng 2, tại thời điểm đấu thầu (lương TT vùng 2 đang là 150k chẳng hạn), nhưng nhà thầu chào giá vùng 3 (lương TT 100K chẳng hạn), lý do nhà thầu sẽ tự bù 150k-100k = 50k.
Sau này khi thi công, nhà nước tăng lương tối thiểu vùng 2 là 300k, vùng 3 là 250k. Nếu hợp đồng trọn gói thì không điều chỉnh, nếu hợp đồng không phải trọn gói và quy định cho phép điều chỉnh thì cách tính bù chênh lệch sẽ là:
Giá hợp đồng sau điều chỉnh = giá trúng thầu + giá trị chênh lệch.
Trong đó giá trị chênh lệch = mức lương tại thời điểm điều chỉnh (mức lương vùng 2, 300k) - mức lương tại thời điểm đấu thầu (mức lương vùng 2, 150k) = 300k-150k=150k.
--> Giá trị sau điều chỉnh = 100k + 150k = 250k.
* Nhưng thực tế mình đã thấy nhiều trường hợp đấu thầu sảy ra tình huống trên, và khi điều chỉnh hợp đồng thì chủ đầu tư lại điều chỉnh như thế này:
Giá hợp đồng sau điều chỉnh = giá trúng thầu + giá trị chênh lệch.
Trong đó giá trị chênh lệch = mức lương tại thời điểm điều chỉnh (lương vùng 2, 300k) - mức lương trong HSDT (lương vùng 3, 100k) = 300k-100k=200k.
--> Giá trị sau điều chỉnh = 100k + 200k = 300k.
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
1. Trường hợp phát sinh >20% khối lượng hạng mục hoàn toàn có thê lập lại đơn giá với khối lượng phát sinh. Đơn giá này có thể hoàn toàn lớn hơn đơn giá gốc.
Anh cho em hỏi với:

1. Tại sao vẫn cùng một biện pháp thi công cho công tác ấy mà phần khối lượng phát sinh đơn giá lại cao hơn phần khối lượng trên bản vẽ thiết kế? (Tạm thời giả sử là tại thời điểm phát sinh KL giá VL trên thị trường và NC không có gì thay đổi)

2. Ví dụ công tác A, đơn giá cũ (khi chưa có KL phát sinh) được chiết tính với đơn giá nhân công 3/7 là 100k (em ví dụ thế), đơn giá chiết tính cho phần phát sinh thì đơn giá nhân công 3/7 lại 150k (ví dụ thế). Vậy tại sao cùng một công tác, nhân công cùng nhóm cùng bậc lại khác nhau? Tại sao các công tác khác B, C, D... nhân công 3/7 vẫn là 100k?
 
3

3077

Guest
Ý của mình ví dụ thế này cho dễ hiểu:
* Công trình làm ở vùng 2, tại thời điểm đấu thầu (lương TT vùng 2 đang là 150k chẳng hạn), nhưng nhà thầu chào giá vùng 3 (lương TT 100K chẳng hạn), lý do nhà thầu sẽ tự bù 150k-100k = 50k.
Sau này khi thi công, nhà nước tăng lương tối thiểu vùng 2 là 300k, vùng 3 là 250k. Nếu hợp đồng trọn gói thì không điều chỉnh, nếu hợp đồng không phải trọn gói và quy định cho phép điều chỉnh thì cách tính bù chênh lệch sẽ là:
Giá hợp đồng sau điều chỉnh = giá trúng thầu + giá trị chênh lệch.
Trong đó giá trị chênh lệch = mức lương tại thời điểm điều chỉnh (mức lương vùng 2, 300k) - mức lương tại thời điểm đấu thầu (mức lương vùng 2, 150k) = 300k-150k=150k.
--> Giá trị sau điều chỉnh = 100k + 150k = 250k.
* Nhưng thực tế mình đã thấy nhiều trường hợp đấu thầu sảy ra tình huống trên, và khi điều chỉnh hợp đồng thì chủ đầu tư lại điều chỉnh như thế này:
Giá hợp đồng sau điều chỉnh = giá trúng thầu + giá trị chênh lệch.
Trong đó giá trị chênh lệch = mức lương tại thời điểm điều chỉnh (lương vùng 2, 300k) - mức lương trong HSDT (lương vùng 3, 100k) = 300k-100k=200k.
--> Giá trị sau điều chỉnh = 100k + 200k = 300k.

