Về chi phí thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng

  • Khởi xướng Binh
  • Ngày gửi
B

Binh

Guest
Xin hỏi các bác, trong san lấp cát thì chi phí thí nghiệm được tính như thế nào? và nếu có thì các hệ số ra sao? Mong các bác chỉ bảo. Thanks các bác nhiều.
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Theo hướng dẫn tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì chi phí thí nghiệm vật liệu nằm trong "Chi phí trực tiếp khác".
"b. Chi phí trực tiếp khác: là chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp việc thi công xây dựng công trình như di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường, an toàn lao động, bảo vệ môi trường cho người lao động và môi trường xung quanh, chi phí bơm nước, vét bùn, thí nghiệm vật liệu,... không xác định được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1,5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Riêng các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thuỷ điện, hầm lò thì chi phí trực tiếp khác (kể cả chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm) được tính bằng 6,5% tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công.
Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp"
 

vovanhan

Thành viên mới
Tham gia
6/8/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Theo hướng dẫn tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì chi phí thí nghiệm vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư nằm trong phần chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí thí nghiệm tính theo đơn giá 32 của Bộ Xây dựng.
Phần chi phí nghiệm trong phần chi phí trực tiếp khác theo thông tư 05/2007/TT-BXD là các chi phí đó không xác định được khối lượng từ thiết kế (không tính toán trước được).
Ở đây có thể hiểu theo 2 cách:
- Nếu chủ đầu tư yêu cầu thì chi phí thí nghiệm tính vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Nếu theo tiếu chuẩn phải thí nghiệm thì nên đưa vào dự toán bằng cách cộng vào giá thành của vật liệu.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Xin hỏi các bác, trong san lấp cát thì chi phí thí nghiệm được tính như thế nào? và nếu có thì các hệ số ra sao? Mong các bác chỉ bảo. Thanks các bác nhiều.
Chi phí thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào nằm trong chi phí trực tiếp khác (1,5%). Nhà thầu thi công xây lắp thỏa thuận với Đơn vị thí nghiệm về giá hợp đồng thí nghiệm. Đây là công việc bắt buộc mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện.
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Theo hướng dẫn tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì chi phí thí nghiệm vật liệu theo yêu cầu của chủ đầu tư nằm trong phần chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. Chi phí thí nghiệm tính theo đơn giá 32 của Bộ Xây dựng.
Phần chi phí nghiệm trong phần chi phí trực tiếp khác theo thông tư 05/2007/TT-BXD là các chi phí đó không xác định được khối lượng từ thiết kế (không tính toán trước được).
Ở đây có thể hiểu theo 2 cách:
- Nếu chủ đầu tư yêu cầu thì chi phí thí nghiệm tính vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Nếu theo tiếu chuẩn phải thí nghiệm thì nên đưa vào dự toán bằng cách cộng vào giá thành của vật liệu.
Bạn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. việc thí nghiệm vật liệu xây dựng là công việc bắt buộc phải thực hiện của nhà thầu và tuân thủ theo các nội dung trong nghị định 209 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đó là công việc thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Chi phí cho việc thí nghiệm này nằm trong "trực tiếp phí khác" (Bác nào đã và đang thi công đều biết điều này).
Còn chi phí :" - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư" nằm trong chi phí quản lý dự án hoặc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Công việc này là không thường xuyên: khi chủ đầu tư tiến hành kiểm tra khảo sát các mỏ vật liệu hoặc thí nghiệm kiểm tra đối chứng vật liệu của nhà thầu thì mới phát sinh chi phí này.
 
T

The wall

Guest
Chi phí thí nghiệm vật liệu

Bạn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm. việc thí nghiệm vật liệu xây dựng là công việc bắt buộc phải thực hiện của nhà thầu và tuân thủ theo các nội dung trong nghị định 209 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đó là công việc thường xuyên trong suốt quá trình thi công. Chi phí cho việc thí nghiệm này nằm trong "trực tiếp phí khác" (Bác nào đã và đang thi công đều biết điều này).
Còn chi phí :" - Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư" nằm trong chi phí quản lý dự án hoặc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Công việc này là không thường xuyên: khi chủ đầu tư tiến hành kiểm tra khảo sát các mỏ vật liệu hoặc thí nghiệm kiểm tra đối chứng vật liệu của nhà thầu thì mới phát sinh chi phí này.

