Theo đại diện Bộ KH&ĐT, việc bổ sung ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện căn cứ từ lợi ích tổng thể của nền kinh tế.
Mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét bổ sung “ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời giữ nguyên ngành “kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô” hiện đã được quy định tại Danh mục này.
Theo lý giải của ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, ô tô là 1 sản phẩm công nghệ phức tạp đòi hỏi sự an toàn cao vì liên quan đến an toàn tính mạng của nhiều người tham gia giao thông. Sau khi bán hàng, nhà sản xuất nhập khẩu chính hãng phải đảm bảo xe được sửa chữa bảo dưỡng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của chính hãng.
Trong quá trình sử dụng khi phát hiện các yếu tố kỹ thuật không đảm bảo, nhà sản xuất nhập khẩu chính hãng có thể quyết định triệu hồi ô tô để thay thế sửa chữa. Các nhà nhập khẩu không được ủy quyền chính hãng thường mua lại xe từ nhiều nguồn khác nhau nên họ không thể thực hiện dịch vụ bảo hành và dịch vụ sau bán hàng do không có sự hỗ trợ
dịch vụ vận tải bắc nam của nhà sản xuất.
Vì lẽ đó, việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Thứ trưởng Đặng Huy Đông là để “Giúp người tiêu dùng được bảo vệ bởi pháp luật, yên tâm về chất lượng xe, dịch vụ bảo hành tốt, giá thành giảm dần vì cạnh tranh lành mạnh, tăng tỷ lệ nội hóa, an toàn cho chủ xe và cho xã hội, giảm rủi ro tính mạnh cho bản thân và trách nhiệm cho cộng đồng”.
Đối với các DN, việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chính là để tạo điều kiện cho DN sản xuất trong nước phát triển, minh bạch hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, tạo sự bình đẳng giữa các DN sản xuất lắp ráp trong nước với DN NK, DN được bán đúng sản phẩm và chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình.
Trả lời cho câu hỏi việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện liệu có tạo điều kiện cho sự độc quyền hay không, đại diện Bộ KH&ĐT cho rằng, nhìn từ nhiều góc độ thì một chính sách khi được ban hành có thể có mức độ tác động khác nhau đến nhóm lợi ích khác nhau. Với chủ trương đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Chính phủ phải căn cứ từ lợi ích tổng thể của nền kinh tế, kết hợp hài hòa nhiều mục tiêu, trong đó có một mục tiêu quan trọng là đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, bảo vệ những đơn vị đã đầu tư và đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, lắp ráp ô tô…, không thể thiết kế pháp luật theo đòi hỏi của bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Theo đại diện Bộ KH&ĐT, có ý kiến nghi ngại việc bổ sung danh mục với ngành ô tô là Bộ, Chính phủ hạn chế quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, ông Đông nhấn mạnh, việc này không phải là cấm mà cơ quan Nhà nước chỉ là đặt điều kiện, yêu cầu DN đáp ứng, khi thỏa mãn được các điều kiện này thì DN đều có quyền tham gia.
“Quy định được thiết kế hướng đến mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tất nhiên là trong sự hài hòa với việc phát triển công nghiệp ô tô trong nước, một ngành quan trọng trong cơ cấu công nghiệp của nhiều quốc gia. Như tôi đã nói, khi ban hành một chính sách thì luôn phải đặt lợi ích tổng thể của quốc gia lên trên hết”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định.
Đại diện Bộ KH&ĐT cho biết, hiện nay đóng góp của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khoảng 2% GDP. Với thị trường hơn 93 triệu dân, Việt Nam còn dư địa rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô. Dự kiến đến năm 2030 đóng góp cho GDP là khoảng 5%, tương đương 30 tỷ USD.
“Do đó, phát triển công nghiệp sản xuất, chế tác như ngành công nghiệp ô tô sẽ có đóng góp rất lớn vào GDP. Nếu đơn thuần chỉ nhập khẩu, buôn bán ô tô thuần túy sẽ không tạo ra giá trị thực đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói.
Nguồn: Baohaiquan.vn