Đó là quyền của cấp quyết định đầu chứ không phải là bắt buộc nhé. Bạn đọc trong TT08/2010 điều 5 sẽ thấy: Khi có biến động giá nguyên vật liệu, thuế, nhân công.... mà được phép của cấp quyết định đầu tư và có thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong trường hợp này nếu đã có văn bản làm rõ nhà thầu cam kết bù lương làm ok thì khi thay đổi mức lương, cấp QĐ đầu tư hoàn toàn có quyền phê duyệt điều chỉnh theo mức lương thực tế họ lập. Khi đó vd bạn không đúng, nhà thầu điều chỉnh phải là lấy mức lương vùng 3 mới trừ đi mức lương vùng 3 cũ họ lập: 250-100 = 150k chứ không phải lấy vùng 2 mới trừ vùng 2 cũ (300-150) như bạn tính. Mặc dù kết quả giống nhau nhưng nguyên lý khác nhau, tại sao họ lập nhân công cũ vùng 3 mà lúc điều chỉnh bạn lại lấy lương vùng 2 (theo qui định NN) để điều chỉnh? Cái này chỉ phù hợp khi lập dự toán gói thầu, tổng dự toán.

Còn trường hợp sau (lấy lương mới vùng 2 trừ lương nhà thầu lập - lương cũ vùng 3) cũng được nếu cấp quyết định đầu tư cảm thấy lấy lương vùng 3 mới để điều chỉnh thì không đảm bảo chất lượng gói thầu, không đảm bảo tiến độ. Điều chỉnh lên lương vùng 2 tăng tiền (nhưng k vượt tổng mức) mà đảm bảo hiệu quả dự án thì họ vẫn có quyền QĐ (trừ trường hợp trong hợp đồng ghi rõ là nếu nhà nước thay đổi chính sách lương thì điều chỉnh căn cứ trên mức lương nhà thầu lập - ở đây là vùng 3).

Nếu mình tư vấn cho CĐT trường hợp này thì hợp đồng mình sẽ cài câu trên, đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư :).
 
Last edited by a moderator:

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Đó là quyền của cấp quyết định đầu chứ không phải là bắt buộc nhé.

Còn trường hợp sau (lấy lương mới vùng 2 trừ lương nhà thầu lập - lương cũ vùng 3).
.

Mình tham gia tí nhé, Theo mình nghĩ bạn hương ly đã phân tích rất cụ thể về phương pháp bù giá cho Nhà thầu đấy.
Vấn đề ở đây không phải là nguyên lý, Mà là: Nhà nước bù do thay đổi chính sách, thì tính bù do sự thay đổi chính sách ấy.
Ví dụ, lương tăng. Ta bù lương.
1.Lương tăng thế nào : từ mức L1 lên L2.
2.Áp dụng cho địa phương nào? tương ứng sẽ áp dụng vùng lương đó.
Đây là sự thay đổi tương đối. Nhà nước thay đổi chế độ thì bù phần thay đổi chế độ, đó chứ làm gì có chuyện lấy theo Nhà thầu.
Nếu Nhà thầu 1, đơn giá là 100, Nhà thầu 2 đơn giá là 150, Nhà thầu 3 đơn giá là 200 thì phần bù lượng này của các Nhà thầu khác nhau là khác nhau. Nên cách bù như hươngly là chuẩn. Phần bù lương là như nhau cho tất cả các nhà thầu.
Chắc hẳn bạn hương ly đã trực tiếp tính bù giá, nên đã phân tích và ví dụ minh họa rất dễ hiểu. :D
 
3

3077

Guest
- Cái ND70 qui định mức lương cho người lao động tức là qui định cho nhà thầu phải trả cho nhân công của họ tối thiểu như vậy.
- Cái TT08/2010 hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng qui định mọi điều chỉnh về giá phải theo qui định của hợp đồng. Nếu hợp đồng không qui định thì thứ tự pháp lý phía sau là các thành phần hợp đồng sẽ tới hồ sơ dự thầu + văn bản làm rõ. Theo hồ sơ dự thầu và văn bản làm rõ nhà thầu lập theo nhân công vùng 3 thì khi điều chỉnh cũng theo vùng 3.
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
- Cái ND70 qui định mức lương cho người lao động tức là qui định cho nhà thầu phải trả cho nhân công của họ tối thiểu như vậy.
- Cái TT08/2010 hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng qui định mọi điều chỉnh về giá phải theo qui định của hợp đồng. Nếu hợp đồng không qui định thì thứ tự pháp lý phía sau là các thành phần hợp đồng sẽ tới hồ sơ dự thầu + văn bản làm rõ. Theo hồ sơ dự thầu và văn bản làm rõ nhà thầu lập theo nhân công vùng 3 thì khi điều chỉnh cũng theo vùng 3.