Theo mình thì bạn vovanhan không nhầm lẫn, vì công trình san lấp việc thí nghiệm cát đầu vào khối lượng rất lớn, chi phí trực tiếp khác không đủ để chi, thường gấp 1,5 lần chi phí trực tiếp khác. Như vậy không thể lấy từ chi phí chung hay lãi định mức được (công việc này tôi đã kiểm chứng qua thực tế thi công rất nhiều công trình lớn, trọng điểm quốc gia).
Trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì quan điểm của tôi là nên chủ động tìm cách phân bổ các loại chi phí thực tế vào các đầu mục công việc theo TT05 nhằm giúp cho CĐT và Nhà thầu kiểm soát được khâu tài chính của dự án.
Việc tính chi phí thí nghiệm vào giá cát san lấp là cách tính thông minh do các quy định hiện hành không có.
Như vậy giá cát của gói thầu là cát đạt chất lượng thiết kế (đã qua thí nghiệm đầu vào, nếu cát không đạt chất lượng theo thiết kế thì không thể đưa vào công trình được).
Vài dòng xin được đóng góp với diễn đàn, có ý kiến gì thêm rất mong diễn đàn góp ý.
Chân thành cám ơn!
 

vovanhan

Thành viên mới
Tham gia
6/8/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Hiện nay chi phí thí nghiệm đầu vào của cát san lấp chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo tôi, phần chi phí thí nghiệm này nên tính riêng và bổ sung vào mục chi phí khác của Thông tư 05 là phù hợp nhất, bởi các lý do:
- Khối lượng lấy mẫu cát san lấp để thí nghiệm kiểm tra chất lượng đầu vào có căn cứ theo Tiêu chuẩn;
- Chi phí thí nghiệm tính toán được theo định mức, đơn giá Nhà nước ban hành;
Công việc này phải tiến hành thường xuyên không phải do Chủ đầu tư yêu cầu, cũng không phải trách nhiệm của Nhà thầu thi công mà là do nhà cung cấp vật liệu. Khi nhà cung cấp vật liệu chứng minh có mỏ cát hợp pháp và kèm theo thí nghiệm chất lượng cát tại mỏ thì làm sao QLCL đầu vào cho công trình vì thường thì chất lượng cát tại mỏ không đồng đều. Như vậy phải chấp nhận thí nghiệm đầu vào theo quy định của hồ sơ thiết kế. Hồ sơ thiết kế có quy định, chi phí tính toán được nên phải là chi phí hợp lý. Đã là chi phí hợp lý thì phải có đầu mục công việc cho công tác này.
Qua đó có thể kết luận như sau: Qua diễn đàn, chúng ta đóng góp ý kiến để kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành bổ sung phần chi phí thí nghiệm vật liệu cát san lấp vào mục chi phí khác của Thông tư 05.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Hiện nay chi phí thí nghiệm đầu vào của cát san lấp chưa có hướng dẫn cụ thể trong các văn bản về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Theo tôi, phần chi phí thí nghiệm này nên tính riêng và bổ sung vào mục chi phí khác của Thông tư 05 là phù hợp nhất, bởi các lý do:
- Khối lượng lấy mẫu cát san lấp để thí nghiệm kiểm tra chất lượng đầu vào có căn cứ theo Tiêu chuẩn;
- Chi phí thí nghiệm tính toán được theo định mức, đơn giá Nhà nước ban hành;
Công việc này phải tiến hành thường xuyên không phải do Chủ đầu tư yêu cầu, cũng không phải trách nhiệm của Nhà thầu thi công mà là do nhà cung cấp vật liệu. Khi nhà cung cấp vật liệu chứng minh có mỏ cát hợp pháp và kèm theo thí nghiệm chất lượng cát tại mỏ thì làm sao QLCL đầu vào cho công trình vì thường thì chất lượng cát tại mỏ không đồng đều. Như vậy phải chấp nhận thí nghiệm đầu vào theo quy định của hồ sơ thiết kế. Hồ sơ thiết kế có quy định, chi phí tính toán được nên phải là chi phí hợp lý. Đã là chi phí hợp lý thì phải có đầu mục công việc cho công tác này.
Qua đó có thể kết luận như sau: Qua diễn đàn, chúng ta đóng góp ý kiến để kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành bổ sung phần chi phí thí nghiệm vật liệu cát san lấp vào mục chi phí khác của Thông tư 05.

Cảm ơn bạn.
Trước hết, đồng ý với quan điểm của bạn và các đồng nghiệp về việc điều chỉnh chi phí trực tiếp khác trong một số trường hợp nhất định.

