Xử lý tình huống để chấm dứt hợp đồng do bên B ngừng không thi công

thangnt_ttd1

Thành viên năng động
Tham gia
29/2/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Bên CQ tôi (bên A) có ký hợp đồng với một Công ty (bên B) xây dựng một công trình trụ sở chi nhánh. Trong quá trình thi công bên A thực hiện đúng theo HĐ: từ tạm ứng đến thanh toán giai đoạn,.v.v..

Sau đó, Bên B đơn phương dừng không thi công từ hơn 1 năm nay và cũng không bảovệ công trường do nợ nần với địa phương về thuê nhân công, mua vật liệu,...

2 bên đã họp nhiều lần, mặc dù cam kết nhiều lần là sẽ tiếp tục thi công, bảo vệ công trường,.. nhưng bên B đều không thực hiện.

Cuối cùng Bên A đã phát văn bản yêu cầu bên B chấm dứt mọi hoạt động trên công trường để thanh lý HĐ và yêu cầu bên B đối chiếu để nghiệm thu bàn giao. Tuy nhiên bên B lần lữa kéo dài và không chịu ký hồ sơ nghiệm thu bàn giao để tiến hành quyết toán.

Đề nghị các bạn có kinh nghiệm đã từng xử lý tình huống tương tự hoặc có cao kiến gì mong các bạn tư vấn giúp:

- Làm thế nào xử lý được việc thanh toán công nợ của dân địa phương vì nếu không thanh toán thì ngay cả chính quyền, UBND địa phương cũng không đồng ý cho bất kỳ đơn vị nào khác tiếp tục thi công.
- Bên A đơn phương quyết toán thanh lý như thế nào vì bên B không ký hồ sơ?

Cảm ơn các bạn nhiều!
 
  • Like
Các tương tác: vna

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
Cái này bạn phát công văn hỏi thẳng Bộ Xây dựng, vì mấy ông ấy quản lý về mặt nhà nước các doanh nghiệp xây dựng.
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Trên lý thuyết, nhà nước luôn cầm đằng chuôi. Nghĩa là, khi tạm ứng thì chủ đầu tư phải nắm giữ bảo lãnh của nhà thầu, khi thanh toán giá trị hoàn thành chủ đầu tư phải thu hồi tạm ứng và chỉ thanh toán một giá trị nhất định nhỏ hơn giá trị hoàn thành của nhà thầu để có cơ sở nhà thầu thi công tiếp. Trường hợp của bạn có lẽ là do chủ đầu tư đã quá dễ tính, và bây giờ cầm đằng lưỡi rồi. Vì vậy,, nhà thầu k thi công tiếp chủ đầu tư k có nguồn để thanh toán các khoản nợ cho nhà thầu và k thanh lý được hợp đồng. Trường hợp này giải quyết thực sự khó khăn rồi. Vì bản thân chủ đầu tư có lẽ cũng làm không đúng. Về luật, Chủ đầu tư không hề biết các khoản nợ do nhà thầu ký và mua bán nợ với nhân dân nên việc này có thể đưa ra tòa án giải quyết. Khi đó nhà thầu chắc chắn phải thực hiện nghĩa vụ giải quyết tồn đọng đối với các hợp đồng với người dân. Còn để quyết toán các hạng mục đã hoàn thành khi nhà thầu k hợp tác bạn có thể mời cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành( phòng tài chính kế hoạch, sở kế hoạch ...), đơn vị kiểm toán cùng với chủ đầu tư và tư vấn giám sát tổ chức nghiệm thu và đơn phương thực hiện quyết toán cho những phần công việc nhà thầu đã thực hiện mà không cần bất cứ sự hợp tác nào của nhà thầu!
 