Mình đoán bác làm bên quản lý, không phải bên nhà thầu.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Công ty mình đang chấm HSDT của công ty A thấy trong đơn giá các công việc chào thầu nhà thầu đều áp nhân công vùng 3 trong khi Công trình Công ty mình xây dựng tại vùng 2. Đơn giá ca máy thì vẫn áp đúng vùng 2. Vậy trong trường hợp trên HSDT trên của công ty A có hợp lệ????
Hợp lệ chứ sao không? Chẳng có lý do gì để nói là không hợp lệ. Xét thầu bình thường như nằm trên giường.

Có nhiều ý kiến cho rằng cần làm văn bản làm rõ HSDT, yêu cầu nhà thầu giải trình. Xin thưa với các ngài: làm văn bản làm rõ để làm gì? Giải trình để làm gì trong khi bên mời thầu vẫn xét thầu bình thường. Chỉ có 1 trường hợp duy nhất cần làm rõ mà tôi trao đổi ở dưới (phần 2.):

Các trường hợp xảy ra và hướng giải quyết như sau:

1. Nếu nhà thầu chào giá nhân công thấp hơn so với đơn giá nhân công vùng được quy định tại địa phương (khu vực đó), xét thầu chấp nhận đơn giá này.

2. Nếu nhà thầu chào đơn giá nhân công quá thấp (gần như bằng 0 chẳng hạn), vẫn xét thầu bình thường nhưng thêm văn bản làm rõ. Yêu cầu nhà thầu xác nhận lại đơn giá nhân công đã chào. Cũng chẳng để làm gì, chỉ là để nhà thầu xác nhận và cam kết với đơn giá đã chào. Sau này ký hợp đồng, nhà thầu trả giá nhân công thấp thì chẳng có ma nào nó tham gia cộng tác cùng cả đâu.

3. Nếu nhà thầu chào giá cao hơn so với giá nhân công quy định tại vùng (địa phương) đó, vẫn xét thầu bình thường. Nếu nhà thầu này được chọn là nhà thầu trúng thầu, trong bước thương thảo, bên mời thầu thương thảo hạ đơn giá nhân công đúng với quy định. Nếu nhà thầu chấp thuận thì điều chỉnh giảm so đúng với quy định. Nếu nhà thầu cương quyết không chấp nhận hạ thì vẫn ký hợp đồng. Để sau này thanh tra, kiểm toán nó gọt sau cũng được. Nhà thầu không nuốt nổi "cục xương" đó đâu mà sợ.

Mình đoán bác làm bên quản lý, không phải bên nhà thầu.
Kinh tế khó khăn, nghề thầy bói dạo này làm ăn được không thầy?
 
3

3077

Guest
Mình đoán bác làm bên quản lý, không phải bên nhà thầu.

Nếu không làm chặt thế người bên ngoài nhìn vào lại bảo CĐT thông đồng với nhà thầu, khi chào thầu báo giá thấp để trúng rồi sau đó thi công kéo dài đợi điều chỉnh tăng tiền, thiệt hại của nhà nước nhưng lợi cho nhà thầu và có thể túi riêng của CĐT. Vậy ai sẽ ủng hộ CĐT?

Còn việc nhà thầu chào giá nhân công cao hơn giá qui định nhưng vẫn là nhà thầu có giá thấp nhất và thấp hơn dự toán gói thầu được duyệt thì chả lý do gì thanh tra kiểm toán lại gọt giá của họ thấp đi cả.
 

hienphamtl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/12/14
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
cho mình hỏi, khi lập dự thầu năm 2013 , nhà thầu lập đơn giá theo lương tối thiểu vùng năm 2012 . trong năm 2014 có sự thay đổi về lương tối thiểu vùng , thì nhà thầu có được bù giá nhân công hay không? và thông tư nào hướng dẫn điều này. cảm ơn!
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
cho mình hỏi, khi lập dự thầu năm 2013 , nhà thầu lập đơn giá theo lương tối thiểu vùng năm 2012 . trong năm 2014 có sự thay đổi về lương tối thiểu vùng , thì nhà thầu có được bù giá nhân công hay không? và thông tư nào hướng dẫn điều này. cảm ơn!
Chào bạn! Vấn đề có được bù giá nhân công hay không đã có nhiều chủ đề nhắc tới rồi, bạn có thể Search ra ngay. Trước tiên cần cần phải xét đến loại hợp đồng ký giữa CĐT với NT. Bạn tham khảo về các loại HĐ xây dựng trong NĐ số 48/2010/NĐ-CP để hiểu rõ hơn nhé.
 

