Tình hướng điều chỉnh lương trong đầu thầu

  • Khởi xướng bogay
  • Ngày gửi
B

bogay

Guest
Công ty tôi đấu thầu công trình vào thời điểm tháng 3/2009. Nhưng vào lúc đó thì thông tư 05/2009 của BXD chưa ra đời (nhưng nghị định 110/NĐ-CP thì ra đời tháng 10/2008). Trong quá trình làm giá dự thầu thì do chưa có thông tư hướng dẫn nên đang bỏ thầu với mức lương năm 2008 (540.000đ). Sau khi thi công xong thì làm điều chỉnh giá bù chênh lệch tiền lương, tôi lấy lương thời đỉêm trừ đi lương trong đơn giá trúng thầu là 540.000đ. Nhưng khi trình lên BQLDA thì họ không đồng ý, mà bắt lấy lương gốc để so sánh là lương 650.000 chứ không được lấy mức lương trúng thầu để so sánh. Vậy tình hướng này xử lý như thế nào? Mong các bạn cho ý kiến. Mình xin cám ơn!
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.583
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Bạn cần cho biết: Hình thức hợp đồng, các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng, các văn bản (nếu có) về vấn đề này được gửi qua lại thống nhất giữa A và B. Nếu không có thỏa thuận gì đặc biệt, hoặc không thống nhất với nhau về chủ trương (cả từ đầu với hiện tại) thì BQLDA đang nắm đằng chuôi, còn bên bạn nắm đằng lưỡi.
Nếu có điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng đại loại là giá thầu đang tính ở mức lương 540.000đ hoặc là bên A lập dự toán theo mức lương cũ, nhà nước tăng lương, do tính thiếu tiền, dự phòng thiếu, ngại phê duyệt lại... thường hay "phím" các B bỏ thầu với mức lương cũ rồi khi thực hiện sẽ điều chỉnh sau. Nếu như vậy thì bạn thuận lợi.
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Công ty tôi đấu thầu công trình vào thời điểm tháng 3/2009. Nhưng vào lúc đó thì thông tư 05/2009 của BXD chưa ra đời (nhưng nghị định 110/NĐ-CP thì ra đời tháng 10/2008). Trong quá trình làm giá dự thầu thì do chưa có thông tư hướng dẫn nên đang bỏ thầu với mức lương năm 2008 (540.000đ). Sau khi thi công xong thì làm điều chỉnh giá bù chênh lệch tiền lương, tôi lấy lương thời đỉêm trừ đi lương trong đơn giá trúng thầu là 540.000đ. Nhưng khi trình lên BQLDA thì họ không đồng ý, mà bắt lấy lương gốc để so sánh là lương 650.000 chứ không được lấy mức lương trúng thầu để so sánh. Vậy tình hướng này xử lý như thế nào? Mong các bạn cho ý kiến. Mình xin cám ơn!
Mình xin hỏi đây là đấu thầu xanh đỏ hay đấu thầu thật vậy?????? Chủ đầu tư gây "khó cho Nam Cường rồi"
 
B

bogay

Guest
Xanh đỏ bác à. Chỉ ngầm hiểu với nhau thôi. Ai ngờ lại chơi khó thế (Hợp đồng theo đơn giá, trong hợp đồng không nói gì về mức lương dự thầu cả).
 

lamriver

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/5/08
Bài viết
95
Điểm thành tích
28
Công ty tôi đấu thầu công trình vào thời điểm tháng 3/2009. Nhưng vào lúc đó thì thông tư 05/2009 của BXD chưa ra đời (nhưng nghị định 110/NĐ-CP thì ra đời tháng 10/2008). Trong quá trình làm giá dự thầu thì do chưa có thông tư hướng dẫn nên đang bỏ thầu với mức lương năm 2008 (540.000đ). Sau khi thi công xong thì làm điều chỉnh giá bù chênh lệch tiền lương, tôi lấy lương thời đỉêm trừ đi lương trong đơn giá trúng thầu là 540.000đ. Nhưng khi trình lên BQLDA thì họ không đồng ý, mà bắt lấy lương gốc để so sánh là lương 650.000 chứ không được lấy mức lương trúng thầu để so sánh. Vậy tình hướng này xử lý như thế nào? Mong các bạn cho ý kiến. Mình xin cám ơn!

