Xin hỏi về thời điểm lập TDT và DT

  • Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi
M

minhtuan

Guest
Mình có vấn đề này, các bạn xem xét cùng trao đổi:
TDT đã lập và phê duyệt tại thời điểm 2005, công trình đã hoàn thành.
Do có phát sinh 1 số hạng mục hiện không có TKKT-TDT, nên CĐT đề nghị lập lại TKKT-TDT để phê duyệt lại. Vậy khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm nào cho chính xác.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 nhưng ngày phát hành tại thời điểm 2007 thì có mâu thuẫn gì không.
Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các nội dung không có trong TKKT và trình duyệt lại CĐT.
Các bạn có phương án nào khác để giải quyết vấn đề này không, giới thiệu cho mình với.
Xin cảm ơn.
 
H

hoangtuandts

Guest
Đây là vấn đề phát sinh khi thi công. Thường thì mình làm quyết toán phát sinh cho chủ đầu tư duyệt. Xem như đây là 1 hạng mục khác trong đó thôi và đây là phần phát sinh. Chế độ chính sách thì theo như quyết toán được duyệt thôi. Mà công trình này hoàn thành vào năm nào ? Lúc quyết toán được duyệt theo điều chỉnh CP máy và nhân công như thế nào thì cứ theo đó thôi.
 
T

td.bitexco

Guest
Có cần lập lại TDT không?

Mình có vấn đề này, các bạn xem xét cùng trao đổi:
TDT đã lập và phê duyệt tại thời điểm 2005, công trình đã hoàn thành.
Do có phát sinh 1 số hạng mục hiện không có TKKT-TDT, nên CĐT đề nghị lập lại TKKT-TDT để phê duyệt lại. Vậy khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm nào cho chính xác.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 nhưng ngày phát hành tại thời điểm 2007 thì có mâu thuẫn gì không.
Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các nội dung không có trong TKKT và trình duyệt lại CĐT.
Các bạn có phương án nào khác để giải quyết vấn đề này không, giới thiệu cho mình với.
Xin cảm ơn.

Bạn đưa thông tin chưa đầy đủ nên mình trao đổi thế này:
Nếu có công việc (hạng mục) phát sinh không có trong TKKT-TDT thì căn cứ vào giá trị dự toán của hạng mục phát sinh đó mà sử lý, nếu giá trị phát sinh làm TDT vượt TMĐT thì phải trình người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt. Nếu không làm vượt TMĐT thì trích từ nguồn chi phí dự phòng và không phải lập lại TDT. Phần phát sinh lập dự toán theo chế độ chính sách tại thời điểm lập.
Các bạn tham gia trao đổi thêm, thân chào!:eek:
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtuandts

Guest
Cái này chắc chắn là vượt tổng mức, vì thế nên CDT mới yêu cầu lập lại TKKT-TDT.
bác td.bitexco bảo làm phát sinh ngay tại thời điểm lập em e là chưa được chính xác cho lắm. Theo em là làm phát sinh ngay tại thời điểm thi công phần phát sinh chứ ạ. Vì có nhiều công trình làm từ 2005 xong rồi, đến 2007 mới được quyết toán và họ yêu cầu làm phần phát sinh , như thế thì theo bác phần phát sinh sẽ được tính theo tại thời điểm hiện nay ạ ? ;).
 
M

minhtuan

Guest
Cái này chắc chắn là vượt tổng mức, vì thế nên CDT mới yêu cầu lập lại TKKT-TDT.
bác td.bitexco bảo làm phát sinh ngay tại thời điểm lập em e là chưa được chính xác cho lắm. Theo em là làm phát sinh ngay tại thời điểm thi công phần phát sinh chứ ạ. Vì có nhiều công trình làm từ 2005 xong rồi, đến 2007 mới được quyết toán và họ yêu cầu làm phần phát sinh , như thế thì theo bác phần phát sinh sẽ được tính theo tại thời điểm hiện nay ạ ? ;).
Phần phát sinh thì làm theo chế độ chính sách tại thời điểm thi công phát sinh.Mình cũng nghĩ như thế.
Nhưng đây là phát sinh hạng mục không có trong TDT, nếu k có hạng mục trong TDT thì không thể thanh toán được cho nhà thầu. Chi phí dự phòng chỉ lấy để dự phòng khối lượng và đơn giá không dự phòng hạng mục.Thời điểm 2005, 2006,CP nhân công thay đổi, nên để tính lại TDT cần phải qui về một thời điểm xác định. Vậy tính TDT tại thời điểm 2005 có đúng không?
 