1. Theo quan điểm của mình thì chi phí thí nghiệm này không thể ủy quyền lại cho nhà cung ứng vật liệu

Theo TT27/2009/TT-BXD - Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu bao gồm: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình. Như vậy, trước hết chúng ta hiểu việc kiểm tra chất lượng đầu vào (thuộc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu) là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Hơn nữa theo QĐ số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của BXD về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì hồ sơ thí nghiệm phải có:
- Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;
- Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm; người giám sát của chủ đầu tư dự án/công trình/hạng mục công trình;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.

Việc giao lại trách nhiệm này cho nhà cung ứng là không phù hợp.

2. Về việc đưa chi phí thí nghiệm cát san lấp vào Chi phí khác trong Tổng mức đầu tư

Việc kiểm tra chất lượng đầu vào đã được "khoán" cho nhà thầu thì công xây dựng thông qua Trực tiếp phí khác (1,5%).
Nhìn một cách phiếm diện, trong vô vàn loại vật liệu - cấu kiện bán thành phẩm xây dựng, việc kiểm tra chất lượng đầu vào của "cát san lấp" không hẳn đã quan trọng bằng rất nhiều loại vật liệu khác. Thậm chí trong các loại cát, yêu cầu về chất lượng của "cát san lấp" chưa hẳn đã cao bằng cát cho công tác bê tông, cho công tác xây và trát. Rõ ràng, nếu chỉ tiếng riêng Chi phí thí nghiệm đầu vào cho "cát san lấp" thì e rằng sẽ có rất nhiều loại vật liệu khác cũng "lên tiếng"

Thông thường, trong quá trình khảo sát thiết kế, nhà thầu thiết kế đã lựa chọn và chỉ định mỏ vật liệu có chất lượng tương đối bảo đảm, đủ trữ lượng và hiệu quả kinh tế nhất.

Chúng ta hiểu, khối lượng vật liệu cát san lấp càng lớn thì giá trị càng lớn. Vấn đề chúng ta quan tâm là tỷ lệ chi phí trực tiếp khác (1,5%) đã phù hợp hay chưa?

Trích thông tư 05/2007/TT-BXD:
Trường hợp nếu chi phí trực tiếp khác tính theo tỷ lệ quy định không phù hợp thì căn cứ vào điều kiện thực tế để xem xét điều chỉnh mức tỷ lệ cho phù hợp.
Như vậy, theo mình trong quá trình lập dự toán, người lập cần xem xét cụ thể từng công việc để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp. Cách này đơn giản, chính xác và hiệu quả nhất.
 

vovanhan

Thành viên mới
Tham gia
6/8/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Cảm ơn bạn.
Trước hết, đồng ý với quan điểm của bạn và các đồng nghiệp về việc điều chỉnh chi phí trực tiếp khác trong một số trường hợp nhất định.

1. Theo quan điểm của mình thì chi phí thí nghiệm này không thể ủy quyền lại cho nhà cung ứng vật liệu

Theo TT27/2009/TT-BXD - Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu bao gồm: Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình. Như vậy, trước hết chúng ta hiểu việc kiểm tra chất lượng đầu vào (thuộc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu) là trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Hơn nữa theo QĐ số 11/2008/QĐ-BXD ngày 01/7/2008 của BXD về việc ban hành Quy chế công nhận và quản lý hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thì hồ sơ thí nghiệm phải có:
- Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;
- Chữ ký của: nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm; người giám sát của chủ đầu tư dự án/công trình/hạng mục công trình;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý phòng thí nghiệm.

Việc giao lại trách nhiệm này cho nhà cung ứng là không phù hợp.

2. Về việc đưa chi phí thí nghiệm cát san lấp vào Chi phí khác trong Tổng mức đầu tư

Việc kiểm tra chất lượng đầu vào đã được "khoán" cho nhà thầu thì công xây dựng thông qua Trực tiếp phí khác (1,5%).
Nhìn một cách phiếm diện, trong vô vàn loại vật liệu - cấu kiện bán thành phẩm xây dựng, việc kiểm tra chất lượng đầu vào của "cát san lấp" không hẳn đã quan trọng bằng rất nhiều loại vật liệu khác. Thậm chí trong các loại cát, yêu cầu về chất lượng của "cát san lấp" chưa hẳn đã cao bằng cát cho công tác bê tông, cho công tác xây và trát. Rõ ràng, nếu chỉ tiếng riêng Chi phí thí nghiệm đầu vào cho "cát san lấp" thì e rằng sẽ có rất nhiều loại vật liệu khác cũng "lên tiếng"

Thông thường, trong quá trình khảo sát thiết kế, nhà thầu thiết kế đã lựa chọn và chỉ định mỏ vật liệu có chất lượng tương đối bảo đảm, đủ trữ lượng và hiệu quả kinh tế nhất.

