Thảo luận về dự toán bổ sung

November_rain01

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
2/11/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
em lập chủ đề này rất mong các bác thảo luận sôi nổi và thẳng thắn,
Vừa qua TT 04/2010/TT-BXD ban hành, có thêm hướng dẫn lập dự toán bổ sung so với thông tư 05/2007/TT- BXD trước đây. trong đó dự toán điều chỉnh bằng dự toán phê duyệt cộng với dự toán bổ sung.
Vấn đề là với hợp đồng điều chỉnh giá (thay đổi giá cả vật liệu, và lương tối thiểu) thì dự toán bổ sung được tính toán ntn? thanks
 

nhungngayxuanxanh20

Thành viên mới
Tham gia
14/7/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
Không có ai thảo luận với bạn à, quá 20% mới nghĩ, bình thường thì TT 09,03
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
em lập chủ đề này rất mong các bác thảo luận sôi nổi và thẳng thắn,
Vừa qua TT 04/2010/TT-BXD ban hành, có thêm hướng dẫn lập dự toán bổ sung so với thông tư 05/2007/TT- BXD trước đây. trong đó dự toán điều chỉnh bằng dự toán phê duyệt cộng với dự toán bổ sung.
Vấn đề là với hợp đồng điều chỉnh giá (thay đổi giá cả vật liệu, và lương tối thiểu) thì dự toán bổ sung được tính toán ntn? thanks

Có 2 trường hợp phải lập dự toán bổ sung như thế này.
- Do phát sinh khối lượng: Trường hợp này rất thường xảy ra do trong quá trình thực tế thi công thường hay phải xử lý thiết kế làm phát sinh khối lượng hoặc do biện pháp thi công thay đổi ... Trường hợp này để quyết toán được hợp đồng cần phải được lập và phê duyệt đối với các phần khối lượng, hoặc các công việc đã phát sinh
- Do việc điều chỉnh đơn giá xây dựng (thay đổi vật liệu, nhân công, máy ...) Nếu trường hợp này làm vượt TMĐT thì cần trình người quyết định đầu tư phê duyệt lại TMĐT.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Có 2 trường hợp phải lập dự toán bổ sung như thế này.
- Do phát sinh khối lượng: Trường hợp này rất thường xảy ra do trong quá trình thực tế thi công thường hay phải xử lý thiết kế làm phát sinh khối lượng hoặc do biện pháp thi công thay đổi ... Trường hợp này để quyết toán được hợp đồng cần phải được lập và phê duyệt đối với các phần khối lượng, hoặc các công việc đã phát sinh
- Do việc điều chỉnh đơn giá xây dựng (thay đổi vật liệu, nhân công, máy ...) Nếu trường hợp này làm vượt TMĐT thì cần trình người quyết định đầu tư phê duyệt lại TMĐT.
Thế có phê duyệt dự toán bổ sung nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng không bác? Nếu xay ra thiên tai, bão lũ làm hư hỏng toàn bộ hoặc một phần công trình thì sao? Chắc nằm trong trường hợp 2 rồi.
 

tungviruts

Thành viên mới
Tham gia
27/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Có 2 trường hợp phải lập dự toán bổ sung như thế này.
- Do phát sinh khối lượng: Trường hợp này rất thường xảy ra do trong quá trình thực tế thi công thường hay phải xử lý thiết kế làm phát sinh khối lượng hoặc do biện pháp thi công thay đổi ... Trường hợp này để quyết toán được hợp đồng cần phải được lập và phê duyệt đối với các phần khối lượng, hoặc các công việc đã phát sinh
- Do việc điều chỉnh đơn giá xây dựng (thay đổi vật liệu, nhân công, máy ...) Nếu trường hợp này làm vượt TMĐT thì cần trình người quyết định đầu tư phê duyệt lại TMĐT.