T

td.bitexco

Guest
Dự toán phát sinh lập thời điểm nào thì đúng

Cái này chắc chắn là vượt tổng mức, vì thế nên CDT mới yêu cầu lập lại TKKT-TDT.
bác td.bitexco bảo làm phát sinh ngay tại thời điểm lập em e là chưa được chính xác cho lắm. Theo em là làm phát sinh ngay tại thời điểm thi công phần phát sinh chứ ạ. Vì có nhiều công trình làm từ 2005 xong rồi, đến 2007 mới được quyết toán và họ yêu cầu làm phần phát sinh , như thế thì theo bác phần phát sinh sẽ được tính theo tại thời điểm hiện nay ạ ? ;).

Thực trạng từ trước tới nay luật quy định như thế nào và khi thực hiện làm thế nào thì ai cũng nắm được rồi, mình không muốn nói dài dòng. Theo mình hiểu công trình bạn đề cập thi công xong phần phát sinh mới làm thiết kế và dự toán đúng không?
Theo quy định thì hồ sơ thiết kế bổ sung công tác phát sinh phải được lập và phê duyệt trước thời điểm thi công phần phát sinh, nhưng có lẽ vì lý do tiến độ hay lý do khác mà công trình bạn nói đã thi công khi chưa có HS đúng không? Khi trao đổi với bạn mình đã hiểu theo lẽ thông thường như vậy nên đương nhiên là phải phê duyệt HS trước khi thi công và thời điểm lập cũng được hiểu như vây, thân chào! :beat:
 
T

td.bitexco

Guest
Hiểu chi phí dự phòng thế nào cho đúng

Chi phí dự phòng chỉ lấy để dự phòng khối lượng và đơn giá không dự phòng hạng mục.

Bạn nói vậy là sai rồi, Theo mục B, khoản I.1-1.5 thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 nói về chi phí dự phòng "chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án" . Bạn chịu khó đọc kỹ lại TT04 nhé, thân!:beat:
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Tóm lại thì có thể hiểu như thế này
Khi phát sinh thì phải có biên bản đồng ý cho phát sinh hạng mục nào đó, rồi thiết kế, phê duyệt thiết kế, dự toán của hạng mục phát sinh.
Nếu phát sinh mà vẫn không vượt quá tổng mức đầu tư thì không phải lập lại TMDT mà lấy từ nguồn chi phí dự phòng để thực hiện.
Nếu phát sinh vượt TMDT thì phải trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Dự toán hạng mục phát sinh được lập theo chế độchinhs sách tại thời điểm thi công phần khối lượng phát sinh đó.
Mời các bạn đóng góp ý kiến
 
C

chuotdong

Guest
Mình có vấn đề này, các bạn xem xét cùng trao đổi:
TDT đã lập và phê duyệt tại thời điểm 2005, công trình đã hoàn thành.
Do có phát sinh 1 số hạng mục hiện không có TKKT-TDT, nên CĐT đề nghị lập lại TKKT-TDT để phê duyệt lại. Vậy khi làm lại TDT thì các chế độ chính sách được lập tại thời điểm nào cho chính xác.
Nếu lập lại TDT như thời điểm 2005 nhưng ngày phát hành tại thời điểm 2007 thì có mâu thuẫn gì không.
Hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các nội dung không có trong TKKT và trình duyệt lại CĐT.
Các bạn có phương án nào khác để giải quyết vấn đề này không, giới thiệu cho mình với.
Xin cảm ơn.
Như vậy bạn đã thi công xong kể cả hạng mục phát sinh.
Việc phải điều chỉnh TK và DT hay không bạn xem lại ND99 và TT05, nhưng có 1 yếu tố quan trọng là công trình của bạn thiết kế 1 bước (BCKTKT) hay 2 bước (có Dự án được duyệt).
Lập Thiết kế điều chỉnh phải lấy theo thời điểm thi công (ví dụ bạn thi công ở thời điểm lương tối thiểu 350.000 bây giờ CDT yêu cầu điều chỉnh năm 2007 (lương 450.000 rồi thì cũng chỉ điều chỉnh với mức lương 350000 thôi, nói vậy bạn có hiểu và đồng ý với tôi ko ?