Chúng ta hiểu, khối lượng vật liệu cát san lấp càng lớn thì giá trị càng lớn. Vấn đề chúng ta quan tâm là tỷ lệ chi phí trực tiếp khác (1,5%) đã phù hợp hay chưa?

Trích thông tư 05/2007/TT-BXD:Như vậy, theo mình trong quá trình lập dự toán, người lập cần xem xét cụ thể từng công việc để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp. Cách này đơn giản, chính xác và hiệu quả nhất.

Cám ơn những ý kiến đóng góp của bạn và các đồng nghiệp.
Chắc có lẽ ý kiến của tôi chưa được rõ ràng nên bạn hiểu chi phí thí nghiệm sẽ ủy quyền lại cho nhà cung ứng. Chúng ta phân tích các chi phí thí nghiệm liên quan đến vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình xây dựng như sau: Ban đầu các nhà cung ứng vật tư, vật liệu phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình như sắt thép, cát đá, xi măng, gạch và vô vàn các cấu kiện bán thành phẩm, vật liệu khác,... Như vậy khi trình mẫu, nhà cung cấp sẽ chứng minh chất lượng sản phẩm của mình qua các kết quả thí nghiệm chuyên ngành tùy thuộc vào loại vật liệu và quy trình QLCL của mình. Nhưng để đảm bảo kiểm soát được chất lượng đầu vào còn có những quy định thí nghiệm riêng cho từng lô hàng trước khi đưa vào công trình, chi phí thí nghiệm này chính là trong cơ cấu chi phí trực tiếp khác 1,5%.
Trở lại công trình san lấp, có 2 vấn đề chính chúng ta cần phải quan tâm:
1. Vật liệu cát san lấp là tài nguyên, khai thác cát là khai thác tài nguyên. Mỏ cát là mỏ tự nhiên, việc QLCL của mỏ tự nhiên không thể theo 1 quy trình QLCL nào.
2. Công trình san lấp rất khác với công trình xây dựng, vật liệu đưa vào công trình chủ yếu là cát san lấp đạt chất lượng theo thiết kế. (Bên cạnh đó đối với công trình san lấp, hiện nay chúng ta đang còn tranh cãi 1 số vấn đề liên quan như: có bảo hành không? bù lún theo thiết kế hay bù lún theo thời gian? Khi nào thì hoàn thành công tác bù lún?,...).
Với những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, chi phí trực tiếp khác trong Thông tư 05 chủ yếu phục vụ cho công trình xây dựng. Còn đối với công trình san lấp thì theo ý kiến của nhiều bạn thì phải có tỷ lệ khác để cho phù hợp với thực tế, nhưng với tỷ lệ khác (thực tế là tính dự toán riêng cho phần việc này) thì sẽ mất cấu trúc về tỷ lệ thành phần chi phí trực tiếp khác theo quy định của TT05, nên bổ sung thêm đầu mục chi phí là hợp lý hơn.
Tôi cũng rất thống nhất quan điểm của bạn SyncMaster về "trong quá trình lập dự toán, người lập cần xem xét cụ thể từng công việc để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp". Nhưng có 1 điều thực tế là các ông Chủ đầu tư, Ban QLDA của mình hiện nay ít có ai uyển chuyển xử lý cả, tất cả quản lý theo những hướng dẫn trong văn bản quy định rõ ràng, còn những quy định nào không cụ thể thì không áp dụng.
Ví dụ như chi phí thí nghiệm cát san lấp đầu vào như đã trao đổi ở trên, nếu không có đầu mục công việc nào trong Thông tư 05 quy định thì Chủ đầu tư sẽ không chấp thuận, hiển nhiên Chủ đầu tư không thể tính chi phí thí nghiệm cho nhà thầu được và hiển nhiên nhà thầu sẽ mất chi phí này rất lớn mà không thể đưa vào đầu mục chi phí nào để hạch toán cả.
Rất mong các bạn có thêm ý kiến.
Trân trọng.
 