Theo mình biết thì làm dự toán bổ sung sẽ có các phần sau:
1. Tăng và giảm khối lượng
2. Thay đổi cơ chế chính sách
3. Chênh lệch giá vật liệu
Mình thấy 1 và 3 thì khá dễ hiểu nhưng khi làm phần 2 thì mù tịt. Bác nào có thể hướng dẫn cách làm chi tiết (phần nào cần phải chạy phần mền dự toán, phần nào không cần, liên quan đến hệ số tại thời điểm thi công và thời điểm lập dự toán thầu....)của cả 3 bước được không? Xin chân thành cám ơn!
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Theo mình biết thì làm dự toán bổ sung sẽ có các phần sau:
1. Tăng và giảm khối lượng
2. Thay đổi cơ chế chính sách
3. Chênh lệch giá vật liệu
Mình thấy 1 và 3 thì khá dễ hiểu nhưng khi làm phần 2 thì mù tịt. Bác nào có thể hướng dẫn cách làm chi tiết (phần nào cần phải chạy phần mền dự toán, phần nào không cần, liên quan đến hệ số tại thời điểm thi công và thời điểm lập dự toán thầu....)của cả 3 bước được không? Xin chân thành cám ơn!
Cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể là thay đổi cơ chế chính sách như thế nào:
- Ví dụ giả sử BXD ban hành Thông tư thay thế cho Thông tư 04/2010/TT-BXD, trong đó hướng dẫn phương pháp lập dự toán với các khoản mục, nội dung chi phí khác đi hoặc thêm phương pháp lập dự toán mới thì thậm chí phải bỏ các phần mềm dự toán hiện tại, làm phần mềm dự toán mới.
- Hoặc Chính phủ có Nghị định thay đổi về tiền lương: Bạn cần tính bổ sung phần chi phí tăng thêm do yếu tố tăng lương. Như vậy đơn giản và ít đầu việc, ít khối lượng thì dùng Excel. Phức tạp thì phải dùng phần mềm dự toán chiết tính lại đơn giá, áp lại khối lượng hoặc tính bù chênh lệch nhân công hoặc địa phương có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán thì dùng hệ số...

Nói chung rất nhiều tình huống. Mong anh nguyentheanh sớm có 1 tài liệu hướng dẫn với các ví dụ tình huống ứng dụng Dự toán GXD để thực hành điều chỉnh, bổ sung.
 

nguyenthimyuyen

Thành viên mới
Tham gia
24/11/12
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể là thay đổi cơ chế chính sách như thế nào:
- Ví dụ giả sử BXD ban hành Thông tư thay thế cho Thông tư 04/2010/TT-BXD, trong đó hướng dẫn phương pháp lập dự toán với các khoản mục, nội dung chi phí khác đi hoặc thêm phương pháp lập dự toán mới thì thậm chí phải bỏ các phần mềm dự toán hiện tại, làm phần mềm dự toán mới.
- Hoặc Chính phủ có Nghị định thay đổi về tiền lương: Bạn cần tính bổ sung phần chi phí tăng thêm do yếu tố tăng lương. Như vậy đơn giản và ít đầu việc, ít khối lượng thì dùng Excel. Phức tạp thì phải dùng phần mềm dự toán chiết tính lại đơn giá, áp lại khối lượng hoặc tính bù chênh lệch nhân công hoặc địa phương có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán thì dùng hệ số...

Nói chung rất nhiều tình huống. Mong anh nguyentheanh sớm có 1 tài liệu hướng dẫn với các ví dụ tình huống ứng dụng Dự toán GXD để thực hành điều chỉnh, bổ sung.[/Q
Vậy phần phát sinh có xin chủ trương của cấp quyết định đầu tư không, và khi nào xin? Trường hợp nào thì điều chỉnh dự án vậy! các anh.
 
Last edited by a moderator:

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
em lập chủ đề này rất mong các bác thảo luận sôi nổi và thẳng thắn,
Vừa qua TT 04/2010/TT-BXD ban hành, có thêm hướng dẫn lập dự toán bổ sung so với thông tư 05/2007/TT- BXD trước đây. trong đó dự toán điều chỉnh bằng dự toán phê duyệt cộng với dự toán bổ sung.
Vấn đề là với hợp đồng điều chỉnh giá (thay đổi giá cả vật liệu, và lương tối thiểu) thì dự toán bổ sung được tính toán ntn? thanks


cụ thể của bạn theo mình là thế này:

-- thông tư quy định lập dự toán "bổ sung" thì đưa ra công thức tính như thế, nếu bạn tính theo cách đó thì:
+ bổ sung khối lượng: không phải bàn nữa nhé
+ bổ sung giá cả, vật liệu và lương: bạn tính chênh lệch đơn giá của hạng mục so với đơn giá trong hợp đồng, sau đó tính ra giá trị chênh lệch là ok.
-- cách thức dễ làm nhất là gộp cả các loại bổ sung, điều chỉnh trên vào thành "dự toán điều chỉnh, bổ sung" là ok. khi đó đối với mỗi hạng mục bạn đưa hết các khối lượng mới, đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy mới vào...thành 1 đơn giá sau cùng thôi.
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Thế có phê duyệt dự toán bổ sung nếu xảy ra trường hợp bất khả kháng không bác? Nếu xay ra thiên tai, bão lũ làm hư hỏng toàn bộ hoặc một phần công trình thì sao? Chắc nằm trong trường hợp 2 rồi.

cái của bác chưa hẳn đã thuộc trường hợp 2 đâu. nếu dự án bác đang triển khai có mua bảo hiểm công trình thì còn phải xem xét đến trách nhiệm của bảo hiểm nữa. theo em nghĩ cái của bác thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì chuẩn hơn
 

haicoxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/11/09
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Nói chung thì phát sinh khối lượng thì ko vấn đề gì
còn phát sinh về giá như mọi người nói và thường dùng 2 cách để làm :
1.bù trực tiếp
2.Bù theo chỉ số giá
Thông thường đối với công trình vốn trong nước thì chỉ bù trực tiếp do thay đổi chính sách và chênh lệch vật liệu
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
-- cách thức dễ làm nhất là gộp cả các loại bổ sung, điều chỉnh trên vào thành "dự toán điều chỉnh, bổ sung" là ok. khi đó đối với mỗi hạng mục bạn đưa hết các khối lượng mới, đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy mới vào...thành 1 đơn giá sau cùng thôi.

Vẫn biết đây là cách hay nhất và tôi đã từng được kho bạc chấp nhận thanh toán nhưng bạn có thể trình bày thêm căn cứ pháp lý cho nó không? (một điều khoản nào đó cho phép làm theo cách này)
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Vẫn biết đây là cách hay nhất và tôi đã từng được kho bạc chấp nhận thanh toán nhưng bạn có thể trình bày thêm căn cứ pháp lý cho nó không? (một điều khoản nào đó cho phép làm theo cách này)


à vấn đề bác hỏi khác với e nghĩ chút. điều này em thấy không có quy định tại văn bản cụ thể nào. căn cứ pháp lý thì chắc không có mà chỉ lý giải = thuyết minh thì chắc vẽ ra được. các bác có biết về vấn đề này góp ý chút nào.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
à vấn đề bác hỏi khác với e nghĩ chút. điều này em thấy không có quy định tại văn bản cụ thể nào. căn cứ pháp lý thì chắc không có mà chỉ lý giải = thuyết minh thì chắc vẽ ra được. các bác có biết về vấn đề này góp ý chút nào.
Anh thừa biết mà còn đi hoạnh lại người ta. Sao anh không nói: "Theo quy định tại Khoản 5 - Điều 3 - Nghị định 112/2009/NĐ-CP có ghi: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng" và các bên có liên quan phối kết hợp thực hiện các quy định về quản lý dự án đồng ý cho phép thì làm như nào là quyền của chủ đầu tư. Đúng không nhỉ?
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Anh thừa biết mà còn đi hoạnh lại người ta. Sao anh không nói: "Theo quy định tại Khoản 5 - Điều 3 - Nghị định 112/2009/NĐ-CP có ghi: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng" và các bên có liên quan phối kết hợp thực hiện các quy định về quản lý dự án đồng ý cho phép thì làm như nào là quyền của chủ đầu tư. Đúng không nhỉ?

chả liên quan gì đến việc bác ấy muốn hỏi cả.
chả liên quan gì đến việc bác ấy muốn hỏi cả.
 

Top