Nên thành lập Công ty quản lý dự án hay Ban quản lý dự án?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.579
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mời các đồng nghiệp tham gia tư vấn cho tình huống sau:

Sếp của một công ty có ý định thành lập một công ty con để thực hiện công tác quản lý dự án của công ty, nhưng vẫn còn "lăn tăn" một số vấn đề:

1. Công ty quản lý dự án và Ban QLDA có giống nhau không? Cả hai hình thức này có phủ nhận được trách nhiệm của Công ty mẹ không?

2. Sếp giao cho bạn tham mưu cơ cấu của công ty quản lý dự án này: Dự án thực hiện 3 năm, tổng mức đầu tư gần 370 tỷ, công trình giao thông, chiều dài tuyến 25 km, theo bạn cơ cấu thế nào cho hợp lý?

Thông tin bổ sung: Giám đốc ban quản lý chỉ cần điều kiện theo mục 2 điều 43 của Nghị định 12. Nếu được thành lập Công ty QLDA thực hiện cả công tác Giám sát.

Rất mong nhận được ý kiến trao đổi.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
tư cách pháp nhân của Công ty con và các vấn đề vốn!

Sếp muốn thành lập Công ty con để QLDA thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan NN có thẩm quyền vì:
- Nếu DA có hồ sơ pháp lý là của Công ty (tạm gọi là mẹ), thì Công ty con muốn thực hiện DA phải chứng minh được đây không phải là chuyển nhượng DA, tức là không thay đổi chủ sở hữu. Hiện nay việc chuyển giao DA như vậy sẽ được các CQNN "chăm sóc" rất kỹ để tránh trường hợp lợi dụng biến tướng thành chuyển nhượng DA bất hợp pháp.
Việc thành lập BQLDA là việc đã quy định trong Luật nên BQLDA sẽ không bị vướng mắc về pháp lý như thành lập Công ty con!
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
176
Điểm thành tích
28
Sếp muốn thành lập Công ty con để QLDA thì phải được sự chấp thuận của các cơ quan NN có thẩm quyền vì:
- Nếu DA có hồ sơ pháp lý là của Công ty (tạm gọi là mẹ), thì Công ty con muốn thực hiện DA phải chứng minh được đây không phải là chuyển nhượng DA, tức là không thay đổi chủ sở hữu. Hiện nay việc chuyển giao DA như vậy sẽ được các CQNN "chăm sóc" rất kỹ để tránh trường hợp lợi dụng biến tướng thành chuyển nhượng DA bất hợp pháp.
Việc thành lập BQLDA là việc đã quy định trong Luật nên BQLDA sẽ không bị vướng mắc về pháp lý như thành lập Công ty con!
thì Công ty con muốn thực hiện DA phải chứng minh được đây không phải là chuyển nhượng DA, tức là không thay đổi chủ sở hữu. Thành lập công ty con, công ty mẹ có vốn sở hữu 80% có bị gọi chuyển nhượng dự án không. Nếu thành lập công ty con khi đó có làm thay đổi trách nhiệm của công ty mẹ không?
Còn giám đốc quản lý dự án chỉ cần mục 2 điều 43 thôi đã đủ chưa?
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
giám đốc BQLDA và giám đốc Côngty