T

The wall

Guest
Rất cám ơn diễn đàn, cám ơn tất cả các bạn đã tham gia đề tài này.
Tôi rất quan tâm đến đề tài này vì hiện tôi đang quyết toán 1 công trình san lấp, tôi xin kể cho các bạn 1 câu chuyện mà tôi đang gặp rắc rối, nếu qua diễn đàn này những vấn đề được giải quyết thì công việc của tôi sẽ hoàn thành:
Do trước đây tôi không tham gia thi công công trình từ đầu, nên khi kiểm tra chi phí thí nghiệm để trả cho đơn vị thí nghiệm thì thấy chi phí rất cao, kiểm tra lại trong dự toán thì đơn vị tư vấn thiết kế có tính vào 1 đầu mục chi phí thí nghiệm vật liệu cát đầu vào và thí nghiệm độ chặt k (Chủ đầu tư đã phê duyệt dự toán). Tôi cứ đinh ninh như vậy thì Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu chúng tôi chi phí này (trong hợp đồng cũng có chi phí này). Khi nhận được hồ sơ quyết của Công ty tôi gửi đến, thì Chủ đầu tư kiểm tra đối chiếu Thông tư 05 về chi phí quản lý đầu tư xây dựng, họ dứt khoát không quyết toán cho chúng tôi chi phí này, lý do là nếu quyết toán công trình cho chúng tôi thì Kiểm toán Nhà nước họ kiểm tra xuất toán lại chi phí này thì không có tiền trả lại cho Nhà nước, thậm chí còn phải ngồi tù vì văn bản hiện nay không có quy định.
Như vậy trước đây chưa có Nghị định 99, TT05 thì CĐT sẽ quyết toán dễ dàng hơn do không có văn bản nào quy định cụ thể cách lập dự toán công trình như thế, hiện nay các đầu mục công việc rất rõ ràng rồi thì không thể uyển chuyển được.
Chúng tôi là doanh nghiệp làm ăn rất đoàng hoàng, có trước có sau, rất chia sẻ với Chủ đầu tư, không vì những điều khoản ràng buộc trong hợp đồng mà làm khó khăn cho Chủ đầu tư nên chúng tôi quyết định không đấu tranh để thanh toán cho bằng được chi phí này. Nhưng về phần hạch toán nội bộ, công ty tôi bị lỗ nặng do công trình kéo dài, phần xe máy tính theo định mức Nhà nước thì không đủ trả cho chi phí thuê xe thực tế; Phần cát san lấp cung cấp cho công trình thì đã đấu thầu giá cát (do chủ đầu tư yêu cầu trong Hợp đồng) nên không lời trong giá cát; Chi phí chung thì đủ trả cho đội ngũ CBCNV trực tiếp điều hành thi công, giám sát công trình, thực hiện hồ sơ QLCL (không tính trả lương cho lãnh đạo). Chi phí trực tiếp khác thì đủ mua bảo hộ lao động, nhân công nhặt đất rác hữu cơ trong cát, bơm nước thoát cho khu vực san lấp,v,v,v... Lãi định mức thì giữ lại để trả lãi vay, vì ở dài ngày nên chí phí lán trại cũng không còn,v,v,v... Do đó chi phí thí nghiệm cát và độ đầm chặt k tôi không biết phải thanh toán vào khoản nào, tiền thì đã trả cho đơn vị thí nghiệm rồi vì đây là chi phí có thật, chúng tôi đã ký hợp đồng.
Tính toán sơ bộ như thế, chúng tôi quyết định chưa ký quyết toán công trình này để chờ xin ý kiến của các cơ quan chức năng. Nếu được chấp thuận thanh toán thì Công ty chúng tôi cũng có 1 tý lời chứ không bị lỗ nặng nữa. Nhưng hiện giờ tôi cũng chưa biết hỏi ai vì không biết ông Kiểm toán Nhà nước ổng có đồng ý hay không? Hay là chúng ta hỏi ông Kiểm toán Nhà nước được không nhỉ?
Rất mong các bạn có ý kiến giúp.
Xin cám ơn các bạn đã quan tâm!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Thân gửi bạn The wall.

Bạn có thể cung cấp Hồ sơ quyết toán gói thầu san lấp trên của đơn vị bạn cho toàn diễn đàn tham khảo hoặc cho riêng cá nhân tôi được không? Đơn vị tôi cũng đã thực hiện san lấp một số dự án và nhận thấy rằng: nếu dự toán tính đúng - đủ thì việc thi công các gói thầu san lấp cơ bản là có lợi nhuận. Có lẽ, gói thầu của bạn có đặc thù gì chăng?

