Về cầu Đông nghe bài hát "Chị Tôi"

phongvienchuotchui

Thành viên mới
Tham gia
6/3/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Về cầu Đông nghe bài hát “Chị tôi”
chi-toi.jpg

Ngay từ khi bước chân vào trường đại học Xây dựng, trong một buổi sinh hoạt đầu năm, chúng tôi được thầy dạy quân sự cho biết tác giả bài hát “Chị tôi” là một cựu sinh viên xây dựng, sau năm 1980 bài thơ được Trần Tiến sử dụng để sáng tác thành ca khúc nổi tiếng về số phận của những người thôn nữ. Nguyên gốc của bài thơ theo thể lục bát không giống hẳn lời bài hát có xu hướng tự do, ví dụ đoạn đầu của nó được nhiều người cho rằng như sau:
Nhà tôi nằm ở ven sông
Chiếc cầu nho nhỏ cong cong giữa đồng
Hàng cau với lá trầu không
Chị tôi đem bán cầu Đông sớm chiều...

Trong khi trong bài hát cùng tên của Trần Tiến thì là:
Nhà tôi trên bến sông, có chiếc cầu nhỏ cong cong,
Hàng cau dưới nắng trong, lá trầu không
Chị tôi trông dễ thương, bán rau chợ cầu Đông...

Bài hát thật cảm động lòng người nhưng để hiểu cặn kẽ thì không phải ai cũng cảm nhận hết được nội dung của nó. Trước hết về địa danh, khi giải thích xuất xứ bài hát cho người hâm mộ nhạc sỹ Trần Tiến có lẽ không muốn đụng chạm nên chỉ khẳng định các nhân vật trong bài hát “Chị tôi” là có thật, ở một vùng quê thuộc vùng châu thổ Bắc bộ. Xuyên suốt bài hát chỉ có một địa danh cầu Đông xuất hiện gợi mở cho chúng ta đến kết luận: gia đình nhân vật người con gái (chính là chị tác giả bài thơ) ở gần cầu Đông, mà địa danh cầu Đông cũng như chợ Cầu Đông thì chỉ có ở Hà Nội hoặc Ninh Bình, đều là tên của những địa danh lịch sử nổi tiếng. Nhiều người trước đây cho rằng địa danh cầu Đông trong bài hát là chợ Cầu Đông mà bây giờ là chợ Đồng Xuân – Hà Nội. Đó là một suy luận sai lệch hoàn toàn với nội dung lời bài hát đã thể hiện: Nhà tôi trên bến sông, chị tôi bán rau chợ cầu Đông...sau nhiều năm xa cách tôi trở về làng quê thăm mộ chị tôi bé xinh bên cầu... Như vậy thì địa danh cầu Đông không thể ở giữa lòng thành phố mà phải ở một vùng quê hẻo lánh xa xôi, cụ thể là cầu Đông gần chợ Cầu Đông bắc qua sông Sào Khê ở xã Trường Yên - Hoa Lư - Ninh Bình, có như vậy thì mới có chuyện người đàn ông về xây chiếc cầu nối bờ vui và gặp “chị tôi”.
Caudonghoalu.jpg

Trở lại với địa danh Cầu Đông ở Hoa Lư, đây là một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông vào kinh đô còn cầu Dền nằm gần cửa bắc nhưng hai cây cầu cổ này đều bắc qua sông Sào Khê, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500 m. Chợ cầu Đông Trường Yên là một chợ cổ, có lịch sử gắn quá trình hình thành và phát triển đô thị cổ Hoa Lư và các làng cổ Yên Thành, Yên Trung, Yên Thượng thuộc xã Trường Yên. Dân gian Trường Yên cũng có câu:
Bà già đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!