Giám đốc Công ty thì phải theo luật DN, giám đốc BQLDA thì phải theo quy định của Luật XD. Ngoài ra tất cả còn phải đảm bảo Luật Dân sự nữa là ok.
Thực ra việc bị coi là chuyển nhượng dự án hay không thì việc công ty mẹ chiếm 80% vốn là không quan trọng. Mình chỉ lưu ý là phải được sự đồng ý cơ quan NN có thẩm quyền thôi.
Việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng vốn thì đã có trong Luật Đầu tư rồi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều DN lợi dụng việc góp vốn rồi chuyển nhượng DA (bán hết phần vốn DN) nên báo chí, các cơ quan NN mới soi kỹ.
Ngoài ra, vì công ty con cũng là một pháp nhân độc lập (khác hẳn với BQLDA) nên việc chuyển DA từ Công ty này sang Công ty khác không chỉ là công việc nội bộ của các Công ty mà còn phải có sự kiểm soát của NN nữa.
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
176
Điểm thành tích
28
Giám đốc Công ty thì phải theo luật DN, giám đốc BQLDA thì phải theo quy định của Luật XD. Ngoài ra tất cả còn phải đảm bảo Luật Dân sự nữa là ok.
Thực ra việc bị coi là chuyển nhượng dự án hay không thì việc công ty mẹ chiếm 80% vốn là không quan trọng. Mình chỉ lưu ý là phải được sự đồng ý cơ quan NN có thẩm quyền thôi.
Việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng vốn thì đã có trong Luật Đầu tư rồi. Tuy nhiên, thực tế có nhiều DN lợi dụng việc góp vốn rồi chuyển nhượng DA (bán hết phần vốn DN) nên báo chí, các cơ quan NN mới soi kỹ.
Ngoài ra, vì công ty con cũng là một pháp nhân độc lập (khác hẳn với BQLDA) nên việc chuyển DA từ Công ty này sang Công ty khác không chỉ là công việc nội bộ của các Công ty mà còn phải có sự kiểm soát của NN nữa.
Anh naat cho em hỏi điều 27 của NĐ108
Điều 27. Đăng ký kinh doanh, thành lập và tổ chức quản lý của Doanh nghiệp dự án
1. Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh để thành lập Doanh nghiệp dự án hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với Nhà đầu tư đã thành lập tổ chức kinh tế). Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho Nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp dự án.
3. Tổ chức bộ máy quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của Doanh nghiệp dự án do Nhà đầu tư quyết định phù hợp với quy định của Hợp đồng dự án, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và văn bản pháp luật có liên quan.
Khi thành lập doanh nghiệp dự án này được coi là không nhượng dự án có phải là phải được sự chấp nhận của cơ quan cấp chứng nhận đầu tư không? Em biết anh rất rành về BT
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
doanh nghiệp dự án BT

khi nhà đầu tư BT muốn thành lập doanh nghiệp dự án thì việc đầu tiên là phải xin phép cơ quan NN có thẩm quyền. Sau đó họ sẽ có đơn vị hướng dẫn triển khai.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thì cũng giống như thành lập DN mới theo Luật Đầu tư thôi.
ngay cả việc điều chuyển tài sản từ công ty này sang công ty khác còn phải tuân thủ luật DN, kế toán nữa chứ không đơn giản là tôi cho anh ít tiền, tài sản là xong.
Mặt khác, DN DA là DN hoạt động theo giấy chứng nhận đầu tư, nên mọi trách nhiệm với nhà nước là theo cam kết của DNDA trong giấy CNĐT.Giấy CNĐT ngoài ý nghĩa "chứng nhận" thì còn là cam kết của DN về việc đầu tư vốn, thời gian, quy mô,... cho dự án nữa
DNDA nếu được phép thành lập thì khi triển khai DA vẫn phải tuân thủ Luật XD cho nên thành lập DNDA không phải là không cần tổ chức bộ máy QLDA nữa.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
doanh nghiệp BT

Doanh nghiệp dự án (BT) thì sẽ được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định, việc thành lập DNDA sẽ giúp QLDA và khai thác DA với các ưu đãi dễ dàng hơn (nếu không thành lập DNDA thì các ưu đãi của dự án BT sẽ phải tách ra theo dõi riêng với các hoạt động kinh doanh khác). Tuy nhiên, đã là doanh nghiệp thì phải theo luật DN, còn quản lý DA ĐT thì phải theo luật đầu tư, luật XD vì vậy không nên hiểu là DNDA sẽ thay thế BQLDA.
 

black_rose

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/7/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
anh Naat cho em hoi
Vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án đáp ứng bằng 15% TMĐT của dự án BT theo đúng quy định trong ND 108 vậy nếu doanh nghiệp DA thực hiện cả dự án khác thì về vốn quy định thế nào ạ?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
anh Naat cho em hoi
Vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án đáp ứng bằng 15% TMĐT của dự án BT theo đúng quy định trong ND 108 vậy nếu doanh nghiệp DA thực hiện cả dự án khác thì về vốn quy định thế nào ạ?
Hiện nay không có quy định cho việc vốn của 1 DN thực hiện nhiều dự án. Các quy định hiện nay chỉ áp dụng cho từng trường hợp đơn lẻ, giải quyết từng dự án cụ thể. Vì vậy khi DN thực hiện DA khác thì vốn của DN phải đáp ứng theo yêu cầu của dự án đó (không phải xét đến các dự án khác)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top