hienphamtl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/12/14
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
chao ban, hợp đồng của mình là theo đơn giá điều chỉnh, nhưng cđt giải thích là mình áp dụng lương tối thiểu vùng năm 2012 là do nhà thầu chào giá cạnh tranh , nên ko được bù giá nhân công . điều đó có đúng ko? và cho mình hỏi thêm là bù giá phải có hướng dẫn của ubnd tỉnh phải ko, vì cđt nêu lý do nữa là do chưa có hướng dẫn bù giá của tỉnh, mà công trình của mình đang ở giai đoạn thanh quyết toán rồi ,cuối năm 2014 rồi nhưng chưa có hướng dẫn bù giá của tỉnh liệu có hợp lý hay ko
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
chao ban, hợp đồng của mình là theo đơn giá điều chỉnh, nhưng cđt giải thích là mình áp dụng lương tối thiểu vùng năm 2012 là do nhà thầu chào giá cạnh tranh , nên ko được bù giá nhân công . điều đó có đúng ko? và cho mình hỏi thêm là bù giá phải có hướng dẫn của ubnd tỉnh phải ko, vì cđt nêu lý do nữa là do chưa có hướng dẫn bù giá của tỉnh, mà công trình của mình đang ở giai đoạn thanh quyết toán rồi ,cuối năm 2014 rồi nhưng chưa có hướng dẫn bù giá của tỉnh liệu có hợp lý hay ko

Cái này đúng ra phải thỏa thuận từ đầu và ghi rõ trong hợp đồng. Các lý do này rất củ chuối, trong hợp đồng có thỏa thuận là điều chỉnh phải có hướng dẫn của UBND tỉnh không bạn? Trong đó cũng có thỏa thuận là khi điều chỉnh phải có hướng dẫn bù giá của tỉnh không? Nếu không có thỏa thuận như vậy thì rõ ràng là lý do củ chuối. Nhưng nếu có thỏa thuận vậy thì người thỏa thuận hợp đồng của bạn không có kinh nghiệm, kém quá. Kể cả không có thỏa thuận, CĐT không muốn điều chỉnh, đưa ra lý do như vậy thì cũng khó cho bên bạn, vì họ đang là fan của ban nhạc "the Wall". Thuyết phục bức tường thật là khó làm nó lay chuyển.
Dù câu chuyện này như thế nào thì bạn và những người đọc được tình huống này nhớ rút kinh nghiệm cho những lần thỏa thuận hợp đồng lần sau. Nhớ thoản thuận kỹ và tránh thỏa thuận những thứ rất bất lợi cố để cho ký được hợp đồng.
 

hienphamtl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/12/14
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
cho mình hỏi lý do cđt đưa ra nữa là mình đấu thầu năm 2013 nhưng áp đơn giá lương tối thiểu vùng năm 2012( vì hồ sơ dự toán lập năm 2012), bên mình muốn giảm giá thầu nên chỉ dùng lương năm 2012, bây giờ chủ đầu tư nêu lý do là bên nhà thầu chào giá cạnh tranh nên ko được bù giá , vì các nhà thầu khác đều áp lương tối thiểu vùng 2013, như vậy có hợp lý ko, vì mình thấy rất nhiều trường hợp nhà thầu vẫn được bù giá nhân công
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
cho mình hỏi lý do cđt đưa ra nữa là mình đấu thầu năm 2013 nhưng áp đơn giá lương tối thiểu vùng năm 2012( vì hồ sơ dự toán lập năm 2012), bên mình muốn giảm giá thầu nên chỉ dùng lương năm 2012, bây giờ chủ đầu tư nêu lý do là bên nhà thầu chào giá cạnh tranh nên ko được bù giá , vì các nhà thầu khác đều áp lương tối thiểu vùng 2013, như vậy có hợp lý ko, vì mình thấy rất nhiều trường hợp nhà thầu vẫn được bù giá nhân công
Nếu sau khi điều chỉnh giá mà không vượt dự toán được duyệt (hoặc chi phí của CĐT chưa vượt TMĐT) thì CĐT có thể quyết. Nhưng khách quan mà nói cũng thật khó cho họ và cho nhà nước quản lý. Vì bên bạn đã sử dụng lợi thế tính với mức lương thấp, giảm giá để thắng thầu và lấy đi cơ hội của các nhà thầu khác. Bây giờ bên bạn lại được điều chỉnh nữa, lúc trước bỏ giá thấp để được trúng thầu, bây giờ lại điều chỉnh thì mức chênh lệch lại được nhiều nữa, cuộc chơi không Fair Play lắm. Chủ đầu tư cũng có lý và trách nhiệm phải giải trình của họ (nếu cho bù).
 