Vấn đề này còn phụ thuộc vào Nguồn vốn:
http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?p=4606#post4606
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
Bạn nói vậy là sai rồi, Theo mục B, khoản I.1-1.5 thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 nói về chi phí dự phòng "chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho các khối lượng phát sinh, các yếu tố trượt giá và những công việc chưa lường trước được trong quá trình thực hiện dự án" . Bạn chịu khó đọc kỹ lại TT04 nhé, thân!:beat:

Nếu thiết kế 2 bước thì nếu hạng mục phát sinh bạn vẫn phải điều chỉnh (cả DA và TK) dù Tổng dự toán vẫn < Tổng mức đầu tư (đương nhiên Tổng mức đầu tư hiểu là kể cả Dự phòng phí).

Việc phát sinh cả 1 hạng mục là cả một vấn đề !
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Căn cứ vào đâu?

Nếu thiết kế 2 bước thì nếu hạng mục phát sinh bạn vẫn phải điều chỉnh (cả DA và TK) dù Tổng dự toán vẫn < Tổng mức đầu tư (đương nhiên Tổng mức đầu tư hiểu là kể cả Dự phòng phí).

Việc phát sinh cả 1 hạng mục là cả một vấn đề !

Mời bạn trích dẫn quy định ở văn bản nào, để trao đổi giúp mình hiểu biết thêm!
 
C

chuotdong

Guest
"1. Các nội dung của Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi."
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Quá trình thực hiện đầu tư cần phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp , không làm thay đổi kiến trúc và kết cấu chịu lực chính trong công trình, không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép điều chỉnh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Vấn đề bây giờ đang tranh cãi là : hạng mục bổ sung có làm thay đổi kết cấu chịu lực chính của công trình hay không, nếu có thì cho dù không vượt tổng mức đầu tư thì cũng phải điều chỉnh lại dự án.
Để không phải lập lại dự án đầu tư thì cần thỏa mãn cả 2 điều kiện : 1 là không vượt tổng mức đầu tư và 2 là ko làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực chính của công trình.
Vấn đề chính là ở đó
 
T

td.bitexco

Guest
Điều chỉnh TDT

"1. Các nội dung của Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi."

Tổng hợp các nội dung đã trao đổi trước, mình trao đổi ngay với bạn bằng ví dụ cụ thể sau :

Chủ đầu tư có dự án là XD một nhà hàng với TDT là 110 triệu, TMĐT là 132 triệu (trong đó dự phòng là 12 triệu). Trong quá trình XD phát sinh hạng mục mới là "mái hiên di động" để chắn mưa, nắng trước cửa nhà hàng có giá là 10 triệu (không liên quan gì tới kết cấu chính hay quy mô, mục tiêu ban đầu ... của dự án). Giá trị quyết toán là 105 triệu + 10 triệu (phát sinh) = 115 triệu. (vượt TDT 5 triệu).
Không lẽ lập lại TDT hay viết lại DA để điều chỉnh?


Xin khẳng định lại : "nếu giá trị phát sinh (đơn giá, định mức hay công việc chưa lường trước) làm TDT không vượt TMĐT thì không phải lập lại TDT và điều chỉnh DAĐT nếu yếu tố phát sinh đó không nằm trong các trường hợp phải Điều chỉnh DAĐT quy định tại điều 13, NĐ16"

Mời bạn tham khảo thêm.:beat:
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Nếu thiết kế 2 bước thì nếu hạng mục phát sinh bạn vẫn phải điều chỉnh (cả DA và TK) dù Tổng dự toán vẫn < Tổng mức đầu tư (đương nhiên Tổng mức đầu tư hiểu là kể cả Dự phòng phí).

Việc phát sinh cả 1 hạng mục là cả một vấn đề !

Vấn đề bạn nêu chỉ đúng trong trường hợp CĐT phải điều chỉnh DAĐT theo các trường hợp nêu tại Điều 13, NĐ16 chứ không đúng cho mọi trường hợp.
Qua đó chúng ta (cả tôi, bạn, mọi người) cùng rút kinh nghiệm nhé, khi trao đổi vấn đề gì nên tìm hiểu kỹ và nêu rõ trường hợp nào thì áp dụng để tránh các tranh luận không cần thiết, thân chào!:cool:
 
C

chuotdong

Guest
Tổng hợp các nội dung đã trao đổi trước, mình trao đổi ngay với bạn bằng ví dụ cụ thể sau :

Chủ đầu tư có dự án là XD một nhà hàng với TDT là 110 triệu, TMĐT là 132 triệu (trong đó dự phòng là 12 triệu). Trong quá trình XD phát sinh hạng mục mới là "mái hiên di động" để chắn mưa, nắng trước cửa nhà hàng có giá là 10 triệu (không liên quan gì tới kết cấu chính hay quy mô, mục tiêu ban đầu ... của dự án). Giá trị quyết toán là 105 triệu + 10 triệu (phát sinh) = 115 triệu. (vượt TDT 5 triệu).