Theo sử sách, Vua Lý Thái Tông sinh ngày 26 tháng 6 âm lịch năm 1000, thời Tiền Lê, ở chùa Duyên Ninh, kinh đô Hoa Lư. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết khi vua mới sinh, ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người ấy cho là điềm không lành, lấy làm lo sợ. Có người thầy bói ở phố Cầu Đông giỏi chiêm nghiệm đi qua nhà ấy cười mà nói: "Đó là điềm đổi mới, can dự gì đến nhà anh" thì người ấy mới hết lo... như vậy có thể nói cầu Đông, cầu Dền là những báu vật di tích ăn sâu vào tiềm thức và niềm tự hào của người dân cố đô. Và hình ảnh cầu Đông cùng làng quê Trường Yên với bến sông, hàng cau, lá trầu, bờ sông đã được tái hiện rất sinh động trong bài hát.
Bài hát Chị Tôi như một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân các làng cổ Trường Yên. Như một di sản văn hóa phi vật thể làm giàu thêm truyền thống văn hóa của mảnh đất từng là kinh đô nước Việt một thưở oai hùng. Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi – tức tác giả bài hát là con trai út trong gia đình có 2 con gái, một con trai. Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1950, chị còn lại sinh năm 1945. Theo phong tục cũ thì con gái phải tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” trong bài hát không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Người đàn ông này cũng không rõ lai lịch ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông. Như vậy thì trong bài thơ này ngoài chiếc cầu cong cong còn có thêm hình ảnh chiếc cầu xây nữa mà thời điểm hình thành của nó thì người dân Trường Yên này ai cũng biết, duy có người đàn ông xa lạ kia mà sau này người em trai trở thành kỹ sư xây dựng có thể hiểu thông cảm cho anh ta vì lý do nghề nghiệp, công việc mà hy sinh tình riêng. Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ 2 lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên lấm mồ người chị. Tác phẩm thơ của người kỹ sư xây dựng này trở lên nổi tiếng khi nó được đăng tải và nhạc sĩ Trần Tiến đã sử dụng để sáng tác ra bài hát “chị tôi”. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình.
Ngày nay, cầu Đông, cầu Dền, nghĩa Trang, phố Chợ vẫn còn đó ngân vang bài ca bất hủ nhưng những nhân vật trong bài hát “chị tôi” dường như chỉ còn trong hoài niệm. Thật xúc động khi đứng bên cầu Đông mà nghe bài hát Chị Tôi”.
(Nguyễn Cao Tấn – Diễn đàn đồng hương Ninh Bình : http://z10.invisionfree.com/nguyenvan/index.php?showtopic=247&st=0#entry2098727)
 

hunggt

Thành viên mới
Tham gia
27/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Về cầu Đông nghe bài hát “Chị tôi”
Bài hát Chị Tôi như một tặng phẩm mà Trần Tiến đã gửi tặng người dân các làng cổ Trường Yên. Như một di sản văn hóa phi vật thể làm giàu thêm truyền thống văn hóa của mảnh đất từng là kinh đô nước Việt một thưở oai hùng. Theo các cụ cao niên trong làng Yên Thành, nhân vật tôi – tức tác giả bài hát là con trai út trong gia đình có 2 con gái, một con trai. Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1950, chị còn lại sinh năm 1945. Theo phong tục cũ thì con gái phải tang cha mẹ 3 năm, đó là lý do khiến người chị cả lỡ bước khi “người đàn ông” trong bài hát không đủ kiên nhẫn để chờ đợi nữa. Người đàn ông này cũng không rõ lai lịch ngoài việc về xây chiếc cầu nối bờ sông. Như vậy thì trong bài thơ này ngoài chiếc cầu cong cong còn có thêm hình ảnh chiếc cầu xây nữa mà thời điểm hình thành của nó thì người dân Trường Yên này ai cũng biết, duy có người đàn ông xa lạ kia mà sau này người em trai trở thành kỹ sư xây dựng có thể hiểu thông cảm cho anh ta vì lý do nghề nghiệp, công việc mà hy sinh tình riêng. Sau khi chị cả mất, người em trai theo học đại học xây dựng và thường lui về sống cùng gia đình người chị thứ 2 lúc này cũng đã xa giá theo chồng. Vì thế mà những lần trở về cố hương của anh thường mang nhiều cảm xúc khi tất cả chỉ là những kỷ niệm và hồi ức bên lấm mồ người chị. Tác phẩm thơ của người kỹ sư xây dựng này trở lên nổi tiếng khi nó được đăng tải và nhạc sĩ Trần Tiến đã sử dụng để sáng tác ra bài hát “chị tôi”. Bài hát mang đậm triết lý nhân sinh sâu sắc về thân phận của người con gái khi mà xã hội còn trọng nam khinh nữ, không thể quyết định được số phận của mình.
i
Bài viết hay, cảm ơn bác.
 

bommin_98

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/7/10
Bài viết
19
Điểm thành tích
3
Nghe mà thấy buồn, nhưng dân công trình thường rất ga lăng và hòa đồng với mọi người nên các chị vẫn rất thích :D
 

cá heo bay

Thành viên mới
Tham gia
5/7/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
các bác cho em hỏi tại sao đoạn này hơi vô lý 1 chút về năm sinh nhé :D

Ông sinh năm 1947, bố mất sớm, mẹ ông bị ốm liệt đến năm ông 20 tuổi thì mất. Người chị cả của ông sinh năm 1950, chị còn lại sinh năm 1945.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top