hienphamtl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/12/14
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. nhưng nếu như chỉ điều chỉnh đơn giá nhân công từ 2013 sang 2014 thì có hợp lý hay ko.
 

dinhquan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
7/11/08
Bài viết
210
Điểm thành tích
28
Tuổi
49
Việc này còn tùy. Ví dụ như TP Thái Nguyên lương tt năm 2014 theo vùng II: 2.400.000đ/tháng nhưng UBND tỉnh vẫn chỉ cho áp dụng lương tối thiểu vùng II: 1.780.000đ/tháng (theo NĐ 70/2011/NĐ-CP) để lập và quản lý chi phí XDCT.
 

File đính kèm

  • UBND tỉnh không cho đc tiền lương.PDF
    50,7 KB · Đọc: 219

hienphamtl

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/12/14
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
cam ơn bạn đã chia sẻ thông tin. mình cũng nghe nói rất nhiều tỉnh ko áp dụng đơn gian nhân công cua nam 2014
 

dmngoc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
3
Nguyên tắc chào giá của nhà thầu là phải tính toán đầy đủ chi phí để thực hiện gói thầu (tùy vào hình tức hợp đồng để tính toán xem có nên đưa các rủi ro vào giá hợp đồng hay không). Việc tính toán chi phí này là tính cho cả quá trình thực hiện (tiến độ thi công sau này) bao gồm cả dự phòng khối lượng phát sinh (có KL theo bản vẽ thiết kế mà mình tính chưa hết trong dự thầu) và trượt giá đối với HĐ trọn gói hoặc chỉ bao gồm trượt giá (đối với HĐ theo đơn giá cố định). Đây là bài oán mà nhà thầu phải tính toán sao cho nhà thầu vẫn có lãi nhưng giá vẫn cạnh tranh nhất để trúng thầu. Việc lập giá dự thầu không liên quan gì đến dự toán của CĐT lập như thế nào. Vì vậy việc điều chỉnh giá nhân công như bạn nêu chắc chăns là không được.
 

thoan_thuy

Thành viên mới
Tham gia
21/10/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Thế mới là đấu thầu chứ nhỉ? Tìm cách hạ giá để có thể thắng thầu.

Báo cáo anh, bên nhà thầu bọn em, công nhân được tuyển từ các anh em ở vùng 3. Dạo này khó khăn, bọn em đấu thầu ở vùng 2, nên bọn em đưa anh em công nhân ở vùng 3 lên làm việc tại vùng 2: vừa để mở mắt nhìn sự phát triển của vùng 2, vừa để có công ăn việc làm cho anh em.

Chi phí sinh hoạt, hỗ trợ đi lại này nọ bọn em sẽ trích từ chi phí chung và lấy một phần nhỏ từ chi phí lán trại. Lương, thưởng và chế độ chính sách cho công nhân bọn em vẫn trả đầy đủ theo vùng 3 như hợp đồng đã ký kết. Không tin các anh cứ kiểm tra hợp đồng lao động bên em mà xem. Dạ, đây ạ, trình anh xem, kiểm tra giúp em.

Riêng mấy ông lái xe, lái máy của nhà thầu em, có anh thì bố nuôi của vợ của ông hàng xóm chết, vì đau buồn nên không đi làm; có anh thì mẹ vợ bị bệnh ngoài da, nghe đâu phải nghỉ chăm mẹ vợ; còn anh lái con xúc PC200 thì hôm kia đi ăn cỗ, chả hiểu kiểu gì mà nhà giờ toàn vỏ thuốc Béc-bơ-rin: cũng nghỉ. Trước lúc đấu thầu, em có thuê mấy anh lái máy địa phương nơi công trình làm (vùng 2), có đóng bảo hiểm này nọ đàng hoàng. Dạ đây, hợp đồng đây ạ. Dạ, anh em giúp cho em.

Dạ, còn đây là có chút quà cho anh (phong bì dày dày). Bác xem sớm giúp cho nhà em nhé.
Chuẩn luôn! Rất thực tế
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top