Thảo luận về áp dụng Thông tư số 05/2016/TT-BXD về xác định đơn giá nhân công của Bộ Xây dựng

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Ngày 10/3/2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu, giá xây dựng, giá hợp đồng, chỉ số giá xây dựng.

Tải Thông tư số 05/2016/TT-BXD file Wordfile Pdf (bản scan dấu đỏ) và file Pdf chế bản.


Theo quy định, mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công xây dựng (Lnc) phụ thuộc vào từng vùng. Trong đó:

- Vùng 1 tương ứng với mức từ 2.350.000 đồng/tháng đến 2.530.000 đồng/tháng

- Vùng 2 tương ứng với mức từ 2.150.000 đồng/tháng đến 2.320.000 đồng/tháng

- Vùng 3 tương ứng với mức từ 2.000.000 đồng/tháng đến 2.154.000 đồng/tháng

- Vùng 4 tương ứng với mức từ 1.900.000 đồng/tháng đến 2.050.000 đồng/tháng

Thông tư số 05/2016/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2016 và thay thế Thông tư số 01/2015/TT-BXD ngày 20/03/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Mời admin diễn đàn @nguyentheanh và các đồng nghiệp cùng thảo luận ở topic này, có các bài viết chia sẻ với đồng nghiệp để cùng thực hiện tốt và mổ xẻ những gì chưa tốt của Thông tư.
 

ac0001

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/12/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Theo mình thì TT05 tiếp tục là một bước lùi tiếp theo của Bộ XD!
Cái bất cập nhất là tiếp tục bỏ các loại phụ cấp! Theo mình hiểu, ngành XD có đặc thù riêng, và các phụ cấp đó là để bù cho nhà thầu khi phải nuôi nhân công trong các điều kiện thi công khác nhau, luân chuyển nhân công, .....
Cái cần nhất là định mức không phù hợp thì không đi chỉnh sửa, thay vào đó là ép giá nhân công với doanh nghiệp!
Đất nước toàn những lãnh đạo trên mây và những quy định trên trời!
 

tigermsc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
45
Đúng là toàn những bác ở trên giời làm chính sách, chỉ khổ dân đen. Qui định giao địa phương làm tiếp bước xác định đơn giá thì biết đến bao giờ mới xong. Trước khi ban hành TT05 sao không lấy ý kiến các địa phương, khó hiểu về qui trình.
Ngẫm ra NĐ 205/2004/NĐ-CP vẫn là lý tưởng cho các đối tượng, tiếc là các bác nhà mình không chịu kế thừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

