Tiết lộ nguồn thu của các ông lớn ngoài nhà băng

aolenmau2013

Thành viên mới
Tham gia
24/10/13
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Dù sở hữu trong tay công ty liên kết là các nhà băng nhưng “kinh doanh tiền” không hẳn là nguồn thu chính của những tập đoàn, tổng công ty trong 6 tháng đầu năm, thay vào đó lại là dựa vào các ngành thế mạnh khác.
Ocean Group - ngân hàng Đại Dương (OceanBank)
Tại ngân hàng OceanBank - Chủ tịch: Ông Hà Văn Thắm, tính đến hết tháng 6/2013, Ocean Group sở hữu 20,66% cổ phần. Cùng với 2 công ty liên kết khác chuyên về chiếu phim, kinh doanh bất động sản, kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng… tập đoàn này thu về khoản lợi nhuận thuần hơn 9 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với mức gần 30 tỷ đồng cuối năm 2012. Như vậy, dù vẫn giữ nguyên phần vốn tại OceanBank, nhưng thực tế, lợi nhuận thu về từ kinh doanh ngân hàng của tập đoàn Đại Dương trong 6 tháng đầu năm 2013 không hề lớn.
Phần lớn các chi phí của tập đoàn này đều tăng, từ chi phí tài chính thêm hơn 100 tỷ đồng, chủ yếu do khoản tăng hơn 83 tỷ đồng của chi phí lãi vay, đến các khoản mục khác là chi phí bán hàng (tăng gấp đôi), quản lý doanh nghiệp (tăng 30%). Riêng khoản chi phí khác tăng từ hơn 3,2 tỷ đồng lên trên 16,6 tỷ đồng so với cùng kỳ 2012. Chính nhân tố này khiến cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế chỉ đạt hơn 99,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức hơn 163,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Sau thuế, phần lợi nhuận còn lại chỉ hơn 51,8 tỷ đồng so với mức trên 119 tỷ đồng của năm 2012.
Trong khi đó, không chỉ dồn vốn tại OceanBank, tập đoàn của ông Hà Văn Thắm còn đầu tư một phần vào các ngân hàng khác, trong đó có Bảo Việt.
Masan Group - Techcombank
Masan có công ty liên kết là ngân hàng Kỹ thương (Techcombank). Nửa đầu năm nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng không hiệu quả, với phần lợi nhuận sụt giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2012.
Còn với Masan, kết quả kinh doanh ghi nhận trong 6 tháng đầu năm là lợi nhuận có tăng, song không nhiều. Doanh thu thuần của tập đoàn này chỉ tăng 8,4% so với quý II/2012, còn lợi nhuận gộp trong 3 tháng quý II là 1.111 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, tính riêng các lĩnh vực kinh doanh của đơn vị này thì không hiệu quả như dự đoán. Chẳng hạn như lĩnh vực ngân hàng, với Techcombank cùng kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng thời điểm năm 2012, hay lĩnh vực khai thác, với việc Masan Group Pro forma có lợi nhuận thuần giảm hơn 43% so với cùng kỳ năm trước đó.
Tập đoàn cũng đưa ra lý giải cho mức lợi nhuận sụt giảm của Techcombank là lãi suất cho vay thấp, môi trường kinh doanh khó khăn.
Tập đoàn Dầu khí - PVcomBank
Ngân hàng hợp nhất giữa tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí (PVFC) - một công ty con của tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) với ngân hàng Phương Tây (WesterBank) dự kiến đi vào hoạt động kể từ tháng 10 năm nay.
Tại PVFC, PVN là cổ đông lớn chiếm 78% vốn điều lệ. Trong khi kết quả kinh doanh cửa PVFC tương đối "lẹt đẹt", thì tại tập đoàn mẹ, 6 tháng đầu năm nay, hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2012. Theo báo cáo của PVN trong buổi công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2013, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này bằng 151% so với kế hoạch 6 tháng, và 55,8% kế hoạch năm trong khi doanh thu tổng của các đơn vị trong tập đoàn tăng 23% so với cùng kỳ năm 2012, chủ yếu đến từ các nhà máy đạm.
Với PVFC, công ty thành viên của PVN và là một trong hai nhánh hợp thành PVcomBank, kết quả kinh doanh của cả năm 2012 khá bết bát, dù ngân hàng này chưa công bố công khai kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Nợ xấu của PVFC tính đến hết năm 2012 là 4,92%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh gần gấp đôi so với cuối 2011.
Nếu nhìn vào kết quả kinh doanh của tập đoàn mẹ trong nửa đầu năm 2012, có thể thấy, phần lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính tại đơn vị này vẫn tương đối ổn định.
 

Top