Địa chỉ Email của tôi: huutrinh_ng@yahoo.com
 
T

The wall

Guest
Cám ơn sự quan tâm của bạn nguyenhuutrinh!
Hiện nay định mức cho công tác lu lèn, đầm chặt áp dụng trong công trình san lấp mặt bằng đối với khu vực đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, Tây nguyên hay miền Đông Nam bộ thì hợp lý. Còn đối với khu vực ĐBSCL hiện nay định mức này áp dụng không phù hợp vì công trình san lấp ở ĐBSCL thường là đồng ruộng, ao trũng, mực nước ngầm cao, chi phí cho công tác đào rãnh thoát nước, bơm rút nước cho đủ độ ẩm để lu lèn đầm chặt rất lớn. Việc lu lèn từng lớp 0,5m đối với công tác san lấp sẽ không thực tiễn đối với công trình san lấp ở đây chủ yếu là phương pháp bơm cát lên mặt bằng. Chỉ có CĐT có nghề, dám làm, dám chịu trách nhiệm mới vận dụng cho bơm lên đủ 2 lớp rồi thoát nước thật tốt để lu lèn đầm chặt, sau đó phúc tra lại lớp 1, nhưng chi phí xe máy lu lèn của lớp 1 sẽ bị trừ ra khi thanh toán, như vậy chi phí xe máy cho phần tổ chức thi công không có lời. Chỉ còn lợi nhuận từ đơn giá cát, nhưng gói thầu này CĐT yêu cầu đấu thầu giá cát nên Công ty mình cũng không có lợi nhuận từ đơn giá cát được.
Còn chi phí chung như bạn đã biết, hơn 2 năm rồi mà vẫn chưa quyết toán được thì vẫn còn chi phí cho cán bộ làm rõ, bổ sung các thủ tục liên quan đến hồ sơ chất lượng để thanh quyết toán được.
Mình sẽ mail cho bạn dự toán công trình được CĐT phê duyệt (có chi phí thí nghiệm), còn quyết toán hiện nay CĐT chờ ý kiến của Công ty mình để dứt điểm (quyết toán không đưa chi phí thí nghiệm vào), nhưng hiện nay mình không thể ký quyết toán như thế được.
Rất mong các bạn có ý kiến để làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề. Càng có nhiều ý kiến thì có nhiều dữ liệu đầu vào cho các nhà xây dựng định mức tham khảo. Có thể từ đây sẽ xây dựng định mức cho từng vùng miền sẽ được hợp lý hơn.
Trân trọng!
 

Buonmathuot

Thành viên mới
Tham gia
25/11/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Theo tôi nghĩ đơn vị của anh nên tính toán lại chi phí thí nghiệm, tốt nhất là thuê một đơn vị tư vấn tính toán chứng minh là chi phí thí nghiệm như tỷ lệ theo thông tư 05 là không đủ và có ý kiến bằng văn bản đối với chủ đầu tư và Bộ Xây đựnđể có hướng giải quyết. Theo bản thân tôi nghĩ đơn vị anh làm ăn đàng hoàng và mình có những dẫn chứng thuyết phục thì các cơ quan liên quan sẽ có hướng giải quyết.
Thân chào.
 

phanson.utc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
25/10/09
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Em đang có thắc mắc sau, nhờ các bác giải đáp dùm đó là: Việc thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị ( cụ thể ở đây là thiết bị điện) thì có cần lập báo cáo không nhỉ?
 

huytien1985

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
22/6/11
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chi phí thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào nằm trong chi phí trực tiếp khác (1,5%). Nhà thầu thi công xây lắp thỏa thuận với Đơn vị thí nghiệm về giá hợp đồng thí nghiệm. Đây là công việc bắt buộc mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện.

Mình có ý kiến như thế này. Thông thường các công trình mình làm thì chi phí TN từ 0,5%-1,0% giá trị gói thầu xây lắp.
 

traihungyen

Thành viên năng động
Tham gia
10/7/13
Bài viết
53
Điểm thành tích
18
Theo tôi, định mức nhà nước ban hành thì cứ thế áp dụng. Còn việc đm đó có sự bất hợp lý ở một vài trường hợp thì phải chấp nhận và chờ đợi BXD ban hành đm mới cho hợp lý thôi.
Còn về vấn đề của bạn nêu ra, mình nghĩ bạn nên xem lại thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng về vấn đề này. Nếu đơn giá hđ của bạn chưa tính tới chi phí thí nghiệm này thì rất khó được thanh toán. Trong quá trình đấu thầu, nhà thầu đã phải tính toán trước được những chi phí cần phải có và nếu đã lường trước được điều này thì cty bạn đã không bị rơi vào tình cảnh khó khăn này.
 

Top