knktxd

Thành viên rất năng động
Tham gia
2/2/13
Bài viết
100
Điểm thành tích
28
Theo mình thì TT05 tiếp tục là một bước lùi tiếp theo của Bộ XD!
Cái bất cập nhất là tiếp tục bỏ các loại phụ cấp! Theo mình hiểu, ngành XD có đặc thù riêng, và các phụ cấp đó là để bù cho nhà thầu khi phải nuôi nhân công trong các điều kiện thi công khác nhau, luân chuyển nhân công, .....
Cái cần nhất là định mức không phù hợp thì không đi chỉnh sửa, thay vào đó là ép giá nhân công với doanh nghiệp!
Đất nước toàn những lãnh đạo trên mây và những quy định trên trời!
Bác nói đúng về cái chỗ định mức. Còn chỗ phụ cấp thì theo cách hiểu của em, cái thông tư này chỉ để lập chi phí cho công trình, còn phụ cấp là do doanh nghiệp trả cho người lao động. Giữa việc lầm dự toán cho công trình và việc doanh nghiệp trả lương là không giống nhau. Một số phụ cấp trong thông tư có nhưng ẩn đi, còn nhiều phụ cấp Bộ Lao động không nói nữa, chắc có lý do. Nhiều phụ cấp nếu lập vào, doanh nghiệp không trả cho lao động, hay doanh nghiệp lách để lấy phụ cấp thì chi phí đó doanh nghiệp hưởng, thất thoát cho nhà nước.
Đúng là toàn những bác ở trên giời làm chính sách, chỉ khổ dân đen. Qui định giao địa phương làm tiếp bước xác định đơn giá thì biết đến bao giờ mới xong. Trước khi ban hành TT05 sao không lấy ý kiến các địa phương, khó hiểu về qui trình.
Ngẫm ra NĐ 205/2004/NĐ-CP vẫn là lý tưởng cho các đối tượng, tiếc là các bác nhà mình không chịu kế thừa.
Em thấy hồi 01 ra các địa phương đều có hướng dẫn, mà các bác ấy làm thông tư chắc chắn phải lấy ý kiến, nên bác không nên võ đoán là không lấy ý kiến.
Thông tư quy định cho cả nước nên không thể quy định chi tiết đến từng địa phương một. Mà một địa phương có nơi chi phí cao, chi phí thấp, nếu các bác ở Bộ quy định cứng cho cả địa phương, đến lúc thực tế lại không phù hợp. Chuyện địa phương hướng dẫn nhân công thì trước nay người ta vẫn làm cơ mà. Bác nhắc đến Nghị định 205 chắc bác là người có nhiều kinh nghiệm, Nghị định 49 đã thay thế nó, nên nhiều cái của 205 không thể sử dụng được, vì thiếu căn cứ. Một khía cạnh trong 05 cũng như 01, thực tế vẫn lấy theo 205, nghe đâu đã xin ý kiến mới được làm vậy.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Theo nghiên cứu sơ qua thì tôi thấy có thể so sánh ngắn gọn Thông tư số 05/2016/TT-BXD so với Thông tư số 01/2015/TT-BXD
Giống nhau: Công thức tính giữ nguyên, và đây là ưu điểm của Thông tư về đơn giá nhân công là thống nhất cách tính đơn giá nhân công cho cả nước.
Khác nhau: về mức lương đầu vào:
+ TT05 không đưa con số cụ thể mà đưa ra khoảng biến thiên -> anh em mới nhìn vào thì không biết chọn thế nào cho đúng, nhưng chúng ta biết BÓNG ĐÁ là môn thể thao vua mà, vì vậy Khoản 1, Điều 5 và thêm Phụ lục số 3 sẽ chuyền bóng về các địa phương. Sẽ phải các địa phương sẽ phải "vận động" đó, rất tốt cho sức khỏe :D. Cá nhân tôi rất like điều này, tinh thân Bộ XD đã làm đúng chức năng hướng dẫn rồi, còn về các địa phương điều tra khảo sát thì mới sát được với giá ở địa phương chứ. Anh em trước chả nói TT01 nhiều khi chưa sát với thực tế tại địa phương còn gì.
=> Hóng các địa phương đỡ bóng và ghi bàn như Messi ạ, cứ đúng nhiệm vụ của các Sở XD tham mưu UBND công bố ra Lnc cho từng khu vực ở địa phương thì sát sàn sạt rồi. Như Quảng Ninh từ QĐ 1919/2015 đã đi trước cả TT05 rồi ấy.
+ Trong phần giải thích Lnc ở Điều 4:
"LNC: mức lương cơ sở đầu vào theo tháng để xác định đơn giá nhân công cho một ngày công theo cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất xây dựng, đã bao gồm các khoản phụ cấp lương theo đặc điểm, tính chất của sản xuất xây dựng và đã tính đến các yếu tố thị trường, và các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp). Mức lương cơ sở đầu vào công bố tại Bảng số 1 Phụ lục số 1 của Thông tư này để tham khảo."
Không nhầm thì "các khoản bảo hiểm người lao động phải trả theo quy định" đây là lần đầu tiên xuất hiện; nhiều vấn đề để bàn. Vậy trước nay các tính đơn giá nhân công của ngành xây dựng nói chung chưa đúng với Luật Lao động chăng?
 