Đáng trách nhà thầu, đấu thầu tháng 3/2009 lúc bấy giờ đã ăn lương 650.000 đ/tháng từ 01/01/2009 (NĐ 110/NĐ-CP) tại sao lại bỏ 540.000 đ/tháng, bạn là doanh nghiệp cứ theo chính sách của NN mà thực hiện, đấu thầu rộng rãi làm sao Nhà thầu biết được dự toán gói thầu được duyệt mà sợ vượt.

Nếu thật sự minh bạch: Khi nhà thầu dự thầu đúng chính sách, chế độ của NN thì không thể loại họ được cho dù dự toán gói thầu chưa có văn bản của NN hướng dẫn điều chỉnh, trường hợp đó ông Ban QLDA phải trình CĐT duyệt lại dự toán gói thầu hoặc có đề xuất xin ý kiến chỉ đạo của CĐT, chẳng hạn: gửi văn bản đàm phán hợp đồng về lương 540.000, khi có VB hướng dẫn điều chỉnh dự toán của NN thì thực hiện điều chỉnh sau (có thể ngay sau khi ký hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện HĐ) kết quả đàm phán bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

Để cứu vãn tình huống trên vẫn còn cửa mà không hậu kiểm nào có thể bắt được vì việc điều chỉnh trên là chính đáng. Bạn có thể tham mưu cho xếp, thống nhất với CĐT, Ban QLDA ký PLHĐ bổ sung điều khoản điều chỉnh đơn giá nhân công trên (từ 540 - 650) để sau đó thực hiện cho chính tắc, cái này được phép vì nó đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Để cho pháp lý, PLHĐ này gần sát ngày với HĐ ban đầu đã ký (xem như hai bên quên cái điều khoản này) và để sau này được tiếp tục điều chỉnh trong các năm tiếp theo thì ghi thêm nội dung này vào PLHĐ "khi NN có chính sách về thuế, tiền lương thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực". Trường hợp tại thời điểm ký PLHĐ mà NN đã có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán (từ 540 -650) đã có hiệu lực thì ghi trong PLHĐ với lý do: "tận dụng thời tiết đang thuận lợi, để đáp ứng tiến độ gói thầu nhà thầu cần triển khai thi công ngay, việc điều chỉnh hai bên sẽ thực hiện sau". Ngược lại tại thời điểm ký PLHĐ, NN chưa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán thì ghi trong PLHĐ với vô vàn lý do.

Việc điều chỉnh này CĐT phải hiểu được luật, tận tường luật thì mới quyết được, nếu gặp phải CĐT yếu kém, không chuyên nghiệp thì quả là đen cho Nhà thầu. Chúc bạn thành công. Thân ái
 
Last edited by a moderator:

viethd6

Thành viên năng động
Tham gia
6/6/10
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Việc này không thể trách Nhà thầu được, nếu không có thông tư hướng dẫn thì rất khó để đưa nghị định vào làm.
Còn việc làm điều chỉnh giá thì phải phụ thuộc vào hợp đồng nữa.
Ở nước mình làm Chủ đầu tư luôn nắm đằng chuôi mà. Nếu thoả thuận được với Chủ đầu tư thì có thể 2 bên cùng xem xét.
Còn nếu Chủ đầu tư không hợp tác thì Nhà thầu cũng không làm gì được vì tất cả các thông tư của Nhà nước ra đều có ghi chú là Chủ đầu tư xem xét điều chỉnh bù giá cho Nhà thầu theo thông tư này.
Hiện nay các hợp đồng xây dựng đều có phần bù giá quy định khá cụ thể và chi tiết, ví dụ như khi giá vật liệu tăng 5% trở lên thì sẽ làm điều chỉnh giá vật liệu, có nghị định về thay đổi mức lương tối thiểu sẽ điều chỉnh chi phí nhân công, khi giá xăng dầu có biến động sẽ điều chỉnh giá máy.
Nếu hợp đồng mà không có quy định chi tiết về bù giá thì cũng không thể dựa vào thông tư nghị định để làm bù giá được.
 

Top