thangnt_ttd1

Thành viên năng động
Tham gia
29/2/08
Bài viết
79
Điểm thành tích
8
Trên lý thuyết, nhà nước luôn cầm đằng chuôi. Nghĩa là, khi tạm ứng thì chủ đầu tư phải nắm giữ bảo lãnh của nhà thầu, khi thanh toán giá trị hoàn thành chủ đầu tư phải thu hồi tạm ứng và chỉ thanh toán một giá trị nhất định nhỏ hơn giá trị hoàn thành của nhà thầu để có cơ sở nhà thầu thi công tiếp. Trường hợp của bạn có lẽ là do chủ đầu tư đã quá dễ tính, và bây giờ cầm đằng lưỡi rồi. Vì vậy,, nhà thầu k thi công tiếp chủ đầu tư k có nguồn để thanh toán các khoản nợ cho nhà thầu và k thanh lý được hợp đồng. Trường hợp này giải quyết thực sự khó khăn rồi. Vì bản thân chủ đầu tư có lẽ cũng làm không đúng. Về luật, Chủ đầu tư không hề biết các khoản nợ do nhà thầu ký và mua bán nợ với nhân dân nên việc này có thể đưa ra tòa án giải quyết. Khi đó nhà thầu chắc chắn phải thực hiện nghĩa vụ giải quyết tồn đọng đối với các hợp đồng với người dân. Còn để quyết toán các hạng mục đã hoàn thành khi nhà thầu k hợp tác bạn có thể mời cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành( phòng tài chính kế hoạch, sở kế hoạch ...), đơn vị kiểm toán cùng với chủ đầu tư và tư vấn giám sát tổ chức nghiệm thu và đơn phương thực hiện quyết toán cho những phần công việc nhà thầu đã thực hiện mà không cần bất cứ sự hợp tác nào của nhà thầu!

Cảm ơn bạn!

Bạn ơi, tất cả những việc như trên bên tôi đều đã thực hiện và đều đúng theo quy định hiện hành và cũng không hề dễ dãi nên việc nắm đằng lưỡi là không có :D. Hiện nay (giá trị đã thanh toán cho nhà thầu + khoản nợ của dân) vẫn nhỏ hơn nhiều so với (khối lượng thi công hoàn thành).

Tuy nhiên nhà thầu không cấp gia hạn bảo lãnh HĐ và không hợp tác để ký hồ sơ bàn giao, cũng không trả nợ cho dân nên mới mắc.

Còn việc đưa ra tòa án xử lý về hợp đồng hay các khoản nợ phải chuyển sang hình sự hóa thì là bước hạ sách cuối cùng không nói làm gì rồi vì như người ta nói là được vạ thì má đã sưng.

Và tôi cũng giải thích rõ thêm một chút như sau vì nếu không mọi người lại bảo làm gì có chuyện bên B nào lại không cần lấy tiền:

a/ (Giá trị Bên A đã thanh toán cho bên B) << (khối lượng hoàn thành hiện nay)
b/ (khối lượng hoàn thành hiện nay) = (kinh phí nội bộ do bên B đã cấp cho chủ nhiệm công trình của họ)
c/ Khoản nợ với địa phương do chủ nhiệm công trình nợ và được đưa vào công trình.
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Như vậy thì bạn đủ cơ sở để hoàn thiện thủ tục thanh lý hợp đồng rồi mà. Bạn mời cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành về nghiệm thu, đánh giá và xác định khối lượng hoàn thành của bên B. ( lưu ý: sau khi mời bên B ít nhất 3 lần đến để làm việc về việc thanh lý hợp đồng, các cuộc họp lưu ý có biên bản đầy đủ). Sau 3 lần mời bên B đến thanh lý hợp đồng nhưng k được sự hợp tác bạn có quyền đơn phương thanh lý hợp đồng và đơn phương xác định giá trị hoàn thành của bên B. Sau đó, dưới sự chứng kiến của các cơ quản quản lý nhà nước chuyên ngành bạn xin chủ trương của Người quyết định đầu từ về việc thanh lý hợp đồng. Sau khi thanh lý hợp đồng, bạn xác minh tất cả các khoản nợ của nhà thầu ( lưu ý là của nhà thầu-giám đốc ký,nếu chỉ huy trưởng công trình nợ mà không có giấy ủy quyền của giám đốc thi chưa được) có sự chứng kiến của các đơn vị liên quan và cơ quan quản lý nhà nước. Bạn sẽ rút khoản tiền từ khối lượng hoàn thành của nhà thầu thanh toán các phần nợ đó đê triển khai các công việc tiếp. Trong quá trình giải quyết chắc chắn có vướng mắc. Bạn phải linh hoạt giải quyết cho đúng thôi!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top