ac0001

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/12/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Theo ý hiểu của e như này bác này:
- Điều đầu tiên, định mức quy định về bậc của thợ, một công trường các bác có thể duy trì 3-4 loại thợ bậc khác nhau mà chỉ làm đúng với công việc và cấp bậc của họ hay không?
- Doanh nghiệp ký HĐ lao động với công nhân và trả lương họ theo tháng. Trời nắng mưa không làm dc họ nghỉ, di chuyển nhân lực giữa các công trường, làm thứ 7-chủ nhật hoặc thêm giờ doanh nghiệp phải thưởng thêm, ... doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho họ. Vậy xin hỏi doanh nghiệp sẽ lấy tiền đâu ra trả những khoản này, những chi phí này nằm ở đâu trong dự toán?
- Nếu theo đúng định mức một số công việc hao phí lượng nhân công rất "lẻ", ví dụ 3,5 công thì không lẽ cho công nhân bậc đó làm tí buổi sáng xong về chơi hey.
- Ngoài ra, các bác thừa biết là tính nguy hiểm, độc hại của đối với ae công nhân xd là như nào.
- Không lẽ BXD và các Sở XD nghĩ rằng ở các địa phương (hoặc cả TP lớn) sử dụng cơ chế khoán khối lượng? Bác nào tham gia thi công rồi mới thấy: Làm những công trình vốn ngân sách thợ họ chê ỏng chê eo vì chậm tiền, chờ nghiệm thu rườm rà, có làm thì toàn giá cao ngút; không phải lúc nào cũng gọi được thợ! Như e ở Bắc Ninh (cụ thể là vùng II) đây toàn phải thuê thợ ở vùng sâu xa nhất của tỉnh, thợ Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn,.... (nói chung là vùng khó khăn hơn mình rất nhiều) thì mới có thợ để làm. Thợ trong vùng họ chỉ nhận nhà dân ngon ăn mà giá cao.
Nói thật là cái xã hội mình đồng tiền ngày càng mất giá, đáng lẽ ra giá NC tăng lên thì đằng này các bộ ngành lại làm cho nó giảm đi. Nhìn cái giá trị nhân công trong dự toán mà não hết cả lòng mề tim gan!
Nhà thầu có ăn dc tí là nhờ cái giá vật tư mà mấy bác sở XD đẩy lên cao (đôi khi ko theo kịp thị trường còn thấp bằng 2/3), nhờ cái định mức hao phí nhân công nó lớn --> Cái cần chỉnh vẫn là định mức.
Nói chung cá nhân e cứ nghĩ đất nước mình cứ cố tình tạo ra cái cơ chế "sai sai", "rối rắm", rồi cứ xin vs cho công trình, xin vs cho bỏ qua cái lỗi sai, kéo nhau vào cái mớ lùng tùng rồi cuối cùng ông nhà thầu đành "chịu nhịn" vì "bọn nó cầm đằng chuôi"
Một chút ý kiến cá nhân mong các bác chém nhẹ!
 

tigermsc

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/8/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
45
Nhìn nhận một cách chủ quan thì TT01 hay TT05 đều có tính chất cào bằng. Nên chăng việc hướng dẫn đơn giá nhân công chỉ do một Bộ qui định, ví như Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành TT 26 ngày 14/7/2015
hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tôi thấy hợp lý hơn TT01 của BXD. Cơ mà cùng một sản phẩm có thể áp 2 đơn giá nhân công khác nhau, chắc chỉ có nước mình.
Ước gì bác BXD lo định mức, bác Bộ LĐ TBXH lo đơn giá thì có vẻ chuyên nghiệp hơn. Chứ dạo này mình thấy đâu đấy có dấu hiệu càng làm càng rối.
 

quangtunb

Thành viên mới
Tham gia
13/4/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Thông tư 400 của Bộ tài chính thì Chi phí quản lý doanh nghiệp không có khoản Chi phí bảo hiểm mà doanh nghiệp nộp cho người lao động. Vậy là ông BXD đá với ông BTC nhưng chúng ta đang làm việc với BXD và Cac sở xây dựng nên khoản này khó mà cãi được trừ khi BXD ra công văn làm rõ!
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Thông tư 400 của Bộ tài chính thì Chi phí quản lý doanh nghiệp không có khoản Chi phí bảo hiểm mà doanh nghiệp nộp cho người lao động. Vậy là ông BXD đá với ông BTC nhưng chúng ta đang làm việc với BXD và Cac sở xây dựng nên khoản này khó mà cãi được trừ khi BXD ra công văn làm rõ!
Thông tư 400 của Bộ Tài chính là Thông tư 400 năm bao nhiêu anh nhỉ? Tôi tìm được Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 nhưng hình như không liên quan lắm.
 

quangtunb

Thành viên mới
Tham gia
13/4/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Thông tư 400 của Bộ Tài chính là Thông tư 400 năm bao nhiêu anh nhỉ? Tôi tìm được Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 nhưng hình như không liên quan lắm.
Mình nhầm là
Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng….
- Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác
- Chi phí dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phòng …Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, chi phí kiểm toán…
Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ có chi phí trả cho cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của Doanh nghiệp thôi chứ không có chi phí bảo hiểm cho người lao động trực tiếp!
Căn bản ông BXD bây giờ nói 1 câu nằm trong chi phí chung thì phải áp dụng vậy thôi!
Thông tư 400 của Bộ Tài chính là Thông tư 400 năm bao nhiêu anh nhỉ? Tôi tìm được Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 1/3/2016 nhưng hình như không liên quan lắm.