Quan điểm của mình là bạn vẫn phải điều chỉnh. Nhưng lưu ý là không phải bạn viết lại DA mà chỉ đơn giản là thuyết minh ... bổ sung trong DA điều chỉnh. DA ban đầu có thể dầy 100 trang , DA điều chỉnh có thể chỉ 20 trang.

Mình đồng quan điểm với bạn malson ở chỗ quan niệm hạng mục đó quan trọng như thế nào ? Thường các bạn nghĩ 1 dự án có được mấy hạng mục. Mình cho là quan trọng (là một "yếu tố" mới).
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
... không làm thay đổi kiến trúc và kết cấu chịu lực chính trong công trình,

Đó là khái niệm của Ngành Xây dựng, còn bao nhiêu Ngành khác thì gì có khái niệm" kiến trúc" và "kết cấu chịu lực".
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Đó là khái niệm của Ngành Xây dựng, còn bao nhiêu Ngành khác thì gì có khái niệm" kiến trúc" và "kết cấu chịu lực".[/QUOTE
Cái này là mình trích dẫn quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thực hiện các công trình xây dựng.
Mình cũng có ý kiến là nên thay chữ thành chữ hoặc
Tại sao bạn lại nói là chỉ có ngành xây dựng, chính câu nói của bạn cũng đã không chính xác rồi, bạn muốn nói đến dân dụng và công nghiệp phải không.
Nhưng chẳng lẽ thủy lợi, giao thông không có kết cấu chịu lực à. giao thông cũng phải tính kết cấu áo đường,kết cấu chịu lực của cầu,thủy lợi thì của đập,trànv..v...
Quan điểm của bạn là phải điều chỉnh nhưng phải xét rằng trong trường hợp nào thì không điều chỉnh, trường hợp nào phải điều chỉnh. Cái này mình đã trình bày rồi
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Dự án đầu tư điều chỉnh có dễ không?

Quan điểm của mình là bạn vẫn phải điều chỉnh. Nhưng lưu ý là không phải bạn viết lại DA mà chỉ đơn giản là thuyết minh ... bổ sung trong DA điều chỉnh. DA ban đầu có thể dầy 100 trang , DA điều chỉnh có thể chỉ 20 trang.

Mình đồng quan điểm với bạn malson ở chỗ quan niệm hạng mục đó quan trọng như thế nào ? Thường các bạn nghĩ 1 dự án có được mấy hạng mục. Mình cho là quan trọng (là một "yếu tố" mới).

Mình đã trao đổi nhiều và dẫn đầy đủ các văn bản có liên quan mà bạn vẫn duy trì quan điểm cũ, mình chỉ xin hỏi bạn thêm duy nhất một lần nữa : nếu có 100 hạng mục mới phát sinh (không có hạng mục nào phát sinh cùng thời điểm) thì chả lẽ 100 lần thuyết minh bổ sung dự án hay sao? Mình lưu ý là các hạng mục phát sinh không nằm trong nhóm quy định phải điều chỉnh DAĐT, thân chào và hẹn gặp lại ở một chủ đề khác!:cool:
 
C

chuotdong

Guest
... , mình chỉ xin hỏi bạn thêm duy nhất một lần nữa : nếu có 100 hạng mục mới phát sinh (không có hạng mục nào phát sinh cùng thời điểm) thì chả lẽ 100 lần thuyết minh bổ sung dự án hay sao? Mình lưu ý là các hạng mục phát sinh không nằm trong nhóm quy định phải điều chỉnh DAĐT, thân chào và hẹn gặp lại ở một chủ đề khác!:cool:
Câu hỏi của bạn rất hay, nhưng vì bạn ko muốn trao đổi tiếp nên mình cũng sẽ dừng ở đây, chứ thực ra mình thấy rất bổ ích và có nhiều cái muốn trao đổi cho rõ. Các ý kiến của mình cũng chỉ là cá nhân mong bạn thông cảm, và hiểu rằng chẳng ai muốn điều chỉnh làm gì :(,
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top