 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Mình nhầm là
Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng….
- Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác
- Chi phí dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phòng …Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, chi phí kiểm toán…
Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ có chi phí trả cho cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của Doanh nghiệp thôi chứ không có chi phí bảo hiểm cho người lao động trực tiếp!
Căn bản ông BXD bây giờ nói 1 câu nằm trong chi phí chung thì phải áp dụng vậy thôi!
Cảm ơn anh đã phản hồi. Nhưng nếu nói như anh tức là Chi phí quản lý DN chính là Chi phí chung và Chi phí chung là Chi phí quản lý DN rồi.
Bộ Xây dựng định nghĩa CPC như này cơ: "Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp." (gạch đầu dòng thứ 2, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 06/2016/TT-BXD).
Vậy không thể nói các bác đá nhau được rồi.
 

quangtunb

Thành viên mới
Tham gia
13/4/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Cảm ơn anh đã phản hồi. Nhưng nếu nói như anh tức là Chi phí quản lý DN chính là Chi phí chung và Chi phí chung là Chi phí quản lý DN rồi.
Bộ Xây dựng định nghĩa CPC như này cơ: "Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp." (gạch đầu dòng thứ 2, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 06/2016/TT-BXD).
Vậy không thể nói các bác đá nhau được rồi.
Ý mình nói là trong thông tư 05 có nói chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nằm trong chi phí chung. Mà chi phí chung lại có các khoản mà bạn nói, thế cái chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nó nằm ở đâu trong Chi phí chung???
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Ý mình nói là trong thông tư 05 có nói chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nằm trong chi phí chung. Mà chi phí chung lại có các khoản mà bạn nói, thế cái chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nó nằm ở đâu trong Chi phí chung???
À, ý mình đang đi làm rõ vấn đề bạn nói trong văn bản của BXD đá văn bản của BTC. Thì không có vấn đề gì đá nhau ở đây, như bạn đã khẳng định "CP QLDN chỉ có chi phí trả cho cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của Doanh nghiệp thôi chứ không có chi phí bảo hiểm cho người lao động trực tiếp" mà Chi phí QLDN trong TT200/2014-BTC chỉ là 1 phần trong nội dung của CPC của dự toán xây dựng công trình do BXD hướng dẫn.
Vấn đề "chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nằm ở đâu trong chi phí chung" thì mọi người có thể tham khảo phần chữ đỏ: ""Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp"
Nếu chi phí phục vụ công nhân còn lờ mờ chưa rõ ý thì cái câu chốt "quản lý khác" thật là mênh mông :D
 

quangtunb

Thành viên mới
Tham gia
13/4/12
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
À, ý mình đang đi làm rõ vấn đề bạn nói trong văn bản của BXD đá văn bản của BTC. Thì không có vấn đề gì đá nhau ở đây, như bạn đã khẳng định "CP QLDN chỉ có chi phí trả cho cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo của Doanh nghiệp thôi chứ không có chi phí bảo hiểm cho người lao động trực tiếp" mà Chi phí QLDN trong TT200/2014-BTC chỉ là 1 phần trong nội dung của CPC của dự toán xây dựng công trình do BXD hướng dẫn.
Vấn đề "chi phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động nộp nằm ở đâu trong chi phí chung" thì mọi người có thể tham khảo phần chữ đỏ: ""Chi phí chung gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp"
Nếu chi phí phục vụ công nhân còn lờ mờ chưa rõ ý thì cái câu chốt "quản lý khác" thật là mênh mông :D
Chi phí phục vụ công nhân theo mình thì ko phải là chi phí bảo hiểm!Như một số bạn phân tích ở trên thì chi phí bảo hiểm lớn hơn Chi phí chung nên mình nghĩ nếu Bộ lao động bắt buộc doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo Quyết định 959/QĐ-BHXH thì có phải các Bộ ban ngành không thống nhất chăng!
 

chauhongha

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
- Đồng ý cần hiệu chỉnh định mức, giá nhân công do từng địa phương quyết định
- Ngày xưa ăn bobo thợ đào đất cũng thế; Ngày nay ăn sữa bò thợ đào đất cũng thế ( công nghệ xây dựng dậm chân tại chỗ)
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top